7. Cấu trúc của đề tài
3.5.1. Kết quả về mặt định tính
Qua thực nghiệm, tác giả nghiên cứu thấy hiệu quả của việc giáo dục BSVHDT cho HS qua môn Địa lí và trải nghiệm sáng tạo như sau:
* Đối với lớp thực nghiệm
- Khi tiến hành lồng ghép các vấn đề về giáo dục BSVHDT, các em rất hứng thú, tham gia tích cực. Từ đó các em có thêm những hiểu biết về BSVHDT của dân tộc ở địa phương nơi mình sinh sống.
- Qua các vấn đề và những tình huống được nêu ra, các em trình bày khả năng, vốn hiểu biết của mình trước tập thể, các em được nói ý kiến của mình và được làm việc tập thể, được chia sẻ với nhau các kinh nghiệm và đặc biệt các em có cơ hội trao đổi với nhau về các vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Từ đó, các em sẽ phát huy được vai trò làm chủ của mình, phát huy tính độc lập, tích cực và sáng tạo, rèn luyện được các kĩ năng làm việc với nhóm, phát huy mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong lớp.
* Đối với lớp học đối chứng
- Hầu hết các em còn lúng túng khi được trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, khá khó khăn trong việc lựa chọn đáp án, những hiểu biết về giáo dục BSVHDT và các vấn đề xung quanh còn chưa sâu, không chắc chắn và có nhiều kiến thức còn mơ hồ chưa hiểu rõ.
- Các kĩ năng học tập cũng như làm việc nhóm còn yếu, các em tỏ ra thiếu tự tin, khó khăn khi trình bày các vấn đề khoa học trước tập thể.
Qua việc tham gia thực nghiệm, trao đổi cùng với các thầy cô, HS, tác giả rút ra được một số những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng giáo dục BSVHDT trong dạy học như sau:
* Thuận lợi
- Các nội dung thực nghiệm là những vấn đề BSVHDT ở địa phương nơi HS sinh sống và đặc biệt bản thân HS đa số là người dân tộc thiểu số nên có vốn hiểu biết về bản sắc của dân tộc mình.
- Có khả năng tạo hứng thú trong học tập, khuyến khích được liên hệ thực tiễn của HS.
- HS được nhìn nhận cụ thể về giá trị BSVHDT và cần có ý thức giữ gìn cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc địa phương nơi bản thân sinh sống.
- GV có điều kiện hiểu rõ hơn, kĩ hơn về BSVHDT qua nghiên cứu các tài liệu trong quá trình thực hiện các nội dung giảng dạy cho HS.
- Việc lồng ghép kiến thức giáo dục BSVHDT vào trong bài học cũng như các hoạt động trải nghiệm thực tế ở trường phổ thông đặc biệt là các trường PTDTNT hiện nay là cần thiết và quan trọng bởi nó vừa đảm bảo được tính logíc, khoa học chặt chẽ của bài học, vừa đảm bảo tính liên hệ với thực tiễn của HS.
* Khó khăn
- GV cần nhiều thời gian hơn nữa khi nghiên cứu các tài liệu dạy học có lồng ghép kiến thức giáo dục BSVHDT vì hiện nay chưa có chương trình phổ thông chuyên cho lĩnh vực này.
- Nhiều GV mới chỉ dừng ở mức độ nói qua về BSVHDT, chưa có HS liên hệ với thực tiễn.
- Việc dạy học lồng ghép kiến thức giáo dục BSVHDT nếu không có phương pháp tích hợp sẽ không đảm bảo cung cấp đủ kiến thức bài học cho HS.
- Việc lựa chọn các phương pháp dạy học không thích hợp sẽ không tạo được sự hứng thú trong học tập của HS.