Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội hiện nay, ngành ngân hàng muốn duy trì được hoạt động kinh doanh và gia tăng năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng lực đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng. Năng lực công nghệ ngân hàng thể hiện ở khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng, tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng, và độ bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, việc lựa chọn công nghệ và sử dụng công nghệ có hiệu quả là khâu quan trọng quyết định sự sống còn của một ngân hàng, vì vậy, nó cần được sự quan tâm đúng mức của các nhà quản trị để gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái niệm về hiệu quả hoạt động NHTM và cách đánh giá hiệu quả hoạt động bằng các chỉ tiêu tài chính và phương pháp định lượng DEA, từ đó cho ta cái nhìn bao quát hơn về hiệu quả hoạt động NHTM. Đặc biệt, phương pháp DEA được phân tích cụ thể với việc diễn giải các thành phần của DEA, các mô hình và ứng dụng của nó trong việc phân tích chỉ số TFP Malmquist – đo lường sự thay đổi năng suất các nhân tố tổng hợp. Đồng thời, chương 1 cũng trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM mà qua đó có được những cơ sở cho các phân tích sau này. Việc khái quát những cơ sở lý luận nêu trên là tiền đề để phân tích các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua các phương pháp định tính và định lượng. Các bước đánh giá giúp ta có được cái nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện những mặt còn tồn tại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể hóa của tiến trình trên trải qua các phép phân tích định tính và định lượng như sau:
- Phương pháp định tính bao gồm việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính truyền thống nhằm phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM qua các giai đoạn thời gian. - Phương pháp định lượng thể hiện qua việc sử dụng 2 mô hình: mô hình DEA và mô hình hồi quy Tobit.
Việc xây dựng mô hình DEA nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là phương pháp phi tham số ước lượng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các quan sát thực tế. Sử dụng phương pháp này, ta có thể đánh giá mức độ hiệu quả của từng ngân hàng, từng nhóm ngân hàng (NHTMNN và NHTMCP) thông qua việc xếp hạng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các ngân hàng qua các năm nghiên cứu trong tương quan so sánh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, mô hình này còn giúp xác định được trạng thái hiệu quả quy mô hiện tại của từng ngân hàng (tăng, giảm, và không đổi theo quy mô), từ đó mỗi ngân hàng chưa đạt hiệu quả có được các giải pháp cụ thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động.
Mô hình hồi quy Tobit cho phép phân tích dữ liệu thống kê và xác định được các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cần thiết để gia tăng hiệu quả hoạt động.
Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu từ 5 ngân hàng thương mại nhà nước và 17 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2007-2012. Nguồn dữ liệu thống kê của ngân hàng được thu thập và tính toán dựa trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, trang web của Tổng cục thống kê… Mẫu nghiên cứu gồm 22 ngân hàng được lựa chọn từ hơn 40 ngân hàng thương mại trong nước có đầy đủ các điều kiện về số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài. Thời gian nghiên cứu từ 2007-2012 cập nhật tình hình Việt Nam gần đây khi Việt Nam trải qua các thời kỳ kinh tế tăng trưởng và suy thoái dưới sự ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới.
2.2. MÔ HÌNH DEA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.2.1. Xác định các biến đầu vào và đầu ra
Theo Farrell (1957), hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng (inputs) để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Như vậy, để đánh giá hiệu quả của một ngân hàng, trước hết ta cần xác định các đầu vào và đầu ra của một ngân hàng thương mại.
2.2.1.1. Các hướng tiếp cận đầu vào và đầu ra
Trong khu vực sản xuất, các đầu vào và các đầu ra được đo lường bằng cách: một lượng nhất định đầu vào được sử dụng để sản xuất ra một lượng nhất định đầu ra trên một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, quy trình sản xuất trong ngân hàng liên quan đến việc sử dụng các khoản tiền gửi và các tài sản. Do tính chất đặc thù của sản xuất trong nền công nghiệp ngân hàng mà có một sự thiếu rõ ràng trong định nghĩa của việc đo lường đầu ra. Chủ yếu là vì tính chất vô hình của các đầu ra và sự khác nhau trong lý thuyết ngân hàng về cấu trúc sản xuất nhiều đầu vào, đầu ra. Đã có các cuộc tranh luận diễn ra trong một thời gian dài về chính xác những gì mà các ngân hàng tạo ra. Có 3 phương pháp thay thế nhau trong việc lựa chọn đầu ra ngân hàng được phân tích ở đây, đó là các hướng tiếp cận sản xuất, trung gian (còn gọi là tài sản), chi phí sử dụng (hay còn gọi là lợi nhuận), và giá trị tăng thêm.
- Hướng tiếp cận sản xuất: Coi ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ (quản lý giao dịch khách hàng, duy trì tài khoản, cho vay, phát hành séc...), vì vậy, tiền gửi được coi như là đầu ra và chi phí trả lãi không nằm trong tổng chi phí của ngân hàng [25]. Theo cách tiếp cận này đầu vào và đầu ra được lấy là đơn vị lượng (số lượng tài khoản, quy trình giao dịch...).
- Hướng tiếp cận trung gian: Các khoản nợ ngân hàng có một số đặc điểm của đầu vào, vì chúng cung cấp nguyên liệu cho các quỹ đầu tư, và tài sản của các ngân hàng có một số đặc điểm của đầu ra vì chúng sử dụng các quỹ để tạo ra doanh thu. Dưới cách tiếp cận này, các ngân hàng như những trung gian tài chính giữa các chủ nợ và bên nhận các quỹ ngân hàng. Các khoản cho vay và các tài sản khác được xem như là các đầu ra ngân hàng; các khoản tiền gửi và các khoản nợ khác là các đầu vào trong quy trình trung gian [29]. Nghĩa là ngân hàng huy động các khoản tiền gửi và chuyển chúng thành các khoản vay (sử dụng lao động, vốn, và chi phí trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí ngân hàng), khác với hướng tiếp cận sản xuất khi nó cho rằng các ngân hàng sử dụng lao động và vốn để tạo ra các khoản tiền gửi và các khoản cho vay.
- Hướng tiếp cận chi phí sử dụng: cách tiếp cận này xác định một sản phẩm tài chính là một đầu vào hay một đầu ra dựa trên mức đóng góp ròng vào doanh thu của ngân hàng. Nếu mức doanh thu trên một tài sản vượt chi phí cơ hội của các quỹ, hay chi phí tài chính của khoản nợ ít hơn chi phí cơ hội, thì tài sản này được xem xét như là một đầu ra tài chính, ngược lại, nó được xem xét như là một đầu vào tài chính. Trong cách tiếp cận này, mục đích của người quản lý ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên việc đánh giá các loại chi phí và thu nhập tạo ra từ quy trình sản xuất [27]. Nó xác định một danh mục tài sản hay nợ đóng góp vào đầu ra tài chính của một ngân hàng.
- Hướng tiếp cận giá trị tăng thêm [23]: Cách tiếp cận này khác cách tiếp cận tài sản và chi phí sử dụng ở chỗ phân tích danh mục các khoản nợ và tài sản để thấy các đặc điểm đầu ra hơn là việc phân biệt đầu vào và đầu ra theo cách loại trừ lẫn
nhau. Các danh mục có giá trị tăng thêm lớn, được đánh giá là đang sử dụng các nguồn phân bổ chi phí hoạt động bên ngoài, được coi là những đầu ra quan trọng. Các danh mục khác được xem là đang đại diện chủ yếu cho những đầu ra không quan trọng, những sản phẩm trung gian hay đầu vào đều phụ thuộc vào đặc trưng của danh mục. Các ứng dụng của cách tiếp cận này [25] nhận diện các danh mục lớn các khoản tiền gửi và các khoản cho vay là các đầu ra quan trọng bởi vì chúng tạo ra phần lớn giá trị tăng thêm. Còn các quỹ khác được xem như là các đầu vào tài chính trong quy trình trung gian, bởi vì chúng đòi hỏi khối lượng nhỏ các đầu vào vật chất (lao động, vốn). Ngoài ra, các chứng khoán chính phủ và các khoản đầu tư phi cho vay được xem như là các đầu ra không quan trọng, vì sự đóng góp vào giá trị tăng thêm là rất thấp.
Tóm lại, dựa trên bộ số liệu thu thập được và thực tế hoạt động tại các ngân hàng để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất, phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.
2.2.1.2. Xác định các biến đầu vào và đầu ra
Trong bài viết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận trung gian vì hai lý do: (1) Các NHTM Việt Nam có các chức năng của một định chế tài chính trung gian khi huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành nên các quỹ cho vay để cấp tín dụng cho các đơn vị thiếu vốn; (2) Theo Berger và Humphrey (1987) [30], hướng tiếp cận trung gian được sử dụng phổ biến hơn cách tiếp cận sản xuất trong việc phân tích khả năng cạnh tranh vì nó bao gồm cả chi phí lãi và chi phí hoạt động: một doanh nghiệp cạnh tranh phải tối thiểu hóa các chi phí này để đạt được mức đầu ra cho trước.
Dựa theo nghiên cứu của Roberta B.Staub, Geraldo Souza và Benjamin M.Tabak (2009) [36], với cách tiếp cận này, chi phí trả lãi là một bộ phận trong tổng chi phí của ngân hàng và đây là một khoản chi phí quan trọng được xem là đầu vào chính của ngân hàng. Ngoài ra, tư bản (được đo lường bởi chi phí hoạt động ngoài chi phí lao động), lao động (chi phí lao động) là các đầu vào của ngân hàng. Việc lựa
chọn sản phẩm ngân hàng nào là đầu ra dựa trên cách xem xét của giá trị gia tăng [24]. Dựa vào hướng xem xét này, các khoản tiền gửi được xem như đầu ra vì người ta cho rằng các khoản tiền gửi được huy động phải trả chi phí lớn cho việc cung cấp tính thanh khoản, các nghiệp vụ giao dịch, và dịch vụ thanh toán cho người gửi tiền. Ngoài ra, các khoản cho vay và các khoản đầu tư là các đầu ra quan trọng, nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản ngân hàng và là các dịch vụ quan trọng được cung cấp bởi các ngân hàng.
2.2.2. Mô tả số liệu thống kê mẫu nghiên cứu
Dựa trên phương pháp tiếp cận trung gian và giá trị tăng thêm, tác giả lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra như sau (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Các biến đầu vào và đầu ra trong mô hình DEA
Các biến đầu vào Các biến đầu ra
- Chi phí trả lãi (được đo bằng chi phí trả lãi và các khoản tương đương)
- Tư bản (được đo bằng chi phí ngoài lãi trừ chi phí lao động)
- Lao động (được xác định bằng chi phí lao động)
- Các khoản tiền gửi (nguồn huy động) - Các khoản cho vay - Các khoản đầu tư
Để có thể tính hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ và hiệu quả quy mô chúng ta cần thêm thông tin về giá của các đầu vào. Tác giả tính giá các đầu vào xấp xỉ như sau: - Giá của vốn huy động được đo lường bởi tỷ lệ các khoản chi phí trả lãi và các khoản chi tương đương trên tổng vốn huy động
- Giá của tư bản được xác định là tỷ lệ của các chi phí ngoài lãi (ngoài chi phí lao động) trên tài sản cố định
2.3. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
2.3.1. Giới thiệu mô hình Tobit
Do các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về mặt chi phí tìm được bằng phương pháp DEA chỉ giao động từ 0 đến 1, nên các chỉ số này được xem là các biến số phụ thuộc và được sử dụng trong phân tích hồi quy Tobit (Tobit Regression). Việc phân tích hồi quy Tobit là thích hợp trong nghiên cứu này vì các chỉ số hiệu quả về kỹ thuật và hiệu quả về chi phí theo cách tính của phương pháp đường giới hạn DEA chỉ giao động trong khoảng 0 đến 1. Mô hình hồi quy Tobit được trình bày cụ thể dưới đây.
Mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm duyệt bởi vì có một số quan sát Yi* bị kiểm duyệt. Dạng tổng quát được viết như sau:
yi* = β’xi + εi
yi = 0 nếu yi* ≤ 0 (4) yi = y* nếu yi* > 0
Trong đó, εi ~ N(0,σ2), xi và β là véctơ các biến giải thích và các tham số chưa biết cần tìm, yi* là biến ngầm hay biến cắt cụt, yi là độ đo hiệu quả của ngân hàng thứ i đạt được trong mô hình DEA (bị giới hạn trong đoạn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1). Dựa trên giá trị yi và xi của các quan sát gồm các ngân hàng, hàm hợp lý (L) được cực đại hóa để tìm giá trị của β và σ như sau:
(5)
Sản phẩm thứ nhất của hàm L dựa trên các quan sát cho các ngân hàng là 100% hiệu quả (y=0), và sản phẩm thứ hai là cho các ngân hàng phi hiệu quả (y>0). Fi là hàm phân phối của giá trị được chuẩn hóa tại β’xi/σ.
Về mặt thực nghiệm, mô hình Tobit có thể được viết lại đơn giản như phương trình dưới đây [6]:
(6)
Trong đó, EFFit là biến về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí của ngân hàng i tại năm t được ước lượng bằng phương pháp DEA; Djit là biến giả (như loại hình sở hữu...) và Zjit là các biến phản ánh: quy mô, thị phần, mức độ tập trung thị trường... Việc lựa chọn các biến này dựa trên việc lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại (được phân tích ở Mục 1.3) và tham khảo các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước (đã trình bày ở Phần mở đầu). Các biến có thể được chia làm 2 loại biến: các biến tài chính kế toán sử dụng số liệu tài chính về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động...; các biến môi trường như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ tăng trước GDP thực trên tốc độ tăng trưởng vốn... ngoài ra, còn có sự lượng hóa một số yếu tố định tính như loai hình sở hữu, thời gian...
2.3.2. Mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu
Dựa trên việc tổng hợp nghiên cứu của một số tác giả Hiroyuki Kiyota (2011) [35], J.G. Garza-Garcia (2011) [34], Muhammad Akmal và Muhammad Saleem [32], tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam thông qua kiểm định mô hình hồi quy Tobit, cụ thể ở phương trình sau: