Do các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về mặt chi phí tìm được bằng phương pháp DEA chỉ giao động từ 0 đến 1, nên các chỉ số này được xem là các biến số phụ thuộc và được sử dụng trong phân tích hồi quy Tobit (Tobit Regression). Việc phân tích hồi quy Tobit là thích hợp trong nghiên cứu này vì các chỉ số hiệu quả về kỹ thuật và hiệu quả về chi phí theo cách tính của phương pháp đường giới hạn DEA chỉ giao động trong khoảng 0 đến 1. Mô hình hồi quy Tobit được trình bày cụ thể dưới đây.
Mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958. Nó còn có tên gọi khác là mô hình hồi quy chuẩn được kiểm duyệt bởi vì có một số quan sát Yi* bị kiểm duyệt. Dạng tổng quát được viết như sau:
yi* = β’xi + εi
yi = 0 nếu yi* ≤ 0 (4) yi = y* nếu yi* > 0
Trong đó, εi ~ N(0,σ2), xi và β là véctơ các biến giải thích và các tham số chưa biết cần tìm, yi* là biến ngầm hay biến cắt cụt, yi là độ đo hiệu quả của ngân hàng thứ i đạt được trong mô hình DEA (bị giới hạn trong đoạn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1). Dựa trên giá trị yi và xi của các quan sát gồm các ngân hàng, hàm hợp lý (L) được cực đại hóa để tìm giá trị của β và σ như sau:
(5)
Sản phẩm thứ nhất của hàm L dựa trên các quan sát cho các ngân hàng là 100% hiệu quả (y=0), và sản phẩm thứ hai là cho các ngân hàng phi hiệu quả (y>0). Fi là hàm phân phối của giá trị được chuẩn hóa tại β’xi/σ.
Về mặt thực nghiệm, mô hình Tobit có thể được viết lại đơn giản như phương trình dưới đây [6]:
(6)
Trong đó, EFFit là biến về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí của ngân hàng i tại năm t được ước lượng bằng phương pháp DEA; Djit là biến giả (như loại hình sở hữu...) và Zjit là các biến phản ánh: quy mô, thị phần, mức độ tập trung thị trường... Việc lựa chọn các biến này dựa trên việc lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại (được phân tích ở Mục 1.3) và tham khảo các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước (đã trình bày ở Phần mở đầu). Các biến có thể được chia làm 2 loại biến: các biến tài chính kế toán sử dụng số liệu tài chính về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động...; các biến môi trường như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ tăng trước GDP thực trên tốc độ tăng trưởng vốn... ngoài ra, còn có sự lượng hóa một số yếu tố định tính như loai hình sở hữu, thời gian...
2.3.2. Mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu
Dựa trên việc tổng hợp nghiên cứu của một số tác giả Hiroyuki Kiyota (2011) [35], J.G. Garza-Garcia (2011) [34], Muhammad Akmal và Muhammad Saleem [32], tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam thông qua kiểm định mô hình hồi quy Tobit, cụ thể ở phương trình sau:
EFFit = γ0 + γ1EQTAit + γ2NIMit + γ3ROAit + γ4NIEit + γ5NIIit + γ6NPLit + γ7MSit + γ8LNTAit + γ9LOATAit + γ10OWNit + γ11 GDPit + γ12INFLit + εit (7)
Các biến của mô hình được phân thành 2 loại sau: (1) nhóm các nhân tố ngân hàng cụ thể gồm 10 biến: EQTA, NIM, ROA, NIE, NII, NPL, MS, LNTA, LOATA, OWN; và (2) nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô gồm 2 biến: GDP, và INFL.
- EQTA là biến đo lường mức độ vốn hóa của ngân hàng, được đo bằng tỷ lệ vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản Có. Chỉ tiêu này phản ánh sức mạnh về vốn của các ngân hàng và mức độ vốn hóa cao có thể giảm bớt rủi ro thanh khoản và chi phí vốn vay của ngân hàng, vì vậy, chỉ số này được kỳ vọng có giá trị dương với hiệu quả ngân hàng do giảm bớt chi phí bù đắp cho các khoản nợ xấu ngân hàng. Ngược lại, nếu tỷ lệ an toàn vốn thấp có thể gia tăng hiệu quả nhờ lợi nhuận có được trong ngắn hạn do lợi dụng đòn bẩy tài chính thực hiện các khoản đầu tư có rủi ro, song trong dài hạn có thể ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và dẫn đến phá sản. Như vậy, chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản trị ngân hàng của người quản lý, từ đó quyết định đến hiệu quả ngân hàng.
- NIM là biến đo lường lãi biên ròng, được đo bằng hiệu số thu nhập lãi và chi phí
lãi trên tổng tài sản Có sinh lời. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho rằng hiệu số giữa thu nhập lãi và chi phí lãi càng lớn thể hiện mức độ cạnh tranh của ngân hàng thấp, dẫn tới mức độ hiệu quả thấp của ngân hàng [34]. Như vậy, dấu tác động của NIM đến hiệu quả ngân hàng được kỳ vọng là dấu âm.
- ROA: Tỷ lệ lợi nhuận ngân hàng, được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản Có. Dấu tác động của ROA tới hiệu quả ngân hàng được kỳ vọng là dương vì ngân hàng càng hiệu quả thì càng tạo ra nhiều thu nhập cho ngân hàng.
- NIE: được đo lường bằng chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản Có. Chi phí ngoài lãi
giảm xuống làm gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng, vì vậy dấu âm được kỳ vọng.
- NII: được đo bằng tỷ số giữa doanh thu ngoài lãi so với tổng tài sản Có. Chỉ tiêu
đo lường ảnh hưởng của đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Dấu của chỉ tiêu này tác động tới hiệu quả hoạt động ngân hàng chưa xác định được.
- NPL: đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, được xác định bằng tỷ
lớn và có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản. Như vậy, nó có tác động xấu tới hiệu quả ngân hàng.
- MS: đo lường thị phần mỗi ngân hàng, được xác định bằng tổng tài sản của mỗi
ngân hàng trên tổng tài sản tất cả các ngân hàng. Các ngân hàng với thị phần lớn có khuynh hướng hiệu quả hơn nhờ vào tính kinh tế theo quy mô, vì vậy, dấu trông đợi giữa hiệu quả ngân hàng và MS là dương.
- LNTA: đại diện cho quy mô ngân hàng, được đo bằng giá trị logarit tự nhiên của
tổng tài sản mỗi ngân hàng. Ta có thể thấy các ngân hàng lớn hơn có thể có chi phí ít hơn cho đầu vào của nó và gia tăng doanh thu nhờ quy mô thông qua việc phân bổ chi phí cố định. Vì vậy, quy mô ngân hàng được trông đợi có tác động dương tới hiệu quả ngân hàng.
- LOATA: đo lường rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng, là tỷ lệ tổng
giá trị khoản cho vay trên tổng tài sản Có. Chỉ tiêu này cho biết phần tài sản Có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, vì vậy, biến này còn cho biết năng lực quản trị ngân hàng của nhà quản lý. Chỉ tiêu này có mối quan hệ dương với hiệu quả ngân hàng vì nếu ngân hàng thực hiện được nhiều khoản cho vay hợp lý sẽ làm cho chi phí hoạt động thấp hơn; đồng thời thu nhập từ cho vay là khoản thu nhập chính trong hoạt động ngân hàng, do đó, tỷ lệ này tăng càng gia tăng hiệu quả ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng khoản vay có thể có tác động không tốt tới hiệu quả ngân hàng trong một số tình huống, cụ thể như trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mức độ cao của chất lượng khoản vay có thể gây thiệt hại tới hiệu quả ngân hàng.
- OWN là biến giả được đưa vào mô hình nhằm kiểm định sự khác biệt về hiệu
quả có thể có giữa các loại hình sở hữu ngân hàng, có giá trị là 1 khi ngân hàng đó là ngân hàng thương mại nhà nước, và 0 khi đó là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.
- GDP: đo lường tăng trưởng kinh tế, xác định bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng
kinh tế tăng trưởng đẩy nhanh nhu cầu cho các dịch vụ tài chính và cải thiện chất lượng khoản vay.
- INFL: tỷ lệ lạm phát, được đo bằng chỉ số CPI hàng năm. Lạm phát cao làm tăng
lãi suất danh nghĩa, từ đó tác động nhiều mặt tới thu nhập, đầu tư, kinh doanh, làm cho các quyết định đầu tư, kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, khi lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất tăng cao, hoạt động cho vay thu hẹp khiến cho hoạt động ngân hàng đình trệ. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng có dấu âm khi tác động tới hiệu quả hoạt động ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 chỉ ra cách thức nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá được hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam thông qua việc sử dụng hai công cụ định lượng là mô hình DEA và mô hình hồi quy Tobit trên quy mô mẫu nhất định.
Đối với mô hình DEA được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của các NHTM, chương 2 chỉ ra cách thức lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra dựa trên những cơ sở lý thuyết nhất định, đồng thời mô tả dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong mô hình.
Đối với mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam, chương 2 lý giải cơ sở lý thuyết lựa chọn mô hình, xác định các biến được sử dụng và định nghĩa chúng.
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. TÌNH HÌNH CHUNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.1. Tình hình tăng trƣởng GDP, tín dụng và lạm phát giai đoạn 2005-2012
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu NHNN [46]
Nhìn vào Biểu đồ 3.1, nền kinh tế Việt Nam duy trì với tốc độ bình quân 6,78% năm trong giai đoạn 2005-2012, trong đó, giai đoạn 2005-2008, Việt Nam nổi lên là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,8%, bước đầu hội nhập vào sân chơi nền kinh tế toàn cầu khi trở thành thành viên chính thức của WTO vào cuối năm 2006. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2012 tốc độ tăng trưởng thấp hơn với bình quân 5,76% (năm 2010 là 6,78%, năm 2011 là 5,89% và năm 2012 là 5,03%). Trước bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu và cơ cấu kinh tế yếu kém, Chính phủ đặt ra mức điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng từ 8,5-9% theo kế hoạch xuống 7,2% năm 2008 song mục tiêu này cũng không thể hoàn thành (6,23%), đánh dấu sự sụt giảm tăng trưởng kéo dài những năm sau đó. Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam và chỉ số lạm phát vượt mức một con số năm
2008 (22,97%) xuất phát từ những khó khăn nội tại của nền kinh tế từ việc phát triển nóng trong thời gian qua, hệ lụy của chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng những năm trước đó nhằm thúc đẩy kinh tế vượt qua khủng hoảng do cầu thu hẹp, cộng với sự tác động mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự tăng cao của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế trong những năm 2005-2007 dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh, kéo theo tăng trưởng tín dụng nóng (cao nhất vào năm 2007 với 53,9%) trong khi tiết kiệm sụt giảm. Do bản chất nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa trên vốn đầu tư, tăng trưởng tín dụng trong những năm qua là một trong những yếu tố được thúc đẩy mạnh nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng, hệ lụy là lạm phát năm 2008 tăng mạnh, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2008, thâm hụt cán cân thương mại vượt mức thâm hụt cả năm 2007, thị trường chứng khoán sụt giảm gần 60% so với tháng 11/2007 và tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái; rủi ro thanh khoản tăng cao, hệ thống ngân hàng bị mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn – tài sản do lấy vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, đồng thời tận dụng nhiều nguồn vốn vay liên ngân hàng với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khoán [40].
Cuối năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng đột biến và thâm hụt cán cân thương mại, Chính phú đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, đồng thời cắt giảm chi tiêu công nhằm kiềm giữ lạm phát. Kết quả là tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 trong nền kinh tế giảm từ 46,1% năm 2007 xuống còn 20,3% năm 2008. Và dưới tác động độ trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt, chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm xuống dưới mức 5% cuối năm 2009 (bình quân 6,88%). Sau đó, năm 2009, chính sách tiền tệ Việt Nam được điều chỉnh nới lỏng cùng với việc điều chỉnh giảm đồng loạt của các mức lãi suất cơ bản, tái chiếu khấu và tái cấp vốn và chính sách tài khóa hỗ trợ lãi suất ngắn hạn và dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Kết quả là năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 tăng cao trở lại, tương ứng với 37,5% và
29%, mặc dầu tăng trưởng GDP vẫn chưa có kết quả tích cực tức thời sau điều chỉnh chính sách của Ngân hàng Nhà nước song là một trong những đóng góp cho sự tăng trưởng GDP từ 5,32% năm 2009 lên 6,78% năm 2010.
Đến năm 2010, chính sách tiền tệ mở rộng cùng với tăng trưởng tín dụng trong thời gian dài nhưng đầu tư và quản lý lại kém hiệu quả cùng với dòng tín dụng chảy vào thị trường bất động sản đã khiến lạm phát gia tăng nhanh chóng trở lại năm 2010 (9,19%) và tăng tốc vào năm 2011 (18,58%). Trước những bất ổn vĩ mô do lạm phát gây nên, đầu năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt thể hiện ở việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng ở mức dưới 12% năm 2011 (thực tế chỉ tiêu này là 14,4%), tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 dưới 16% (đạt kế hoạch với 12,4%). Đồng thời là sự điều chỉnh tăng của các chính sách lãi suất: lãi suất cơ bản cho vay điều chỉnh lên 9% kể từ tháng 11 năm 2010, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm điều chỉnh lên 11% vào tháng 2 năm 2011, 12% vào tháng 3, 13% vào tháng 4, và 14% vào tháng 5, trong khi đó lãi suất tái chiết khấu cũng được điều chỉnh từ mức 7% lên 12% vào tháng 3 và 13% vào tháng 5 [5]. Ngoài ra, NHNN cũng đặt ra mức trần lãi suất huy động tiền gửi trong nền kinh tế là 14%. Kết quả của một loạt các điều chỉnh chính sách này là chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng trưởng âm vào các tháng giữa năm 2012, bình quân năm 2012 là 9,21%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, đạt 8,91% thấp hơn 47% so với mục tiêu 15- 17%, và giảm so với mức tăng trưởng tín dụng thực tế bình quân 2005-2010 (34,1%), so với năm 2011 là 51,4%. Như vậy, sau 2 năm thực hiện liên tục nhiều mục tiêu kiềm chế lạm phát đã làm say giảm tín dụng quá mức, gây tác động bất lợi cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng cho các năm sau.
3.1.2. Chính sách lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ 2011-2012
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, từ đó đạt