Cơ cấu tín dụng không hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71)

Cơ cấu tín dụng cho thấy những quan ngại đáng kể. Số liệu báo cáo phân loại tín dụng theo kỳ hạn chỉ ra dư nợ cho vay trung dài hạn toàn hệ thống chiếm tỷ lệ cao trong khi nguồn vốn huy động hầu hết là ngắn hạn. Sự lệch kỳ hạn này chính là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thường xuyên căng thẳng thanh khoản.

Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm cao, trong đó, cho vay các tập đoàn kinh tế chiếm tới trên 50% dư nợ toàn hệ thống [3]. Tính đến tháng 9/2011, dư nợ cho vay của các DNNN lớn tại các NHTM đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dư nợ tín dụng tại các ngân hàng (nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước lên đến gần 218.740 tỷ đồng). Như vậy, các NHTM đã tập trung cho vay quá nhiều vào các DNNN trong khi các đơn vị này đầu tư tràn lan, thiếu hiệu quả dẫn đến nợ xấu như hiện nay. Khi tiến trình tái cơ cấu DNNN diễn ra thực sự, việc xử lý khối nợ xấu của thành phần kinh tế này sẽ là vấn đề lớn.

Nếu chia tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nợ xấu đang tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Trong tổng số khoảng 250 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản (BĐS) của các TCTD được báo cáo quý 2/2012 (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức khác như đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đáo nợ qua ủy thác đầu tư, cho vay gián tiếp BĐS), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ BĐS ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường BĐS tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục thì riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng [3].

Ngoài ra, vấn đề chú trọng hoạt động tín dụng tại các NHTM cũng là một nguyên nhân quan trọng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động NHTM khi hoạt động này đang lâm vào khủng hoảng giai đoạn hiện nay. Mặc dầu các NHTM hiện nay đã có sự chuyển hướng sang phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, song tỷ trọng cho vay hệ thống ngân hàng giai đoạn 2010-2012 chiếm đến 83,8% tổng tài sản, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 60-70% tổng thu của các ngân hàng [21]. Tình trạng “độc canh” tín dụng đã dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất, lách trần lãi suất huy động và cho vay của NHNN, chú trọng gia tăng thị phần tín dụng và huy động khiến cho thị trường tài chính rối loạn, chất lượng tín dụng giảm sút và rủi ro thanh khoản cận kề do tỷ lệ cấp tín dụng vượt nguồn vốn huy động diễn ra ở một số NHTM.

3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH

3.3.1. Mô hình DEA

3.3.1.1. Kiểm định mức độ tương quan giữa các biến của mô hình

Bảng 3.7: Giá trị thống kê mô tả các biến đầu vào và đầu ra của 22 NHTM giai đoạn 2007-2012 ĐVT: triệu đồng

Biến Mô tả biến trung bình Giá trị Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị

Y1 Khoản tiền gửi (nguồn huy động) (triệu đồng) 102,544,717 39,115,997 54,595,465 151,504,389 Y2 Khoản cho vay khách hàng (triệu đồng) 67,475,495 25,434,118 36,842,389 101,543,542

Y3 Khoản đầu tư (triệu đồng) 16,117,022 5,920,572 9,044,450 24,049,167

X1 Chi phí trả lãi (được đo bằng khoản mục chi phí

trả lãi và các khoản tương đương) (triệu đồng) 7,354,744 3,952,792 2,704,119 12,233,178 X2 Tư bản (được đo bằng chi phí ngoài lãi trừ chi

phí lao động) (triệu đồng) 905,330 423,519 402,220 1,532,918

X3 Lao động (được đo bằng chi phí lao động)

(triệu đồng) 1,027,749 464,217 428,537 1,608,587

W1 Giá của tiền gửi (Khoản chi phí trả lãi và các

khoản chi tương đương /nguồn huy động) (%) 7.23 2.10 4.48 9.64

W2 Giá của tư bản (các chi phí ngoài lãi (ngoài chi

phí lao động) /tài sản cố định) (%) 72.00 12.07 63.04 93.69

W3 Giá của lao động (chi phí lao động /tổng số lao

động) (triệu đồng/người) 130.29 39.55 76.53 178.72

Nguồn: Kết quả thống kê mô tả từ phần mềm Eviews

Bảng 3.7 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các biến đầu vào và đầu ra dựa vào thống kê mô tả. Dữ liệu của các biến đầu vào, đầu ra và giá đầu vào này được tính toán từ số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTM.

Để đo độ tương quan giữa hai bộ biến đầu vào và đầu ra, tác giả sử dụng Hệ số tương quan Pearson. Hệ số tương quan càng cao càng thể hiện mối quan hệ gần hơn giữa hai bộ biến, trong khi đó, hệ số tương quan thấp hơn chứng tỏ chúng ít tương quan với nhau hơn (Bảng 3.8). Bảng 3.9 chỉ ra các hệ số tương quan giữa

Bảng 3.8: Hệ số tƣơng quan Pearson Hệ số tương quan Mức độ tương quan >0.8 Rất cao 0.6-0.8 Cao 0.4-0.6 Trung bình 0.2-0.4 Thấp <0.2 Rất thấp

các biến đầu vào và đầu ra đều cao hơn 0,8, chứng tỏ các biến đầu vào và đầu ra được lựa chọn có mức độ tương quan tốt.

Bảng 3.9: Các hệ số tƣơng quan giữa các biến đầu vào và đầu ra

Các đầu ra Các đầu vào

CP trả lãi (trừ CP lao động) CP ngoài lãi CP lao động

Nguồn huy động 0.944 0.968 0.987

Các khoản cho vay 0.933 0.972 0.983

Các khoản đầu tư 0.958 0.976 0.982

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews

3.3.1.2. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng DEA

- Hiệu quả kỹ thuật (TE), Hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và Hiệu quả quy mô (SE) toành ngành và theo hình thức sở hữu

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu hiệu quả theo hình thức sở hữu (giá trị trung bình) Chỉ tiêu hiệu quả 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2007-12 Hiệu quả kỹ thuật

(TE) 0.784 0.879 0.906 0.889 0.892 0.892 0.874

NHTMNN 0.669 0.933 0.894 0.854 0.874 0.874 0.850 NHTMCP 0.818 0.863 0.909 0.900 0.897 0.897 0.881

Hiệu quả kỹ thuật

thuần (PTE) 0.927 0.903 0.962 0.939 0.943 0.941 0.936

NHTMNN 0.974 0.957 0.952 0.941 0.926 0.935 0.947 NHTMCP 0.914 0.888 0.965 0.938 0.948 0.943 0.933

Hiệu quả quy mô

(SE) 0.847 0.973 0.942 0.947 0.946 0.947 0.934

NHTMNN 0.686 0.975 0.942 0.912 0.946 0.927 0.898 NHTMCP 0.895 0.973 0.942 0.958 0.946 0.953 0.945

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phần mềm DEAP

Với mẫu nghiên cứu gồm 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2012, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1, tác giả đã sử dụng hai mô hình DEACRS và DEAVRS để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô của các NHTM theo thời gian được trình bày trong Bảng 3.10.

Kết quả ước lượng theo mô hình VRS cho thấy năm 2012 có 15 trong số 22 ngân hàng nghiên cứu đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất “1”, trong khi đó, chỉ có đến 7 trong số 22 ngân hàng đạt hiệu quả là “1” trong mô hình CRS (các ngân hàng này cũng đạt hiệu quả kỹ thuật trong mô hình VRS), tám ngân hàng còn lại không đạt hiệu quả trong mô hình này lại có mức phi hiệu quả nhỏ so với mô hình VRS (trừ ngân hàng Vietcapitalbank và Saigonbank) (Phụ lục 04). Lý do là trong mô hình VRS thì các ước tính hiệu quả ít khắt khe hơn và các ngân hàng được so sánh không nhất thiết phải đạt quy mô tối ưu. Bảng 3.10 cho thấy hiệu quả kỹ thuật (TE) bình quân giai đoạn 2007-2012 thấp hơn hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE), và mức đóng góp của SE vào TE của các NHTM thấp hơn PTE trong giai đoạn này. Giống với xu hướng trên, xét riêng khối NHTMNN, mức đóng góp của hiệu quả kỹ thuật thuần PTE (0,947) vào hiệu quả kỹ thuật TE lớn hơn hiệu quả quy mô SE (0,898), điều này cho ta biết được rằng các nhân tố phản ánh về quy mô hoạt động của khối NHTMNN là nhân tố gây ra sự thiếu hiệu quả trong hoạt động ngân hàng quốc doanh hơn so với các nhân tố kỹ thuật thuần. Ngược lại, khối NHTMCP lại có hiệu quả quy mô của khối (0,945) lớn hơn hiệu quả kỹ thuật thuần (0,933), chứng tỏ nhân tố hiệu quả quy mô góp phần vào hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn nhân tố hiệu quả kỹ thuật thuần. Như vậy, các NHTMNN để đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật có thể cải thiện PTE được 5,3% và SE 10,2%, trong khi đó, khối NHTMCP có thể cải thiện PTE 6,7% và SE 5,5% để đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất.

Xét riêng 3 năm 2010-2012, đối với khối NHTMNN, hiệu quả kỹ thuật thuần giảm năm 2011, và tăng vào năm 2012, trong khi đó, hiệu quả quy mô của khối này lại tăng năm 2011, và giảm năm 2012. Ngược lại, đối với khối NHTMCP, hiệu quả kỹ thuật thuần tăng năm 2011 và giảm năm 2012, trái ngược với xu hướng giảm năm 2011 và tăng năm 2012 của hiệu quả quy mô. Như vậy, ta có thể thấy, trong năm 2012, hiệu quả quy mô khối cổ phần tăng bù đắp cho phần hiệu quả kỹ thuật thuần giảm trong năm này do nhiều NHTMCP tiến hành sáp nhập với nhau; Còn khối NHTMNN thì hiệu quả quy mô lại giảm năm 2012 và hiệu quả kỹ thuật thuần bù

vào phần giảm này. Điều này có nghĩa là các NHTMCP năm 2012 đang có được hiệu quả hoạt động từ lợi thế quy mô hơn là lợi thế kỹ thuật, còn các NHTMNN đang gặp bất lợi về quy mô (hiệu suất giảm theo quy mô) và được lợi thế nhờ hiệu quả kỹ thuật thuần nhằm duy trì lợi thế hiệu quả kỹ thuật như năm 2011.

Nhìn chung, xu hướng TE tăng qua các năm 2007-2009, sau đó có sự sụt giảm TE vào năm 2010 do tăng trưởng kinh tế kém hiệu quả (bao gồm sự phát triển kém hiệu quả của ngành ngân hàng) và lạm phát cao kéo dài từ những năm trước đó, sang năm 2011, chỉ số TE được cải thiện, tăng trở lại và đạt mức 0,892 năm 2012 (cao thứ hai sau mức 0,906 năm 2009). TE bình quân giai đoạn này là 0,874, điểu này chỉ ra rằng để tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra như nhau thì các ngân hàng mới chỉ sử dụng được 87,4% các đầu vào, hay nói cách khác, các ngân hàng có thể tiết kiệm 12,6% đầu vào để tạo ra một mức đầu ra tương đương. Trong đó, khối NHTMNN đạt mức hiệu quả kỹ thuật bình quân (0,85) thấp hơn khối NHTMCP (0,881) trong giai đoạn nghiên cứu, như vậy, khối NHTMCP có sự vượt trội hơn khối quốc doanh về mặt hiệu quả kỹ thuật, chỉ riêng năm 2008, khối NHTMNN có hiệu quả cao hơn khối cổ phần.

Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô có xu hướng tăng qua các năm và không có sự biện động lớn. Giá trị PTE thấp nhất vào năm 2008 với giá trị 0,903 và cao nhất là 0,962 vào năm 2010, trung bình 0,936 trong giai đoạn 2007-2012, điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có thể tiết kiệm 6,4% đầu vào để tạo ra một mức đầu ra tương đương. Hiệu quả quy mô tăng mạnh từ 0,847 năm 2007 sang 0,973 năm 2008, giảm xuống còn 0,942 vào năm 2010, và khá ổn định ở các năm sau đó, đạt mức 0,947 năm 2012.

- Hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu suất hoạt động theo quy mô từng ngân hàng

Xét toàn hệ thống, từ Bảng 3.11 ta thấy số lượng các ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thấp nhất năm 2007 với 4 ngân hàng, cao nhất vào năm 2009 với 10 ngân hàng, các năm sau đó số lượng các ngân hàng đạt chỉ số hiệu quả “1” giảm đi, năm 2012 chỉ còn có 7 ngân hàng, điều này phản ánh tính hình hoạt động toàn hệ thống

ít hiệu quả hơn trong ba năm gần đây. Xét riêng từng ngân hàng, Oceanbank là ngân hàng đạt mức hiệu quả kỹ thuật “1” liên tục trong 6 năm nghiên cứu. Xếp thứ hai là hai ngân hàng Vietcombank và MDB với 5 lần, mặc dầu năm 2007 VCB có sự xuất phát thấp, chỉ đạt 75% hiệu quả kỹ thuật, song các năm sau đó đều đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu; còn MDB sụt giảm hiệu quả trầm trọng năm 2009 (0,38), nhưng phục hồi ngay các năm sau đó. Nếu xét về mức độ ổn định về mặt kỹ thuật thì DAB và SCB là hai ngân hàng dẫn dầu, các chỉ số hiệu quả kỹ thuật đều ở mức cao qua 6 năm nghiên cứu (lần lượt là 0,98 và 0,96).

Bảng 3.11: Hiệu quả kỹ thuật của 22 NHTM Việt Nam Ngân hàng Năm MĐHQ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VCB 0.75 drs 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 - 0.96 5 CTG 0.64 drs 0.82 drs 0.92 drs 0.85 drs 0.91 drs 0.91 drs 0.84 0 BIDV 0.64 drs 1.00 - 1.00 - 0.91 drs 0.94 drs 1.00 - 0.91 3 AGRB 0.70 drs 0.90 drs 0.80 drs 0.83 drs 0.90 drs 0.92 drs 0.84 0

MHB 0.61 drs 0.95 irs 0.76 irs 0.69 irs 0.62 drs 0.54 irs 0.69 0

ACB 0.54 drs 0.81 drs 0.98 drs 1.00 - 0.91 drs 0.70 - 0.82 1

DAB 0.99 drs 1.00 - 1.00 - 0.94 irs 0.96 irs 0.99 irs 0.98 2

EIB 0.89 drs 0.78 irs 1.00 - 1.00 - 0.90 drs 0.88 drs 0.91 2

VietCapitalBank 0.89 irs 1.00 - 1.00 - 0.77 irs 1.00 - 0.71 irs 0.89 3

HDBank 1.00 - 0.91 irs 0.91 irs 0.89 irs 0.77 drs 0.81 irs 0.88 1

MBB 0.66 drs 1.00 - 1.00 - 0.77 drs 1.00 - 1.00 - 0.90 4

MDB 1.00 - 1.00 - 0.38 irs 1.00 - 1.00 - 1.00 - 0.90 5

MSB 0.53 drs 1.00 - 0.97 drs 1.00 - 1.00 - 0.94 drs 0.90 3

OceanBank 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 - 1.00 6

PGBank 1.00 - 0.70 irs 0.84 irs 0.85 irs 0.77 irs 0.93 irs 0.85 1

STB 0.81 drs 0.63 irs 0.85 drs 0.77 drs 0.79 drs 0.80 irs 0.78 0

SCB 0.79 drs 1.00 - 1.00 - 0.96 irs 1.00 - 1.00 - 0.96 4

SaigonBank 0.76 drs 0.94 irs 0.94 irs 0.75 irs 0.80 irs 0.78 irs 0.83 0

SHB 0.77 drs 0.70 irs 1.00 - 0.77 irs 0.81 drs 0.93 drs 0.83 1

SouthernBank 0.71 drs 0.84 irs 1.00 - 1.00 - 0.80 irs 1.00 - 0.89 3

TCB 0.76 drs 0.70 - 0.80 drs 0.86 drs 1.00 - 0.94 drs 0.84 1

VPBank 0.81 drs 0.67 irs 0.79 irs 0.98 irs 0.73 drs 0.83 irs 0.80 0

MĐHQ 4 9 10 7 8 7 0.87 45

IRS/DRS 1/17 9/4 6/12 9/6 4/10 8/7

Tính riêng trong năm 2012, mặc dầu tình hình kinh tế khó khăn, khối NHTMNN có VCB và BIDV là 2 ngân hàng vẫn duy trì mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất “1”, điều này chứng tỏ các ngân hàng có khả năng duy trì hoạt động trên đường biên hiệu quả; trong đó, BIDV đã có sự cải thiện hiệu quả kỹ thuật từ 0,94 năm 2011 lên 1 năm 2012, còn VCB vẫn duy trì mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Hiệu quả kỹ thuật của CTG và AGRB năm 2012 không có nhiều thay đổi so với năm 2011, xấp xỉ 0,91, nghĩa là hai ngân hàng này phải giảm đầu vào khoảng 9% để có được mức đầu ra như hiện tại thì các ngân hàng này mới được xem là có hiệu quả tốt nhất. Trong khi đó, MHB là ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất khối và cũng là thấp nhất trong toàn hệ thống, chỉ đạt 54% hiệu quả sử dụng nguồn lực năm 2012, tình hình còn tệ hơn cả trong năm 2011 (0,62). Đối với khối NHTMCP, chỉ số hiệu quả kỹ thuật năm 2012 thấp nhất là hai ngân hàng ACB với 0,70 và Vietcapitalbank với 0,71, kết quả này là không thể tránh khỏi đối với ACB khi ngân hàng này gặp nhiều khó khăn trong năm 2012 về kinh doanh vàng và ngoại hối, vấn đề thanh khoản sau sự kiện bầu Kiên và chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế 2012, trong khi vào các năm trước đó, ngân hàng này vẫn đạt chỉ số hiệu quả kỹ thuật khá cao và ổn định. Đối với Vietcapitalbank, hiệu quả kỹ thuật năm 2012 đạt thấp là do nguyên nhân chưa hiệu quả về mặt quy mô (hiệu quả kỹ thuật thuần là 1, trong khi hiệu quả quy mô chỉ đạt 0,71).

Bảng 3.11 còn tóm tắt các kết quả ước lượng được của mô hình DEA cho biết số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)