Các hướng tiếp cận đầu vào và đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

Trong khu vực sản xuất, các đầu vào và các đầu ra được đo lường bằng cách: một lượng nhất định đầu vào được sử dụng để sản xuất ra một lượng nhất định đầu ra trên một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, quy trình sản xuất trong ngân hàng liên quan đến việc sử dụng các khoản tiền gửi và các tài sản. Do tính chất đặc thù của sản xuất trong nền công nghiệp ngân hàng mà có một sự thiếu rõ ràng trong định nghĩa của việc đo lường đầu ra. Chủ yếu là vì tính chất vô hình của các đầu ra và sự khác nhau trong lý thuyết ngân hàng về cấu trúc sản xuất nhiều đầu vào, đầu ra. Đã có các cuộc tranh luận diễn ra trong một thời gian dài về chính xác những gì mà các ngân hàng tạo ra. Có 3 phương pháp thay thế nhau trong việc lựa chọn đầu ra ngân hàng được phân tích ở đây, đó là các hướng tiếp cận sản xuất, trung gian (còn gọi là tài sản), chi phí sử dụng (hay còn gọi là lợi nhuận), và giá trị tăng thêm.

- Hướng tiếp cận sản xuất: Coi ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ (quản lý giao dịch khách hàng, duy trì tài khoản, cho vay, phát hành séc...), vì vậy, tiền gửi được coi như là đầu ra và chi phí trả lãi không nằm trong tổng chi phí của ngân hàng [25]. Theo cách tiếp cận này đầu vào và đầu ra được lấy là đơn vị lượng (số lượng tài khoản, quy trình giao dịch...).

- Hướng tiếp cận trung gian: Các khoản nợ ngân hàng có một số đặc điểm của đầu vào, vì chúng cung cấp nguyên liệu cho các quỹ đầu tư, và tài sản của các ngân hàng có một số đặc điểm của đầu ra vì chúng sử dụng các quỹ để tạo ra doanh thu. Dưới cách tiếp cận này, các ngân hàng như những trung gian tài chính giữa các chủ nợ và bên nhận các quỹ ngân hàng. Các khoản cho vay và các tài sản khác được xem như là các đầu ra ngân hàng; các khoản tiền gửi và các khoản nợ khác là các đầu vào trong quy trình trung gian [29]. Nghĩa là ngân hàng huy động các khoản tiền gửi và chuyển chúng thành các khoản vay (sử dụng lao động, vốn, và chi phí trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí ngân hàng), khác với hướng tiếp cận sản xuất khi nó cho rằng các ngân hàng sử dụng lao động và vốn để tạo ra các khoản tiền gửi và các khoản cho vay.

- Hướng tiếp cận chi phí sử dụng: cách tiếp cận này xác định một sản phẩm tài chính là một đầu vào hay một đầu ra dựa trên mức đóng góp ròng vào doanh thu của ngân hàng. Nếu mức doanh thu trên một tài sản vượt chi phí cơ hội của các quỹ, hay chi phí tài chính của khoản nợ ít hơn chi phí cơ hội, thì tài sản này được xem xét như là một đầu ra tài chính, ngược lại, nó được xem xét như là một đầu vào tài chính. Trong cách tiếp cận này, mục đích của người quản lý ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận dựa trên việc đánh giá các loại chi phí và thu nhập tạo ra từ quy trình sản xuất [27]. Nó xác định một danh mục tài sản hay nợ đóng góp vào đầu ra tài chính của một ngân hàng.

- Hướng tiếp cận giá trị tăng thêm [23]: Cách tiếp cận này khác cách tiếp cận tài sản và chi phí sử dụng ở chỗ phân tích danh mục các khoản nợ và tài sản để thấy các đặc điểm đầu ra hơn là việc phân biệt đầu vào và đầu ra theo cách loại trừ lẫn

nhau. Các danh mục có giá trị tăng thêm lớn, được đánh giá là đang sử dụng các nguồn phân bổ chi phí hoạt động bên ngoài, được coi là những đầu ra quan trọng. Các danh mục khác được xem là đang đại diện chủ yếu cho những đầu ra không quan trọng, những sản phẩm trung gian hay đầu vào đều phụ thuộc vào đặc trưng của danh mục. Các ứng dụng của cách tiếp cận này [25] nhận diện các danh mục lớn các khoản tiền gửi và các khoản cho vay là các đầu ra quan trọng bởi vì chúng tạo ra phần lớn giá trị tăng thêm. Còn các quỹ khác được xem như là các đầu vào tài chính trong quy trình trung gian, bởi vì chúng đòi hỏi khối lượng nhỏ các đầu vào vật chất (lao động, vốn). Ngoài ra, các chứng khoán chính phủ và các khoản đầu tư phi cho vay được xem như là các đầu ra không quan trọng, vì sự đóng góp vào giá trị tăng thêm là rất thấp.

Tóm lại, dựa trên bộ số liệu thu thập được và thực tế hoạt động tại các ngân hàng để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất, phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

2.2.1.2. Xác định các biến đầu vào và đầu ra

Trong bài viết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận trung gian vì hai lý do: (1) Các NHTM Việt Nam có các chức năng của một định chế tài chính trung gian khi huy động các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành nên các quỹ cho vay để cấp tín dụng cho các đơn vị thiếu vốn; (2) Theo Berger và Humphrey (1987) [30], hướng tiếp cận trung gian được sử dụng phổ biến hơn cách tiếp cận sản xuất trong việc phân tích khả năng cạnh tranh vì nó bao gồm cả chi phí lãi và chi phí hoạt động: một doanh nghiệp cạnh tranh phải tối thiểu hóa các chi phí này để đạt được mức đầu ra cho trước.

Dựa theo nghiên cứu của Roberta B.Staub, Geraldo Souza và Benjamin M.Tabak (2009) [36], với cách tiếp cận này, chi phí trả lãi là một bộ phận trong tổng chi phí của ngân hàng và đây là một khoản chi phí quan trọng được xem là đầu vào chính của ngân hàng. Ngoài ra, tư bản (được đo lường bởi chi phí hoạt động ngoài chi phí lao động), lao động (chi phí lao động) là các đầu vào của ngân hàng. Việc lựa

chọn sản phẩm ngân hàng nào là đầu ra dựa trên cách xem xét của giá trị gia tăng [24]. Dựa vào hướng xem xét này, các khoản tiền gửi được xem như đầu ra vì người ta cho rằng các khoản tiền gửi được huy động phải trả chi phí lớn cho việc cung cấp tính thanh khoản, các nghiệp vụ giao dịch, và dịch vụ thanh toán cho người gửi tiền. Ngoài ra, các khoản cho vay và các khoản đầu tư là các đầu ra quan trọng, nó chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản ngân hàng và là các dịch vụ quan trọng được cung cấp bởi các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)