2
Chỉ số TFP Malmquist có thể đánh giá sự thay đổi của TFP của các ngân hàng trong giai đoạn 2007-2012 qua Bảng 3.14. Giá trị của chỉ số lớn hơn 1 của bất cứ thành phần nào của nó thể hiện sự cải thiện nguồn lực hiệu quả và giá trị nhỏ hơn 1 chỉ sự xấu đi của nhân tố TFP.
Vì năm 2007 là năm tham chiếu, nên chỉ số TFP Malmquist và các thành phần của nó được thể hiện từ năm 2008 trở đi. Chỉ số Effch được coi là chỉ số thể hiện khả năng đạt đến đường biên hiệu quả của các ngân hàng, trong khi đó, chỉ số Techch được coi là chỉ số thể hiện năng lực cải tiến của các ngân hàng. Như phần trên đã phân tích, chỉ số Effch gồm hai thành phần chính là Pech và Sech, và thành phần chính của chỉ số Tfpch gồm Effch và Techch. Để thuận lợi cho việc phân tích, Bảng 3.14 trình bày cả 4 thành phần của nhân tố Tfpch.
Bảng 3.14: Các chỉ số tăng trƣởng TFP giai đoạn 2007-2012
Năm Effch Techch Pech Sech Tfpch
2008 1.129 0.49 0.961 1.175 0.553 NHTMNN 1.400 0.519 0.996 1.405 0.725 NHTMCP 1.097 0.484 0.965 1.128 0.530 2009 1.024 1.285 1.068 0.958 1.315 NHTMNN 0.962 1.295 0.972 0.990 1.247 NHTMCP 1.078 1.285 1.108 0.970 1.382 2010 0.993 0.999 0.975 1.018 0.992 NHTMNN 0.955 0.971 0.982 0.973 0.925 NHTMCP 1.017 0.979 1.073 1.124 1.008 2011 1.002 0.735 1.006 0.995 0.736 NHTMNN 1.019 0.706 0.988 1.031 0.719 NHTMCP 1.008 0.758 1.017 0.990 0.764 2012 0.997 0.987 0.989 1.008 0.985 NHTMNN 0.992 1.137 0.986 1.005 1.131 NHTMCP 1.009 0.967 0.995 1.014 0.979 2007-2012 1.028 0.855 0.999 1.028 0.878 NHTMNN 1.066 0.926 0.985 1.081 0.949 NHTMCP 1.042 0.895 1.032 1.045 0.932
Chỉ số thay đổi TFP bình quân giai đoạn 2007-2012 là 0,878 (nhỏ hơn 1), nó chỉ ra rằng có một sự sụt giảm TFP 12,2% trong 6 năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhân tố thay đổi công nghệ giảm 14,5%, mặc dầu có những cải thiện về sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật (2,8%), song không đáng kể so với mức giảm của nhân tố công nghệ trong giai đoạn này. Xem xét sự thay đổi năng suất trong từng năm ta thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu, chỉ số thay đổi năng suất tăng 31,5% vào năm 2009 so với năm tham chiếu 2007, ngoài ra, các năm còn lại, năng suất đều sụt giảm, mạnh nhất là vào năm 2008 với 44,7% và năm 2011 với 26,4%. Kết quả thực nghiệm cho thấy mức tăng đáng kể năm 2009 chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng công nghệ ngân hàng với 28,5%, các nhân tố còn lại đóng góp không đáng kể. Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể nhân tố thay đổi năng suất vào năm 2008 và năm 2011 là do nhân tố công nghệ gây ra (tương ứng mức giảm của nhân tố này là 51% và 26,5%), mặc dầu trong năm 2008, mức tăng đáng kể của nhân tố Effch 12,9% không bù được mức giảm mạnh của nhân tố Techch.
Xét riêng từng khối ngân hàng trong giai đoạn 2007-2012, chỉ số Tfpch bình quân của khối quốc doanh (0,949) lớn hơn khối cổ phần (0,932), nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Cả hai khối này đều sự sụt giảm ở chỉ số Tfpch bình quân cả giai đoạn là do nhân tố Techch, song nếu phân tách nhân tố Effch thì ta có thể nhận thấy mức giảm của nhân tố Pech khối quốc doanh (1,5%) góp phần làm giảm mức tăng trưởng của nhân tố Effch, ảnh hưởng đến sự thay đổi nhân tố năng suất TFP của khối.
Nếu xem xét riêng từng ngân hàng trong năm 2012 (tham khảo Phụ lục 06), Vietcapitalbank và SCB là hai ngân hàng có sự sụt giảm chỉ số Tfpch mạnh nhất (tương ứng 42,2% và 40,7%), kế đến là MSB và ACB với 33,2% và 25,5%. Ở ngân hàng Vietcapitalbank, nguyên nhân chính là ở mức giảm cả hai nhân tố thành phần là techch (18,6%) và effch (29%), trong đó nhân tố sech (giảm 29%) là nguyên nhân của sự sụt giảm effch. Đối với ngân hàng SCB, sự sụt giảm chỉ số tech là nguyên nhân duy nhất của việc giảm tfpch, mức giảm là 40,7%. Ngân hàng
MSB có sự sụt giảm Tfpch chủ yếu là ở nhân tố techch (28,8%), trong khi đó, đối với ACB, nhân tố chính lại là sự sụt giảm hiệu quả quy mô ngân hàng (28,5%). Qua phân tích sự thay đổi của nhân tố năng suất tổng hợp TFP trong thời kỳ 2007- 2012, yếu tố đóng góp vào sự thay đổi của nhân tố này chủ yếu là yếu tố công nghệ, đồng thời cũng chính yếu tố này làm giảm năng suất TFP trong thời gian qua. Như vậy, yếu tố sự thay đổi công nghệ có tầm quan trọng to lớn góp phần vào việc nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp TFP, nghĩa là làm tăng các kết quả đầu ra dựa trên một tập hợp các đầu vào cho trước, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM.
3.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy Tobit đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Phần này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Tobit. Lý do sử dụng mô hình này vì biến phụ thuộc (biến hiệu quả) nằm trong khoảng từ 0 đến 1, phần mềm sử dụng phân tích hồi quy Tobit là Eviews. Trong mô hình này, biến hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả chi phí (CE) được ước lượng từ mô hình DEA, cùng với các biến EQTA, NIM, ROA, NIE, NII, NPL, MS, LNTA, LOATA, OWN, GDP, và INFL là các biến giải thích cho mô hình hồi quy:
EFFit = γ0 + γ1EQTAit + γ2NIMit + γ3ROAit + γ4NIEit + γ5NIIit + γ6NPLit + γ7MSit + γ8LNTAit + γ9LOATAit + γ10OWNit + γ11 GDPit + γ12INFLit + εit
Phần giải thích chi tiết ý nghĩa các biến đã được trình bày trong Phần 2.3.2.
Nhìn vào Bảng 3.15, khi xem xét các hệ số hồi quy riêng trong mô hình đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật (TE), chỉ có các hệ số của biến EQTA, ROA, NIE, NPL, LNTA, LOATA, GDP là đạt mức ý nghĩa 5%. Đối với biến phụ thuộc hiệu quả chi phí (CE), các hệ số hồi quy của các biến sau đạt mức ý nghĩa 5%: EQTA, NIE, MS, GDP, INFL. Như vậy, các hệ số hồi quy này sẽ giải thích tốt được sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Bảng 3.15: Kết quả hồi quy Tobit cho biến phụ thuộc TE, CE
TE CE
Các biến Hệ số chuẩn Sai số Z P Hệ số chuẩn Sai số Z P
EQTA 1.3158 0.3577 3.6789 0.0002 0.8692 0.3762 2.3103 0.0209 NIM 3.4624 2.8801 1.2022 0.2293 2.9862 3.2854 0.9089 0.3634 ROA -8.0036 4.1270 -1.9393 0.0525 -0.7048 4.8877 -0.1442 0.8853 NIE -23.7457 4.6261 -5.1330 0.0000 -21.8343 5.0501 -4.3235 0.0000 NII -1.6759 3.7589 -0.4458 0.6557 -6.1242 4.3823 -1.3975 0.1623 NPL -1.3465 0.5900 -2.2823 0.0225 1.3524 0.8633 1.5666 0.1172 MS -0.3349 0.5585 -0.5996 0.5488 5.0502 1.1421 4.4219 0.0000 LNTA 0.0609 0.0232 2.6197 0.0088 -0.0362 0.0315 -1.1467 0.2515 LOATA 0.3929 0.1156 3.3993 0.0007 0.1098 0.1284 0.8547 0.3927 OWN -0.0373 0.0496 -0.7509 0.4527 -0.0653 0.0601 -1.0856 0.2777 GDP -6.4769 1.6010 -4.0455 0.0001 -8.7894 1.8173 -4.8365 0.0000 INFL 0.0211 0.2485 0.0847 0.9325 -0.7902 0.2738 -2.8857 0.0039 C 0.2887 0.4845 0.5958 0.5513 2.1443 0.6414 3.3432 0.0008
Nguồn: Tổng hợp kết quả hồi quy từ Eviews
- Nhân tố EQTA (Vốn chủ sở hữu /Tổng tài sản Có) được ước lượng có tác động
dương đến cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí, hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng theo chiều thuận: ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhỏ. Phần chi phí các ngân hàng này phải trả cho việc giải quyết các vấn đề về rủi ro thanh khoản và chi phí lãi vay của ngân hàng cao hơn phần lợi nhuận mang lại nhờ vào tác dụng của đòn bẩy tài chính. Điều này phù hợp với thực tế khi nhiều ngân hàng nhỏ đang phải gánh chịu nhiều rủi ro về mặt thanh khoản khi sử dụng vốn huy động đa phần là ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đồng thời, chi phí vốn vay của các ngân hàng này là rất cao do lãi suất huy động trên thị trường tăng liên tục trong thời gian qua. Mặt khác, trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, vốn chủ sở hữu trở thành một tấm đệm vững chắc cho hoạt động ổn định của NHTM, vì vậy, việc các NHTM tăng vốn điều lệ nhanh chóng trong thời gian qua để đáp ứng các quy định vốn tối thiểu của NHNN đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định Basel II cũng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM, nhất là việc tăng vốn đồng loạt của nhiều NHTM chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang mô hình thành thị. Tuy nhiên, không phải
cứ tăng vốn điều lệ là có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, mà việc này cần phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng ngân hàng. Đa phần ở Việt Nam là các NHTM nhỏ, chưa đủ vốn điều lệ tối thiểu và các quy định về an toàn vốn nhằm duy trì hoạt động bình thường cho ngân hàng, đôi với các ngân hàng này, việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm gia tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản và gia tăng thị phần ngân hàng. Đối với một số ngân hàng lớn (như một số NHTMNN và NHTMCP lớn) thì việc tăng vốn là điều cần xem xét khi các ngân hàng này đang hoạt động trong điều kiện hiệu suất giảm theo quy mô, việc tăng vốn không đi kèm với hiệu quả hoạt động gia tăng mà còn gia tăng chi phí vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.
- Chỉ tiêu NIE (Chi phí hoạt động/Tổng tài sản Có) có ảnh hưởng trái chiều đến
hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có chi phí hoạt động cao hơn thì ít hiệu quả hơn vì các ngân hàng này sử dụng không hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra các mức đầu ra nhất định. Các thành phần trong chi phí hoạt động của NHTM gồm có chi phí nhân viên, chi về tài sản (trích khấu hao, bảo trì, sửa chửa tài sản...), chi về quản lý và quảng cáo, chi bảo hiểm tiền gửi... trong đó, chi phí về lương nhân viên, chi phí quản lý và quảng cáo khuyễn mãi chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian qua, việc gia tăng không kiểm soát các loại chi phí này đã làm giảm trầm trọng hiệu quả hoạt động của các NHTM. Nguyên nhân của tình hình này là do trong giai đoạn này, đồng loạt nhiều NHTM được thành lập, đồng thời các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam, làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, từ đó, để nâng cao vị thế cạnh tranh, giữ vững thị phần và tạo được lợi nhuận buộc các ngân hàng phải gia tăng các hình thức khuyến mãi quảng cáo nhằm định vị thương hiệu ở các khách hàng. Đồng thời, các NHTMCP vừa và nhỏ không có nhiều ưu thế về vốn và kinh nghiệm quản lý như ở các NHTMNN và NHTMCP lớn, vì vậy, để cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng này buộc phải tăng lãi suất huy động, gia tăng quảng cáo khuyến mãi dưới các hình thức, khiến cho lãi suất huy động trên thị
trường tăng nhanh, buộc các NHTMNN phải tăng lãi suất theo để giữ khách hàng. Mặc dầu NHNN đã áp trần lãi suất huy động và cho vay đối với các NHTM, tuy nhiên, lãi suất “ngầm” ở một số NHTM vẫn cao, và các khoản chi phí trả lãi ngầm này nằm ở phần chi phí hoạt động của các NHTM, thay vì ở khoản mục chi phí trả lãi trên các BCTC của các NHTM. Ngoài ra, các khoản chi phí hoạt động gia tăng một phần vì sự mở rộng địa bàn hoạt động, mở thêm các chi nhánh, các phòng giao dịch của các NHTM trong giai đoạn 2008-2010 khiến cho chi phí này tăng cao, mặc dầu việc mở rộng hoạt động của các điểm giao dịch mới chưa hẳn đã mang lại hiệu quả cao. Như vậy, qua phân tích, ta có thể thấy các khoản chi phí này là các khoản chi phí có thể kiểm soát được và việc kiểm soát các chi phí này trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết để gia tăng hiệu quả hoạt động NHTM, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng.
- Tốc độ tăng trƣởng GDP có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM theo
chiều nghịch, và mức ảnh hưởng tương đối cao trong số các biến giải thích đối với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Tốc độ tăng trưởng Việt Nam trong những năm gần đây tương đối cao so với các nước trong khu vực và thế giới trong cùng khoảng thời gian, bình quân trên 6% thời kỳ 2007-2012, tuy nhiên, ở đây, tăng trưởng GDP lại có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của các NHTM, điều này có thể lý giải được nếu nhìn tăng trưởng GDP theo hướng chất lượng tăng trưởng. Thực vậy, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng với mức đóng góp của yếu tố vốn và lao động cao gấp ba lần so với yếu tổ năng suất tổng hợp TFP [25]. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ hiện đang sử dụng là tương đối thấp so với các nước trong khu vực; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR có xu hướng giảm thấp những năm gần đây do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, và tình trạng thất thoát, lãng phí vốn nhà nước vẫn diễn ra thường xuyên; và lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế cả về số lượng và trình độ tay nghề. Dưới thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam, cùng với môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định về mặt đầu tư và chi tiêu công, lạm phát, lãi suất... khiến cho lĩnh vực ngân hàng chịu tác động trực tiếp và mạnh từ những hệ
quả đó, thể hiện ở trình độ công nghệ ngân hàng mặc dầu đã có nhiều bước tiến song vẫn chưa có sự đóng góp lớn vào hiệu quả hoạt động ngân hàng những năm gần đây (đã phân tích ở mục 3.3.1.4), tình hình lạm phát, chính sách tài khóa và tiền tệ, chính sách lãi suất đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian qua. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng để đảm bảo cho nền kinh tế tài chính phát triển bền vững là điều thật sự cần thiết.
- Nhân tố ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Có) có quan hệ nghịch chiều với
hiệu quả kỹ thuật của các NHTM, với mức ý nghĩa thấp hơn 5%. Điều này có nghĩa là ngân hàng nào có mức sinh lời trên tài sản cao hơn thì có mức hiệu quả thấp hơn, nghe có vẻ phi lý. Đi sâu phân tích mối quan hệ này, ta biết hiệu quả kỹ thuật là việc tối thiểu hóa các nguồn lực đầu vào để đưa ra kết quả đầu ra cho trước, ở đây, các nguồn lực đầu vào là chi phí trả lãi (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của NHTM), lao động, và tư bản cần được tối ưu hóa, song các khoản chi phí này chưa thật sự tạo ra kết quả đầu ra tương ứng. Những năm gần đây, mục tiêu hàng đầu của các NHTM là đạt mức tăng trưởng tín dụng cao dẫn tới Tổng tài sản Có của các ngân hàng tăng tương ứng (nhờ vào chỉ tiêu Dư nợ khách hàng), tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng cao không đi kèm với nó là thu nhập từ lãi cao hơn trong hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân của thực trạng này là vì chất lượng tín dụng thấp do sự gia tăng thiếu kiểm soát của các khoản nợ xấu khiến cho chi phí dự phòng tăng, đồng thời chi phí huy động tiền gửi tăng mạnh (thậm chí nhiều ngân hàng có mức lợi nhuận thuần từ lãi âm). Như vậy, khoản lợi nhuận ngân hàng có được chủ yếu là từ các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối,