Vốn huy động và tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 60)

Số liệu thống kê của NHNN cho thấy (Biểu đồ 3.4), cuối năm 2007 khối NHQD (gồm AGRB, VCB, CTG, BIDV, MHB và NH chính sách xã hội) có thị phần huy động và cho vay áp đảo các khối khác, lần lượt là 59,5%, và 59,3%; thì đến cuối năm 2011, các tỷ lệ này chỉ còn 43,6%, và 51,3%, thị phần của các khối khác của toàn hệ thống hầu như thay đổi không đáng kể qua các năm. Trong khi đó, thị phần huy động và thị phần cho vay của nhóm NHTMCP tăng dần qua các năm 2007- 2011, nhất là thị phần huy động tăng mạnh và dần chiếm ưu thế so với khối quốc

doanh (từ 30.4% năm 2007 tới 47.1% đầu năm 2012). Như vậy, sự gia tăng thị phần đáng kể trong những năm gần đây xuất phát từ sự gia tăng về số lượng các NHTMCP, quy mô vốn, sự bùng nổ về mạng lưới của khối và cơ chế hoạt động và điều hành linh hoạt, tập trung vào hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của NHNN [46]

Biểu đồ 3.5 cho thấy, thị phần tín dụng khối quốc doanh vẫn chiếm ưu thế song thị phần nhỏ dần. Riêng thị phần tín dụng đầu năm 2012 có sự giảm nhẹ từ 35.5% năm 2011 xuống 34.8% đầu năm 2012 là do một số nguyên nhân sau: (1) NHNN áp trần tăng trưởng tín dụng 20% cho tất cả các ngân hàng không phân biệt lớn nhỏ

Biểu đồ 3.4:

nhằm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24/2/2011, điều này đã khiến cho tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống sụt giảm suốt năm 2011 đến đầu năm 2012, trong đó khối cổ phần là khối có chủ trương mở rộng thị phần tín dụng bị ảnh hưởng nhiều nhất (mặc dầu có một vài trường hợp vượt giới hạn trần tăng trưởng tín dụng); (2) khó khăn thanh khoản, chủ yếu là ở khối ngân hàng cổ phần vừa và nhỏ, cùng với hiệu ứng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; (3) NHNN siết chặt việc mở rộng mạng lưới của các NHTM nhằm kiềm chế lạm phát và nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng.

Theo số liệu Bảng 3.4, về tín dụng, AGRB giữ vị trí cao nhất trong hệ thống tuy có sự sụt giảm tăng trưởng tín dụng so với 2011 là 2,03%, giữ thị phần 15,75% năm 2012. CTG có sự tăng trưởng tín dụng năm 2012 với 13,6% và ở vị trí thứ 2 năm 2011 sau AGRB, sang 2012, BIDV vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần tín dụng (12,07%) với mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng 23,93%. MSB trong hệ thống có sự sụt giảm thị phần so với năm 2011 vì trong năm này, MSB có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm 23,33%. Ngược lại, MBB có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh (26,14%), cao hơn mức bình quân ngành (8,91%), xếp thứ hai sau SHB (94,82%).

Bảng 3.4: Thị phần huy động và tín dụng cuối năm 2011, 2012 của một số ngân hàng thƣơng mại

ĐVT: % Ngân

hàng

Thị phần tín dụng cuối năm Tăng trƣởng tín dụng so

năm 2011

Thị phần huy động cuối năm Tăng trƣởng tín dụng so năm 2011 2012 2011 2012 2011 AGRB 15.75 17.5 -2.03 15.08 13.6 22.78 BIDV 12.07 10.61 23.93 10.4 8.65 31.91 CTG 11.84 11.35 13.6 11.64 10.6 20.85 VCB 8.56 8.1 15.16 9.01 8.57 15.72 ACB 3.65 3.98 -0.007 4.47 7.04 -30.07 TCB 2.42 2.45 7.58 4.53 4.94 0.76 MBB 2.65 2.28 26.14 4.26 3.73 25.61 MSB 1.03 1.46 -23.33 2.59 2.85 -0.20 SHB 2.02 1.13 94.82 2.92 1.91 67.60 Khác 40.01 41.14 35.1 38.11

Về vốn huy động, AGRB giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn 2012, và có sự gia tăng thị phần huy động so với năm 2011, từ 13,6% lên 15,08%. Vị trí thứ 2 và thứ 3 thuộc về CTG và BIDV với tỷ lệ tăng trưởng tương ứng là 11,64% và 10,4% năm 2012. Thị phần huy động của VCB tăng nhẹ từ 8,57% lên 9,01% và tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống. Điều đáng chú ý là thị phần huy động của ACB sụt giảm nghiêm trọng từ 7,04% năm 2011 còn 4,47% năm 2012, cùng lúc đó là tăng trưởng tín dụng âm 30,07% năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư vào ban điều hành của ACB dẫn tới tình trạng rút tiền ồ ạt vào những tháng cuối năm 2012.

Nhìn chung, năm 2012 là năm hoạt động hiệu quả của BIDV khi ngân hàng này có mức tăng trưởng huy động và tín dụng cao trong toàn ngành. Ngoài ra, phải kể đến trường hợp của SHB khi Habubank sáp nhập vào ngân hàng này vào tháng 8/2012 làm cho thị phần huy động và tín dụng tăng mạnh, cùng với mức tăng trưởng tín dụng và huy động đứng đầu hệ thống (94,82% và 67,6%).

Xét trên toàn hệ thống, nhìn lại Bảng 3.3, ta thấy tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 ở cuối các tháng 4,6,9/2012 do tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)