Cộng đồng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 97 - 120)

Về vấn đề kiềm chế lạm phát,

 Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế cần chấp hành các quy định về quản lý giá, thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ trong hệ thống phân phối của DN. [5]

Về vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH,

 TCTD rà soát, đánh giá lại nợ xấu, đánh giá thực trạng TSĐB, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản này, đồng thời tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình DN, đối tượng vay vốn và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản... để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.

 TCTD chủ động cơ cấu lại nợ để hỗ trợ DN tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh, bán nợ xấu cho VAMC; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm CP hoạt động; tích cực trích lập, sử dụng dự phòng RR để xử lý nợ xấu.

Về vấn đề giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN,

 Các DN xuất khẩu cần liên kết, hợp tác để giữ thị trường và bảo đảm giá hàng xuất khẩu ở mức hợp lý.

 Các DN chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách bán hàng để giải quyết lượng tồn kho, đồng thời, tìm hiểu và tranh thủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng loại hình DN từ phía cơ quan chức năng.

 Các DN bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp, như giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa phù hợp với khả năng chi trả của thị

trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua, chuyển sang nhà ở xã hội, sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng. [4]

 Các TCTD rà soát, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao.

Về vấn đề nâng cao tính minh bạch thông tin trên TTCK,

 Cần chủ động phản hồi thông tin cho UBCKNN, Bộ Tài chính về những hạn chế, tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán, văn bản pháp quy, quy định ảnh hưởng đến hoạt động DN.

 Cung cấp kế hoạch tài chính trong tương lai 5 năm, RR kinh doanh, RR tài chính, các chính sách quản trị RR của DN, có thể xây dựng trong tương quan so sánh với ngành, đối thủ cạnh tranh.

 Chú trọng công tác quản trị DN, phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực và hợp lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế cần nhìn nhận rằng do tiến hành nhiều hiệu chỉnh mang tính chủ quan trong một môi trường kinh tế nhiều biến động, đa số những người thực hiện chưa hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG. Theo đó, những vấn đề tác động lớn đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay bao gồm cả những RR hệ thống và phi hệ thống.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, chương III trình bày những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người thực hiện trong công việc ĐG tại thị trường VN. Trong đó, luận văn tập trung vào những giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống tài chính thông qua giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH và giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN; đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và tính minh bạch của thông tin trên TTCK cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường.

Thông qua việc đưa ra các nhóm giải pháp, luận văn đề xuất việc thực hiện các giải pháp trên một cách động bộ nhằm nâng cao chất lượng và mức độ hài lòng của người thực hiện trong công việc ĐG tại thị trường VN.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở ra nhiều cơ hội đầu tư tại các khu vực mới trên thế giới, đặc biệt tại các TTMN, TTCB. Trong tiến trình đó, VN cũng nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các NĐT. Tuy nhiên, với đặc tính của một TTCB, việc đầu tư vào TTCK VN chứa đựng nhiều thách thức, RR. Đặc biệt, những RR này được phản ánh và tác động nhiều đến cách thức tiến hành và kết quả ĐG DN, trong khi đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cổ phần hóa, hoạt động liên doanh, mua bán sáp nhập, tái cơ cấu DN và cả những công việc cơ bản trong quá trình điều hành DN để tạo ra giá trị.

Xuất phát từ những vấn đề trên, luận văn tập trung vào hai khía cạnh chính: tìm hiểu công tác ĐG DN tại TTCK VN và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề tác động đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay.

Ở chủ điểm đầu tiên, luận văn hướng đến việc nghiên cứu cách thức thực hiện ĐG tại thị trường VN thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của TTMN, TTCB, các cơ sở lý thuyết liên quan đến vần đề ĐG DN, đặc biệt là những hiệu chỉnh được áp dụng trên các mô hình cơ bản khi tiến hành ĐG tại các TTMN; đồng thời, đưa ra cái nhìn tổng quan về môi trường kinh tế vĩ mô, TTCK và tiến hành điều tra thực nghiệm cách thức ĐG thực tế hiện nay tại TTCK VN đối với ba nhóm đối tượng chính bao gồm những người thực hiện công việc ĐG DN tại (i) các CTCK, (ii) CT QLQ/quỹ đầu tư/công ty đầu tư và (iii) các DN DVTC khác.

Kết quả điều tra cho thấy các phương pháp ĐG học thuật cũng như được sử dụng phổ biến trên thế giới đều khá thông dụng tại thị trường VN, đồng thời, các tất cả các lý thuyết cơ bản trong quá trình ĐG đều được ứng dụng. Đây là sự ứng dụng có hiệu chỉnh, tùy thuộc nhiều vào quan điểm chủ quan và sự đánh giá của người thực hiện về những RR tác động đến môi trường và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, cũng như tiềm năng phát triển của DN trong tương lai. Tuy nhiên, do tiến hành nhiều hiệu chỉnh mang tính chủ quan trong một môi trường kinh tế nhiều biến động, đa số những người thực hiện chưa hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG. Trong

đó, những vấn đề tác động lớn đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay, theo kết quả khảo sát bao gồm RR lạm phát, nợ xấu, RR thanh khoản và tính minh bạch thông tin còn hạn chế.

Dựa trên kết quả nghiên cứu trong chủ điểm thứ nhất, chủ điểm thứ hai của đề tài tập trung trình bày những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và mức độ hài lòng của người thực hiện trong công việc ĐG tại thị trường VN. Trong đó, luận văn đề xuất ba nhóm giải pháp chính:

Thứ nhất, nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống tài chính thông qua giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH và giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN.

Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và tính minh bạch của thông tin trên TTCK.

Cuối cùng là giải pháp cải thiện thanh khoản của TTCK VN.

Theo góc độ chủ quan, quá trình nghiên cứu vẫn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

Thứ nhất, về tính đại diện của kết quả khảo sát. 71 phiếu trả lời hợp lệ chưa thể đại diện hoàn toàn cho cách thức thực hiện, mức độ hài lòng cũng như mức độ đánh giá các rủi ro tác động đến công việc ĐG của những người thực hiện tại VN hiện nay.

Thứ hai, kết quả khảo sát chưa cho thấy được mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến con người ảnh hưởng lên kết quả định giá như trình độ, kinh nghiệm của người ĐG. Theo đó, nghiên cứu cũng chưa đưa ra được những giải pháp về vân đề này như nhu cầu cần đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ thực hiện ĐG hiện nay

Mặc dù còn một số thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã cơ bản đạt đƣợc những mục tiêu định hƣớng ban đầu và là nền tảng cho những nỗ lực học hỏi lâu dài hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng và mức độ hài lòng của ngƣời thực hiện trong công việc ĐG tại thị trƣờng VN. Qua đó, góp phần hỗ trợ các NĐT đƣa ra các quyết định khôn ngoan trong nhiều hoạt động đầu tƣ tài chính, từ đó gián tiếp thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm và dòng vốn đầu tƣ vào thị trƣờng VN.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Phiếu điều tra

Bảng câu hỏi này là một phần của luận văn thạc sỹ trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM mà tôi đang thực hiện. Xin vui lòng dành ít phút hoàn thành phiếu điều tra này. Câu trả lời của quý vị rất quan trọng và sẽ được bảo mật, chỉ sử dụng với mục đích đóng góp cho luận văn nghiên cứu. Tôi sẽ gửi đến quý vị kết quả thống kê sau khi hoàn thành cuộc điều tra.

Cám ơn sự tham gia của quý vị trong nghiên cứu này. Xin vui lòng trả lời trước ngày 10/08/2013.

Xin vui lòng diễn giải cụ thể khi bạn chọn phương án “Khác...” bên dưới. Trong các câu hỏi dưới đây, có thể chọn nhiều phương án trả lời ngoại trừ câu 1, 2, 8, 12, 13, 15, 21, 24.

1. Nghề nghiệp chính hiện nay của bạn: Chuyên viên phân tích tài chính Khác

2. Nơi làm việc hiện nay của bạn (nếu được xin vui lòng thể hiện tên doanh nghiệp bên cạnh loại hình bạn chọn):

a. Công ty chứng khoán

b. Công ty quản lý quỹ, hoặc công ty đầu tư c. Doanh nghiệp dịch vụ tài chính

d. Khác

3. Bạn sử dụng phương pháp nào trong việc định giá doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam:

a. Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF)

b. Mô hình định giá so sánh (phương pháp bội số) c. Mô hình định giá dựa trên tài sản

d. Khác

4. Cơ sở bạn phân định tỷ trọng từng phương pháp định giá để xác định kết quả cuối cùng:

a. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực/ ngành khác nhau b. Tùy thuộc vào thời gian định giá

c. Khác

d. Không sử dụng kết hợp các phương pháp

Xin vui lòng trả lời các câu hỏi liên quan đến những phương pháp bạn chọn trong câu 3:

DCF

5. Bạn sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền như thế nào? a. Sử dụng DCF làm công cụ chủ yếu

b. Sử dụng DCF làm phương pháp phụ

c. Phương pháp chính hay phụ tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau d. Sử dụng DCF để thẩm định dự án đầu tư

e. Sử dụng DCF để định giá doanh nghiệp đang hoạt động

6. Khi sử dụng DCF, bạn tính đến rủi ro của doanh nghiệp như thế nào? a. Hiệu chỉnh dòng ngân lưu

b. Hiệu chỉnh tỷ suất chiết khấu

c. Sử dụng phân tích độ nhạy để xem xét các NPV khác nhau d. Khác

7. Những hiệu chỉnh nào bạn áp dụng cho từng loại rủi ro sau đây? (i) Điều chỉnh

dòng tiền

(ii) Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu

(iii) Không điều chỉnh a. Lạm phát

ngoài dự kiến b. Thay đổi thuế

c. Rủi ro chính trị d. Rủi ro nợ công e. Rủi ro tỷ giá f. Rủi ro thanh khoản g. Rủi ro khác ...

8. Bạn có sử dụng WACC để tính toán chi phí sử dụng vốn của dự án hoặc doanh nghiệp?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không sử sụng

9. Khi áp dụng mô hình DCF, bạn sử dụng cách thức nào để tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu?

a. CAPM

b. Ước lượng theo kinh nghiệm bản thân tùy từng trường hợp c. Khác

10.Bạn sử dụng chỉ số nào làm căn cứ ước tính phần bù rủi ro tại Việt Nam trong trường hợp không sử dụng Beta?

a. Trái phiếu chính phủ Việt Nam

b. Trái phiếu các thị trường mới nổi khác (các quốc gia Châu Á, Châu Phi,...)

c. Những chỉ số phổ biến (S&P 500, Dow Jones, ...)

d. Ước lượng theo kinh nghiệm bản thân tùy từng trường hợp e. Khác

11.Bạn sử dụng chỉ số Beta từ nguồn: a. Tự tính toán

c. Beta đã tính toán sẵn từ các nhà cung cấp phổ biến (Bloomberg, chỉ số Beta ngành của DAMODARAN,...)

d. Khác

12.Bạn có hiệu chỉnh chỉ số Beta từ các nguồn trên khi áp dụng vào thị trường Việt Nam?

a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Không hiệu chỉnh

13.Bạn có sử dụng các giá trị Beta khác nhau cho mỗi doanh nghiệp cần định giá?

a. Có b. Không

14.Bạn sử dụng loại chỉ số Nợ/Vốn chủ sở hữu nào sau đây: a. Tỷ số mục tiêu

b. Tỷ số hiện tại

c. Tỷ số bình quân ngành d. Khác

15.Mức độ thường xuyên trong việc tính toán lại chi phí sử dụng vốn: a. Hàng tháng b. Hàng quý c. Sáu tháng/lần d. Hàng năm e. Cập nhật liên tục f. Ít khi

g. Không ước tính lại

Phƣơng pháp định giá so sánh (định giá bội số)

16.Bạn sử dụng mô hình định giá so sánh (phương pháp bội số) như thế nào? a. Sử dụng phương pháp bội số làm công cụ chủ yếu

c. Phương pháp chính hay phụ tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau d. Sử dụng phương pháp bội số để thẩm định dự án đầu tư

e. Sử dụng phương pháp bội số để định giá doanh nghiệp đang hoạt động 17.Loại bội số nào bạn thường xuyên sử dụng?

a. P/E (Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu) b. P/B (Hệ số giá trên giá trị sổ sách)

c. P/S (Hệ số giá trên doanh thu mỗi cổ phiếu) d. Khác

18.Bạn thường sử dụng loại P/E nào sau đây để định giá: a. P/E ngành

b. P/E nội tại

c. P/E bình quân quá khứ của doanh nghiệp d. P/E thị trường

19.Bạn thường sử dụng loại P/B nào sau đây để định giá: a. P/B ngành

b. P/B bình quân quá khứ của doanh nghiệp

20.Bạn thường sử dụng loại P/S nào sau đây để định giá: a. P/S ngành

b. P/S bình quân quá khứ của doanh nghiệp

21.Sau khi xác định mức giá trị bội số, bạn sử dụng ngay giá trị đó để định giá hay hiệu chỉnh thêm theo một mức tỷ lệ khấu trừ (hoặc vượt trội) theo đánh giá chủ quan về rủi ro (hoặc tiềm năng) của doanh nghiệp?

a. Thường xuyên hiệu chỉnh

b. Thỉnh thoảng hiệu chỉnh, tùy từng trường hợp khác nhau c. Không hiệu chỉnh, sử dụng ngay giá trị bội số theo tính toán

Mô hình định giá dựa trên tài sản

22.Bạn sử dụng mô hình định giá dựa trên tài sản như thế nào?

a. Sử dụng mô hình định giá dựa trên tài sản làm công cụ chủ yếu b. Sử dụng mô hình định giá dựa trên tài sản làm phương pháp phụ

c. Phương pháp chính hay phụ tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau d. Sử dụng mô hình định giá dựa trên tài sản để thẩm định dự án đầu tư e. Sử dụng mô hình định giá dựa trên tài sản để định giá doanh nghiệp đang hoạt động

23.Khi áp dụng mô hình định giá dựa trên tài sản, bạn sử dụng a. Phương pháp giá trị sổ sách (book value method)

b. Phương pháp giá trị thay thế (replacement value method) c. Phương pháp giá trị thẩm định (asset accumulation method)

d. Phương pháp vốn hóa lợi nhuận thặng dư (capitalized excess earnings method)

e. Khác

24.Mức độ hài lòng về phương pháp/kết quả định giá hiện nay của bạn: a. Rất không hài lòng

b. Không hài lòng c. Bình thường d. Hài lòng e. Rất hài lòng

25.Những vấn đề tác động đến kết quả cũng như những hiệu chỉnh trong quá trình định giá của ban hiện nay (đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 97 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)