Giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 81)

doanh của cộng đồng doanh nghiệp

Thứ nhất, đẩy mạnh tiêu dùng trong và ngoài nước.

 Khuyến khích các DN liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”. [4]  Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu.

 Mở rộng thị trường xuất khẩu trên cơ sở tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, dịch vụ. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, tập trung duy trì các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới có tiềm năng. Khuyến khích các DN tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, chú ý những mặt hàng VN có thế mạnh như gạo, cà phê, … khuyến khích, hỗ trợ DN thay đổi cơ cấu xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm giá trị gia tăng.

 Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm CP cho DN, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu VN. Cụ thể, rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác khai thuế điện tử qua mạng, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống NH, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế và hải quan. Phấn đấu giảm CP tuân thủ thủ tục hành chính thuế hải quan cho cá nhân, tổ chức và DN. Theo đó, cũng giảm được thời gian và CP lưu kho hải quan cho các DN.

Thứ hai, hạn chế nhập siêu.

 Áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế để giảm nhập siêu, tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

 Nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp chống buôn lậu phù hợp với từng địa bàn, mặt hàng, đối tượng (cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy,...). Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, hàng hóa xuất nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng xách tay để ngăn chặn gian lận thương mại.

Thứ ba, khai thông nguồn vốn cho DN.

 Thực hiện đồng bộ các biện pháp về vốn tín dụng, lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực có sản phẩm tồn kho lớn như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…

 Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Tạo thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực, đặc biệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, tín dụng, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh.

 Xem xét giảm thuế thu nhập DN để tăng nguồn vốn tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, hỗ trợ thanh khoản thị trường bất động sản.

 Các địa phương có tồn kho sản phẩm bất động sản lớn hạn chế tối đa sử dụng nguồn từ ngân sách để đầu tư, xây dựng mới nhà ở tái định cư, thay vào đó, dùng nguồn vốn này và các nguồn tài chính hợp pháp khác để mua lại các dự án nhà ở thương mại phù hợp, phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách: Người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động. [4]

 Đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỷ (30% dành cho DN, 70% dành cho cá nhân). Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình triển khai thực hiện gói tín dụng này cho chương trình nhà ở xã hội, đến trung tuần tháng 7/2013, các NHTM chỉ cho vay được 56 khách hàng cá nhân với tổng tiền giải ngân 11 tỷ đồng, trong khi nhu cầu của xã hội rất lớn. Một trong những nguyên nhân khiến cho việc giải ngân chưa được đẩy nhanh là do thị trường chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được điều kiện vay của gói hỗ trợ này. Quy định yêu cầu chủ đầu tư phải có sản phẩm để người dân lựa chọn, ký kết hợp đồng trước khi thực hiện thủ tục vay vốn. Tuy nhiên, do thời gian trước đây các DN chỉ chú trọng đầu tư xây dựng phân khúc nhà ở thương mại cao cấp có quy mô lớn và giá bán cao nên quỹ nhà ở

xã hội và nhà ở thương mại có quy mô dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2

tại các địa phương khá ít. Điển hình như tại TP.HCM, tính đến cuối tháng 5/2013, số căn hộ tồn kho là 12.613 căn hộ, với tổng giá trị số vốn tồn kho ước tính là 22.414 tỷ đồng. Trong số đó, chỉ có tám dự án nhà ở thương mại với khoảng 2.004 căn hộ có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thuộc diện được hưởng ưu đãi của gói tín dụng [27]. Vì vậy, điều cần thiết hiện nay là các DN cần tập trung tạo nguồn cung để đủ điều kiện ký hợp đồng với khách hàng.

Nguyên nhân thứ hai là việc tổ chức cho phép điều chỉnh cơ cấu diện tích nhà thương mại sang nhà xã hội, chuyển đổi dự án… đang diễn ra rất chậm, đặc biệt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Đến giữa tháng 7/2013, cả nước có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 33.000 căn hộ, chiếm tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng, 16 dự án nhà ở thương mại khác đăng ký chuyển đổi cơ cấu căn hộ với quy mô 4.700 căn hộ ban đầu, được điều chỉnh tăng lên 6.600 căn hộ. Tuy nhiên, tổng số dự án được phê duyện chưa nhiều. Tại Hà Nội, trong số 26 dự án nộp hồ sơ xin chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà xã hội, mới chỉ có 5 trường hợp được Ủy ban Nhân dân Thành phố chấp thuận. Bên cạnh đó, để vay được vốn, trường hợp là cá nhân, hộ gia đình ngoài chính sách cần có các xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi đối tượng đang cư trú về tình trạng nhà ở, xác nhận chưa có nhà ở thuộc sở hữu, chưa được thuê, mua nhà ở xã hội trước đó hoặc có nhà ở thuộc sở hữu nhưng nhà chật chội có diện tích bình quân dưới 8m2 sàn/người hoặc nhà ở hư hỏng, dột nát... Trong khi nhiều địa phương không xác nhận về thực trạng nhà ở cho người dân có nhu cầu, với lý do không biết có thực sự khó khăn về nhà ở, có nhà ở nơi khác hay không…

Vì vậy, để gói hỗ trợ mau chóng đến được những người dân có nhu cầu về nhà ở, sự nhiệt tình của cơ quan chức năng trong việc xác nhận giấy tờ với những người thuộc đối tượng được vay cũng như thời gian xem xét và phê duyệt chuyển đổi dự án phù hợp cần được cải thiện.

3.2. NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.2.1.Tăng cƣờng tính minh bạch thông tin của thị trƣờng chứng khoán

Tính minh bạch của TTCK được nhìn nhận theo ba nội dung: Quy định của pháp luật về công bố thông tin; Chế độ kế toán, kiểm toán trên TTCK; Quản trị công ty và trách nhiệm công bố thông tin của các DN. Với việc ban hành Thông tư 09/2010/TT-BTC về công bố thông tin trên TTCK, thay thế bằng Thông tư 52/2012/TT-BTC, Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các tổ chức niêm yết trên SGDCK và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán... tính minh bạch của TTCK VN đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn được tiếp tục triển khai để nâng cao sự minh bạch, tạo lập sự tin tưởng nơi các NĐT, cũng như cải thiện độ tin cậy của các thông số trong mô hình ĐG.

3.2.1.1. Về việc công bố thông tin

Thứ nhất, đối với các cơ quan quản lý

Bản cáo bạch: Con dấu của UBCKNN trong bản cáo bạch của DN hiện nay

không đảm bảo tính chính xác của mọi thông tin mà DN công bố, mà chỉ hàm nghĩa rằng, việc công bố thông tin của DN đã được thực hiện đúng theo các quy định pháp luật. Trong khi đó, bản cáo bạch là căn cứ rất quan trọng để bước đầu tìm hiểu thông tin về DN, tác động đến kết quả ĐG, cũng như việc ra quyết định đầu tư. Vì vậy, UBCKNN cần kiểm tra độ chính xác của các bản cáo bạch. Nếu DN công bố những thông tin không chính xác về tài chính, các yếu tố RR,... cả 3 đối tượng sau cùng phải liên đới chịu trách nhiệm: bản thân DN, kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn.

Công bố thông tin bất thƣờng: Cần siết chặt hơn việc công bố thông tin bất

thường, đưa ra các mức cảnh báo mà DN có thể gặp, nếu công ty nào rơi vào các trường hợp đó thì phải công bố thông tin nhanh chóng theo thời gian quy định.

Quan hệ công chúng: UBCKNN cần thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ

cảm. Ở quốc gia khác, UBCK có bộ phận phụ trách quan hệ công chúng (PR) nhằm phục vụ cho việc phối hợp giữa Ủy ban với các cơ quan ngôn luận. Ủy ban không chỉ công bố thông tin ra bên ngoài mà còn tiếp nhận, giải đáp các tin đồn, xử lý thông tin từ các cơ quan truyền thông.

Tăng cƣờng công tác giám sát: Đối với hành vi thao túng thị trường, hiện

nay, SGDCK tiến hành giám sát và có báo cáo hàng ngày, từ kết quả đó sẽ thực hiện phân tích, tổng hợp; theo dõi kết quả của nhiều ngày kết hợp với những thông tin khác để đưa vào diện nghi ngờ, sau đó tiến hành điều tra, xử lý. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp khó khăn do hệ thống giám sát hiện tại mất khá nhiều thời gian. Do đó, để quá trình này được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, dựa vào kinh nghiệm phát hiện vi phạm trong quá trình hoạt động và kinh nghiệm từ những nước phát triển, SGDCK cần hệ thống hóa dấu hiệu của các tình huống giao dịch bất lợi cho thị trường để tiến hành kiểm tra ngay khi thấy có dấu hiệu vi phạm, không để NĐT chờ đợi kết luận quá muộn của thanh tra. Bên cạnh đó, cần phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát, tổ chức kiểm tra bất thường và định kỳ. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của các DN về tầm quan trọng của minh bạch thông tin, tích cực tuyên truyền, phổ biến cho các DN về trách nhiệm và lợi ích của việc minh bạch thông tin khi tham gia thị trường.

Thứ hai, đối với công ty tham gia TTCK

Thực tế hiện nay cho thấy số lượng các công ty tham gia trên TTCK khá nhiều và sự lựa chọn của các NĐT ngày càng phong phú. Để giới thiệu, cung cấp những hình ảnh trung thực về hoạt động và tiềm năng phát triển của công ty một cách hiệu quả, các công ty tham gia trên TTCK cần chú trọng phát triển hoạt động IR (Investor Relations) - hoạt động quan hệ NĐT.

IR là hoạt động truyền thông tài chính giúp NĐT nắm bắt được giá trị DN một cách đầy đủ và trung thực. Công cụ của IR bao gồm các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, quản trị công ty, các báo cáo phân tích… và một website thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình hoạt động của DN đến NĐT. Bên cạnh đó,

còn có những buổi giao lưu, hội thảo, tham quan DN để NĐT hiểu rõ hơn hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty; từ đó, có đủ cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như triển vọng của DN.

Nguyên lý quan trọng trong hiệu quả truyền thông IR là: thông tin trọng yếu; tình tiết trung thực; diễn giải khách quan và sự công bằng trước các đối tượng đầu tư.

Hoạt động IR có thể được đảm trách bởi một nhóm, một phòng IR trong nội bộ công ty; hoặc một công ty IR chuyên nghiệp bên ngoài. Bộ phận IR có trách nhiệm kịp thời cung cấp các thông tin đầy đủ và chuẩn xác về hoạt động của DN ra thị trường và tiến hành tiếp nhận các phản hồi. Phản hồi sẽ được xử lý và sàng lọc trước khi chuyển tới ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng. IR chủ động đề xuất loại thông tin nào cần công bố và hỗ trợ ban lãnh đạo điều phối công tác chuẩn bị tại từng bộ phận chuyên môn.

Hiện nay, phần lớn DN vẫn chưa có bộ phận IR riêng. Khi có bất cứ sự cố nào, người lãnh đạo thường phải xử lý. Trong khi đó, nếu hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, mọi sự cố đều có thể có hướng giải quyết kịp thời, không để ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của DN.

Tóm lại, hoạt động IR cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả để thỏa mãn nhu cầu thông tin trên TTCK VN hiện nay, qua đó cũng góp phần cải thiện kết quả ĐG của các chuyên viên phân tích.

Hình 3.1 – Mục tiêu của IR

Nguồn: www.dragoncapital.com [56]

Ngoài việc phát triển hoạt động IR, các DN trên thị trường hiện nay cần chú ý những vấn đề sau:

 Cung cấp những phân tích, đánh giá về RR kinh doanh của công ty. Hiện nay, báo cáo của các DN chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin. Ngoài những thông tin được nêu, những đánh giá của ban quản trị về những RR có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty cũng rất quan trọng và hữu ích. Việc phân tích này sẽ giúp NĐT và các chuyên viên nắm bắt một cách rõ ràng những thách thức của công ty trong tương lai và từ đó có cơ sở để xem xét khi gặp những tin đồn thất thiệt về khó khăn của công ty, cũng như trong việc điều chỉnh các thông số ĐG DN.

 Việc công bố kế hoạch tài chính trong 5 năm tiếp theo cần được xem xét. Đây là cơ sở để định lượng sự phát triển của DN và là những thông số cần thiết cho các mô hình ĐG cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay, đa phần các công ty chỉ công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp.

3.2.1.2. Về chế độ kế toán, kiểm toán

Thứ nhất, đối với hoạt động kế toán: Các cơ quan chức năng cần tiếp tục ban hành đầy đủ hệ thống chuẩn mực kế toán. Hoàn thiện kế toán VN phù hợp với thông lệ quốc tế, làm cơ sở cho kiểm toán viên kiểm tra, xác nhận độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, phục vụ các tổ chức, cá nhân và NĐT; đồng thời cũng là cơ sở để có thể so sánh kết quả kinh doanh giữa các công ty với nhau.

Thứ hai, đối với hoạt động kiểm toán: Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong NKT thị trường vì nó là độ tin cậy cho thông tin tài chính. Hầu hết các dịch vụ kiểm toán ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Vì vậy, Hiệp hội kiểm toán cần nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ thi kiểm toán viên hành nghề để có được những kiểm toán viên có năng lực. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán.

3.2.2.Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Những người thực hiện công việc ĐG DN hiện nay không chỉ là các chuyên viên bản xứ mà còn có những chuyên gia tài chính nước ngoài, đặc biệt là các chuyên viên quản lý quỹ đầu tư. Hiện nay, đã xuất hiện một số trang thông tin tổng hợp về tình hình kinh doanh và tài chính tại VN bằng ngôn ngữ tiếng Anh . Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)