Mô hình định giá so sánh (bội số)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 31 - 32)

Theo Damoradan, trong ĐG so sánh, mục tiêu là xác định giá trị một tài sản dựa trên thị giá hiện tại của các tài sản tương tự. Để ĐG các tài sản trên cơ sở so sánh tương đương, các mức giá phải được chuẩn hóa. Thông thường, sự chuẩn hóa được thực hiện bằng cách chuyển đổi các mức giá vào trong bội số của một vài biến số thông dụng. Biến số chung này thường là mức lợi nhuận, giá trị sổ sách hoặc doanh thu của các cổ phiếu được giao dịch đại chúng. (Security Analysis for Investment and Corporate Finance [11])

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến do những lý do sau:  Đòi hỏi ít thời gian và nguồn lực hơn phương pháp DCF.

 Thuận lợi trong việc thuyết phục và bảo vệ quan điểm của người ĐG.  Nhu cầu xem xét cổ phiếu trong mối tương quan với thị trường.

Bội số lợi nhuận - Khi mua một cổ phiếu, các NĐT thường nhìn vào bội số của mức giá phải trả trên lợi nhuận mỗi cổ phần – tỷ số P/E (price to earnings ratio). Nói cách khác, họ thường xem xét tính hợp lý giữa CP bỏ ra và khả năng sinh lời của mỗi cổ phần. Lợi nhuận của DN trong phương pháp này thường là lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế và lãi vay (earnings before interest and taxes - EBIT) hoặc lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (earnings before interest, taxes, depreciation and amortization – EBITDA).

Bội số giá trị sổ sách - Các NĐT thường xem xét mối quan hệ giữa mức giá chi trả cho mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu để đo lường xem cổ phiếu đó đang vượt giá trị hay dưới giá trị thực. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách mỗi cổ phần (price to book value ratio – P/B) giữa các ngành khác nhau có thể khác biệt nhiều. Sự chênh lệch đó phụ thuộc vào tiềm năng tăng trưởng và chất lượng của đối tượng đầu tư trong mỗi ngành.

Bội số doanh thu - Cả lợi nhuận và giá trị sổ sách đều là những đơn vị lo lường kế toán và được xác định bởi các chuẩn mực và nguyên lý kế toán. Một trong những phương pháp tiếp cận thay thế, ít chịu ảnh hưởng bởi sự lựa chọn các phương pháp kế toán hơn, là sử dụng chỉ số giữa giá so với doanh thu DN đó tạo ra. Đối với các NĐT cổ phần, đó chính là tỷ số giá trên doanh thu (price to sales ratio – P/S),

trong đó tử số là thị giá của vốn chủ sở hữu và mẫu số là doanh thu do DN tạo ra. Xét theo khía cạnh giá trị cả DN, tỷ số này có thể hiệu chỉnh thành tỷ số giá trị DN trên doanh thu (the enterprise value to sales ratio - VS), trong đó tử số được thay bằng giá trị thị trường của các tài sản hoạt động của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)