Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 43 - 47)

NKT VN trong những năm qua đã thể hiện sức bật mạnh mẽ trong giai đoạn 2000 – 2007. Tuy nhiên, đến năm 2008, VN đã phải đối diện với tình hình lạm phát tăng cao – hệ quả từ quá trình phát triển nóng các năm trước đó. Theo đó, chính phủ đã đưa ra các giải pháp bình ổn vào tháng 3/2008. Động thái này cũng đánh dấu việc chuyển hướng mục tiêu từ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sang mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài và nhiều thử thách. Có thể nói, nên kinh tế VN đã rơi vào “vòng luẩn quẩn” giữa lạm phát và tăng trưởng từ năm 2008.

NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản (LSCB) ba lần trong 6 tháng đầu năm 2008 theo chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Trong đó, nổi bật là lần điều chỉnh tăng LSCB lên mức 14%/năm vào tháng 6/2008. Đây là mức LSCB cao nhất từ năm 2000 đến nay. Các giải pháp bình ổn và sự gia tăng lãi suất đã phát huy tác dụng khi CPI đã dần dần sụt giảm trong các tháng tiếp theo. Tuy nhiên, từ đây, CP vốn của các NH và cộng đồng DN bị đẩy lên cao. Các DN gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ, khó tiếp cận nguồn vốn, giá bán thành phẩm gia tăng để bù đắp CP, và hệ quả tất yếu là lạm phát đã quay trở lại mạnh mẽ trong năm 2011.

Từ năm 2012 đến nay, NKT VN vẫn phải tiếp tục đương đầu với các khó khăn, đặc biệt là môi trường kinh doanh ảm đạm, nợ xấu gia tăng trong hệ thống NH làm cho dòng vốn tín dụng chưa được khai thông mặc dù lãi suất cho vay đã được giảm dần nhằm hưởng ứng chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN. Lạm phát đã tạm thời giảm nhiệt do sự giảm giá của của hàng hóa và sự sụt giảm của nhu cầu trong nước.

Đồ thị 2.1 - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) VN giai đoạn 2000 -2012

Nguồn: TCTK [44]

Bảng 2.1 - Quyết định thay đổi lãi suất cơ bản

9,00%/năm 242/2000/QĐ-NHNN 02/08/2000 5/8/2000 8,70%/năm 154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001 1/3/2001 8,40%/năm 237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001 1/4/2001 7,80%/năm 557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001 1/5/2001 7,20%/năm 1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001 1/10/2001 7,44%/năm 792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002 1/8/2002 7,50%/năm 285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003 1/4/2003 7,80%/năm 93/QĐ-NHNN 27/1/2005 1/2/2005 8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 1/12/2005 8,75%/năm 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 1/2/2008 12%/năm 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 14%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/6/2008 13,0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 5/11/2008 11%/năm 2808/QĐ-NHNN 20/11/2008 21/11/2008 10,0%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 5/12/2008 8,5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 7,0%/năm 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 1/2/2009 8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 1/12/2009 9%/năm 2619/QĐNHNN 05/11/2010 5/11/2010 Nguồn: NHNN [48]

Bảng 2.2 - Một số chỉ số kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Chỉ số sản xuất công nghiệp (%) 116,8 116,8 113,9 108,5 115,7 113,5 105,9

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,4 2,9 2,9 2,2 2,0

Trái phiếu chính phủ (%/GDP) 8,3 13,5 15,1 12,2 13,5 12,7 17,0

Nợ nước ngoài (triệu USD) 18.649 23.285 26.488 33.085 49.343 57.841

Xuất khẩu (triệu USD) 39.826 48.561 62.685 57.096 72.237 96.906 114.600

Tăng trưởng xuất khẩu 23% 22% 29% -9% 27% 34% 18%

Nhập khẩu (triệu USD) 44.891 62.765 80.714 69.949 84.839 106.750 114.300

Tăng trưởng nhập khẩu 22% 40% 29% -13% 21% 26% 7%

Cán cân thương mại (triệu USD) (5.065) (14.203) (18.029) (12.853) (12.602) (9.844) 300

Cán cân vãng lai (triệu USD) (164) (6.953) (10.823) (6.608) (4.276) 236

Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 13.384 23.479 23.890 16.447 12.467 13.539 23.000

Tỷ giá hối đoái 16.054 16.017 17.483 18.479 19.773 20.800 20.828

Nguồn: TCTK [44], Asianbondsonline [26], NH Thế Giới [29], NHNN [48]

Tất cả những yếu tố trên đã thể hiện tác động rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng GDP cả NKT. Sau ba năm liên tiếp đạt tốc độ tăng GDP trên 8%, nhịp độ tăng trưởng đã bắt đầu chậm lại từ năm 2008 đến nay dưới tác động của nhiêu biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ. Tín dụng thắt chặt dẫn đến nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế bị hạn chế, kéo theo chi tiêu đầu tư chững lại, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê (TCTK), trong giai đoạn 1986 – 2010, yếu tố vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong động lực tăng trưởng GDP VN. Mức độ đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư sụt giảm tác động không nhỏ đến tăng trưởng GDP từ năm 2009.

Đồ thị 2.2 – Tốc độ tăng trƣờng GDP VN giai đoạn 2000 -2012

Nguồn: TCTK [44]

Đồ thị 2.3 – Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố trong sự tăng trƣởng GDP 1986-2010

Đồ thị 2.4 - Tỷ trọng vốn đầu tƣ/GDP và ICOR giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: TCTK [44]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)