Các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 95 - 97)

Về vấn đề kiềm chế lạm phát,

 NHNN VN chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng vẫn bảo đảm tính thanh khoản của NKT và hoạt động của các TCTD. [5]

 Bộ Công Thương chủ trì triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; đồng thời, tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý thị trường, không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động về nguồn hàng, giá cả trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là đối với các loại vật tư quan trọng như: xăng, dầu, điện, phân bón, thuốc trừ sâu... và hàng tiêu dùng thiết yếu như: lương thực, thuốc chữa bệnh,... Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng, dầu, khoáng sản, lương thực...

 Các đơn vị, cá nhân liên quan tại từng địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành.

Về vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH,

 NHNN tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay, chất lượng tín dụng, an toàn hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng RR. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu RR trong hoạt động NH.

 NHNN đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc NHTM, kiên quyết xử lý các NH yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù

hợp, bảo đảm ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân gửi tiền và sử dụng dịch vụ NH.

 Bộ Tư pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD và giúp TCTD thu hồi tài sản sớm nhất. Các cơ quan công an, tư pháp và tòa án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý các vụ án có liên quan đến hoạt động NH và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho NKT.

 Các cơ quan chức năng hỗ trợ các TCTD hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Về vấn đề giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN,

 NHNN điều hành các NHTM xử lý kịp thời các ách tắc về tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý cho xuất khẩu.

 NHNN hướng dẫn các NH trong nước tập trung ngoại tệ cho vay để nhập khẩu đối với những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được; hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích.

 NHNN chủ trì việc đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ, DN sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghiệp hỗ trợ.

 NHNN kiểm tra việc cho vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ của các NHTM NN theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, đồng thời thực hiện tái cấp vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho các NHTM NN thực hiện. [4]

 Bộ Xây dựng rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

 Các ban ngành chức năng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính để giải quyết nhanh việc tiếp cận, sử dụng vốn, đất đai, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định giá doanh nghiệp trên thị trường mới nổi và ứng dụng tại việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)