Một phương pháp đơn giản hơn nhưng cũng rất phổ biến giữa các chuyên viên phân tích là phương pháp ĐG bội số. Có thể kể đến những hiệu chỉnh trên các bội số như sau:
Hiệu chỉnh bội số theo RR quốc gia
Trong trường hợp không có các đối tượng so sánh tương đồng trong NKT quốc gia để tính toán các bội số so sánh, có thể sử dụng các dữ liệu tham khảo về các DN tương đồng tại các thị trường đã phát triên. Tuy nhiên, bội số từ các NKT đã phát triển cần được điều chỉnh một cách hợp lý trước khi sử dụng tại TTMN. Nguyên nhân đầu tiên là sự khác biêt lớn giữa các quốc gia về hệ thống báo cáo kế toán. Nguyên nhân thứ hai là có thể có sự khác biệt lớn trong quan điểm về giá trị của cùng một nhóm tài sản giữa TCK tại các quốc gia khác nhau.
Việc điều chỉnh được tiến hành thông qua việc tính toán các hệ số hiệu chỉnh giữa các bội số bình quân toàn thị trường của mỗi quốc gia. Phương pháp này giả định rằng có mối quan hệ tuyến tính về giá tồn tại giữa TTCK tại các quốc gia khác nhau.
Hiệu chỉnh bội sô theo thời gian
Trong các bội số so sánh, thời gian là nhân tố rất quan trọng vì các bội số phản ánh sự thay đổi quan điểm của các NĐT qua thời gian. Pereiro cho rằng các bội số tương quan được sử dụng trong các thương vụ M&A được thu thập hoặc tính toán trong khoảng thời gian gần với thời điểm ĐG nhằm thể hiện quan điểm hiện tại của các NĐT. Tuy nhiên, trong trường hợp ĐG giá trị dài hạn của một khoản đầu tư, các giá trị bình quân quá khứ sẽ là cơ sở tham khảo tốt hơn để xác định, dự phóng các bội số tương lai dài hạn.
Hiệu chỉnh bội sô theo RR phi hệ thống
Theo Pereiro, bội số của một công ty đại chúng cần phản ánh được giá trị của một cổ phần “thiểu số” có tính thanh khoản cao. Nói cách khác, bội số này cần được hiệu chỉnh theo các mức chiết khấu hoặc phần bù thêm tùy theo các RR phi hệ thống về quy mô, kiểm soát hay tính thanh khoản.( Valuation of Companies in Emerging Markets: A Practical Approach [16])