Về vấn đề kiềm chế lạm phát,
Theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI; đồng thời tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng
giá, phí bất hợp lý, trái pháp luật, tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.
Kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do NN ĐG; hàng hóa, dịch vụ do NN đặt hàng giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương; hàng hóa, dịch vụ còn được trợ cước, trợ giá theo thẩm quyền; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá (nếu có) đến tình hình kinh tế xã hội và CPI, tránh điều chỉnh vào cùng một thời điểm đẩy CPI tăng cao.
Chủ trì rà soát, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư của các DN NN, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn.
Về vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH,
Xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của DN NN.
Nghiên cứu, ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của các TCTD.
Ban hành danh sách các công ty thẩm định giá, công ty kế toán, kiểm toán đủ tiêu chuẩn tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu để xác định giá trị thị trường của DN, tài sản và các khoản nợ xấu.
Về vấn đề giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN,
Triển khai thực hiện các biện pháp giảm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế đầu tư mở rộng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP. [4]
Về vấn đề nâng cao tính minh bạch thông tin trên TTCK,
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán VN, xóa dần sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán VN so với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, công bố danh sách các DN kiểm toán có đủ năng lực, uy tín, đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Nghiên cứu và hướng dẫn lập báo cáo tài chính, kế toán cùng các giải thích, thuyết minh theo hướng diễn đạt đơn giản để người đọc có thể hiểu được thông tin mà báo cáo cung cấp.
3.4.3.Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc
Về vấn đề nâng cao tính minh bạch thông tin trên TTCK,
Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng thông tin công bố và xử lý nghiêm những DN có gian lận trong việc lập và công bố các thông tin theo quy định, đặc biệt là bản cáo bạch và báo cáo tài chính.
Thiết lập một bộ phận kiểm tra tính tuân thủ các quy định và các chuẩn mực kế toán của các DN niêm yết trong việc lập và công bố thông tin kế toán.
Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ giới báo chí, truyền thông, chủ động giải thích các thông báo về những vấn đề nhạy cảm.
Tăng cường thanh tra, giám sát việc công bố thông tin đúng yêu cầu về mặt số lượng và thời gian báo cáo; hệ thống hóa dấu hiệu của các tình huống giao dịch bất lợi cho thị trường để tiến hành kiểm tra ngay khi thấy có dấu hiệu vi phạm nhằm bình ổn thị trường, tránh hiện tượng đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
Tổ chức lại các website theo hướng nâng cấp giao diện tiếng Anh; tiến hành cập nhật các quy định, văn bản pháp lý, thông tin nhanh chóng, đầy đủ hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm và phân tích của các NĐT và chuyên viên nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định website của các công ty tham gia thị trường phải có ít nhất 2 ngôn ngữ Anh - Việt, việc công bố thông tin bằng Anh ngữ phải nhanh chóng, đầy đủ và chính xác như các thông tin công bố bằng Việt ngữ.
Về vấn đề cải thiện thanh khoản TTCK,
Áp dụng thí điểm hình thức cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu trên 49% cổ phần tại một số DN niêm yết hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không cần hạn chế sự tham gia của nhà ĐTNN. Việc giới hạn quyền biểu quyết của các
cổ phần vượt ngưỡng 49% của các NĐTNN cũng như hình thức giới hạn cần linh hoạt cho phép các DN tự quyết định.
3.4.4.Các bộ ngành liên quan
Về vấn đề kiềm chế lạm phát,
NHNN VN chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng vẫn bảo đảm tính thanh khoản của NKT và hoạt động của các TCTD. [5]
Bộ Công Thương chủ trì triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; đồng thời, tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý thị trường, không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động về nguồn hàng, giá cả trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là đối với các loại vật tư quan trọng như: xăng, dầu, điện, phân bón, thuốc trừ sâu... và hàng tiêu dùng thiết yếu như: lương thực, thuốc chữa bệnh,... Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng, dầu, khoáng sản, lương thực...
Các đơn vị, cá nhân liên quan tại từng địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành.
Về vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH,
NHNN tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay, chất lượng tín dụng, an toàn hoạt động, phân loại nợ và trích lập dự phòng RR. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm thiểu RR trong hoạt động NH.
NHNN đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc NHTM, kiên quyết xử lý các NH yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù
hợp, bảo đảm ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân gửi tiền và sử dụng dịch vụ NH.
Bộ Tư pháp nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD và giúp TCTD thu hồi tài sản sớm nhất. Các cơ quan công an, tư pháp và tòa án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý các vụ án có liên quan đến hoạt động NH và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các TCTD thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho NKT.
Các cơ quan chức năng hỗ trợ các TCTD hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các TCTD.
Về vấn đề giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN,
NHNN điều hành các NHTM xử lý kịp thời các ách tắc về tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý cho xuất khẩu.
NHNN hướng dẫn các NH trong nước tập trung ngoại tệ cho vay để nhập khẩu đối với những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được; hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích.
NHNN chủ trì việc đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, DN vừa và nhỏ, DN sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghiệp hỗ trợ.
NHNN kiểm tra việc cho vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ của các NHTM NN theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, đồng thời thực hiện tái cấp vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho các NHTM NN thực hiện. [4]
Bộ Xây dựng rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Các ban ngành chức năng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính để giải quyết nhanh việc tiếp cận, sử dụng vốn, đất đai, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
3.4.5.Cộng đồng doanh nghiệp
Về vấn đề kiềm chế lạm phát,
Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế cần chấp hành các quy định về quản lý giá, thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ trong hệ thống phân phối của DN. [5]
Về vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH,
TCTD rà soát, đánh giá lại nợ xấu, đánh giá thực trạng TSĐB, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản này, đồng thời tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình DN, đối tượng vay vốn và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản... để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.
TCTD chủ động cơ cấu lại nợ để hỗ trợ DN tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh, bán nợ xấu cho VAMC; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm CP hoạt động; tích cực trích lập, sử dụng dự phòng RR để xử lý nợ xấu.
Về vấn đề giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN,
Các DN xuất khẩu cần liên kết, hợp tác để giữ thị trường và bảo đảm giá hàng xuất khẩu ở mức hợp lý.
Các DN chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách bán hàng để giải quyết lượng tồn kho, đồng thời, tìm hiểu và tranh thủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng loại hình DN từ phía cơ quan chức năng.
Các DN bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp, như giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa phù hợp với khả năng chi trả của thị
trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua, chuyển sang nhà ở xã hội, sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng. [4]
Các TCTD rà soát, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao.
Về vấn đề nâng cao tính minh bạch thông tin trên TTCK,
Cần chủ động phản hồi thông tin cho UBCKNN, Bộ Tài chính về những hạn chế, tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán, văn bản pháp quy, quy định ảnh hưởng đến hoạt động DN.
Cung cấp kế hoạch tài chính trong tương lai 5 năm, RR kinh doanh, RR tài chính, các chính sách quản trị RR của DN, có thể xây dựng trong tương quan so sánh với ngành, đối thủ cạnh tranh.
Chú trọng công tác quản trị DN, phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kế toán minh bạch, trung thực và hợp lý.
KẾT LUẬN CHƢƠNG III
Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế cần nhìn nhận rằng do tiến hành nhiều hiệu chỉnh mang tính chủ quan trong một môi trường kinh tế nhiều biến động, đa số những người thực hiện chưa hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG. Theo đó, những vấn đề tác động lớn đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay bao gồm cả những RR hệ thống và phi hệ thống.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, chương III trình bày những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người thực hiện trong công việc ĐG tại thị trường VN. Trong đó, luận văn tập trung vào những giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định hệ thống tài chính thông qua giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH và giải quyết tồn kho, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN; đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và tính minh bạch của thông tin trên TTCK cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường.
Thông qua việc đưa ra các nhóm giải pháp, luận văn đề xuất việc thực hiện các giải pháp trên một cách động bộ nhằm nâng cao chất lượng và mức độ hài lòng của người thực hiện trong công việc ĐG tại thị trường VN.
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế mở ra nhiều cơ hội đầu tư tại các khu vực mới trên thế giới, đặc biệt tại các TTMN, TTCB. Trong tiến trình đó, VN cũng nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các NĐT. Tuy nhiên, với đặc tính của một TTCB, việc đầu tư vào TTCK VN chứa đựng nhiều thách thức, RR. Đặc biệt, những RR này được phản ánh và tác động nhiều đến cách thức tiến hành và kết quả ĐG DN, trong khi đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cổ phần hóa, hoạt động liên doanh, mua bán sáp nhập, tái cơ cấu DN và cả những công việc cơ bản trong quá trình điều hành DN để tạo ra giá trị.
Xuất phát từ những vấn đề trên, luận văn tập trung vào hai khía cạnh chính: tìm hiểu công tác ĐG DN tại TTCK VN và đề xuất các giải pháp khắc phục những vấn đề tác động đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay.
Ở chủ điểm đầu tiên, luận văn hướng đến việc nghiên cứu cách thức thực hiện ĐG tại thị trường VN thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của TTMN, TTCB, các cơ sở lý thuyết liên quan đến vần đề ĐG DN, đặc biệt là những hiệu chỉnh được áp dụng trên các mô hình cơ bản khi tiến hành ĐG tại các TTMN; đồng thời, đưa ra cái nhìn tổng quan về môi trường kinh tế vĩ mô, TTCK và tiến hành điều tra thực nghiệm cách thức ĐG thực tế hiện nay tại TTCK VN đối với ba nhóm đối tượng chính bao gồm những người thực hiện công việc ĐG DN tại (i) các CTCK, (ii) CT QLQ/quỹ đầu tư/công ty đầu tư và (iii) các DN DVTC khác.
Kết quả điều tra cho thấy các phương pháp ĐG học thuật cũng như được sử dụng phổ biến trên thế giới đều khá thông dụng tại thị trường VN, đồng thời, các tất cả các lý thuyết cơ bản trong quá trình ĐG đều được ứng dụng. Đây là sự ứng dụng có hiệu chỉnh, tùy thuộc nhiều vào quan điểm chủ quan và sự đánh giá của người thực hiện về những RR tác động đến môi trường và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, cũng như tiềm năng phát triển của DN trong tương lai. Tuy nhiên, do tiến hành nhiều hiệu chỉnh mang tính chủ quan trong một môi trường kinh tế nhiều biến động, đa số những người thực hiện chưa hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG. Trong
đó, những vấn đề tác động lớn đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay, theo kết quả khảo sát bao gồm RR lạm phát, nợ xấu, RR thanh khoản và tính minh bạch thông tin còn hạn chế.
Dựa trên kết quả nghiên cứu trong chủ điểm thứ nhất, chủ điểm thứ hai của đề tài tập trung trình bày những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng và