Tại thị trường VN, phần lớn người thực hiện cảm thấy không hài lòng hoàn toàn khi đánh giá kết quả ĐG của họ. Cụ thể, 63% người thực hiện hài lòng một phần với kết quả ĐG, trong đó 69% đối với CTCK, 55% đối với CT QLQ và 60% đối với DN DVTC. 21% tỷ lệ người thực hiện cảm thấy không hài lòng với kết quả ĐG, chỉ có 11% người thực hiện cảm thấy hài lòng và 4% người thực hiện rất hài lòng về kết quả ĐG của họ.
Đồ thị 2.22 – Mức độ hài lòng về kết quả ĐG hiện nay
Nguồn: Kết quả khảo sát
2.2.3.7. Những vấn đề tác động đến kết quả định giá tại thị trƣờng Việt Nam hiện nay
TTCK VN sau hơn 10 năm hình thành và phát triển đã đem lại không ít những cơ hội lớn cho các NĐT nhưng cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, tính bất ổn và nhiều RR khó dự đoán. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho hầu hết những người thực hiện chưa thực sự hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG của họ.
Cuộc khảo sát cho thấy những vấn đề tác động đến kết quả cũng như những hiệu chỉnh trong quá trình ĐG tại VN hiện nay bao gồm cả những RR hệ thống và phi hệ thống; cụ thể là RR lam phát, nợ xấu, RR thanh khoản và tính minh bạch thông tin còn hạn chế. Tất cả những yếu tố này đều được đánh giá định lượng với điểm số lớn hơn 50 trên tổng thang điêm 100.
Bảng 2.21 - Những vấn đề tác động đến kết quả cũng nhƣ những hiệu chỉnh trong quá trình ĐG tại VN hiện nay
Tổng CTCK CT QLQ DN DVTC
Rủi ro lạm phát 50 50 53 43
Rủi ro nợ xấu 81 81 84 78
Rủi ro thanh khoản 69 70 73 63
Tính minh bạch thông tin, khả
năng tiếp cận thông tin hạn chế 63 60 66 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG II
Chương II cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như TTCK VN. Thị trường VN mang trong mình những đặc điểm tương tự của trạng thái TTCB như sự bất ổn trong môi trường kinh tế, thanh khoản thấp, giá trị vốn hóa thị trường thấp... Chính điều này cũng tác động đến việc ĐG DN tại thị trường VN.
Kết quả khảo sát thực nghiệm về việc thực hiện ĐG DN tại VN hiện nay cho thấy các phương pháp ĐG học thuật cũng như được sử dụng phổ biến trên thế giới như DCF, phương pháp bội số, ĐG dựa trên tài sản đều khá thông dụng tại thị trường VN. Trong đó, hai phương pháp được ứng dụng nhiều nhất là DCF và phương pháp bội số. Nghiên cứu cũng thể hiện tất cả các lý thuyết cơ bản trong quá trình ĐG đều được ứng dụng. Tuy nhiên, đây là sự ứng dụng có hiệu chỉnh và tùy thuộc nhiều vào quan điểm và sự đánh giá của người thực hiện. Các điều chỉnh nhìn chung tập trung vào ba hạng mục chính bao gồm điều chỉnh dòng tiền, điều chỉnh tỷ suất chiết khấu trong DCF và điều chỉnh giá trị bội số theo một mức tỷ lệ khấu trừ (hoặc vượt trội) dựa trên đánh giá chủ quan của người ĐG về RR (hoặc tiềm năng) của DN.
Một thực tế cần nhìn nhận rằng do tiến hành nhiều hiệu chỉnh mang tính chủ quan trong một môi trường kinh tế nhiều biến động, đa số những người thực hiện chưa hài lòng hoàn toàn về kết quả ĐG. Theo kết quả điều tra, những vấn đề tác động lớn đến kết quả ĐG tại thị trường VN hiện nay bao gồm cả những RR hệ thống và phi hệ thống; cụ thể là RR lam phát, nợ xấu, RR thanh khoản và tính minh bạch thông tin còn hạn chế. Theo đó, chương III sẽ tìm hiểu những giải pháp khắc phục những vấn đề trên nhằm nâng cao mức độ hài lòng về kết quả ĐG tại thị trường VN.
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
VẤN ĐỀ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ DỊNH GIÁ TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM
3.1. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 3.1.1.Kiềm chế lạm phát 3.1.1.Kiềm chế lạm phát
Thứ nhất, bình ổn giá thị trường, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và gian lận thương mại.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định Pháp lệnh Giá. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định về đăng ký, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về quản lý giá. Rà soát cơ chế kiểm soát giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ thuế, phí và Quỹ bình ổn giá xăng dầu, không để giá xăng tăng liên tục trong thời gian ngắn, gây tác động bất lợi đến sản xuất và tâm lý người tiêu dùng.
Ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng biến động giá thế giới để nhập, găm giữ hàng, nâng giá bán; bảo đảm lưu thông hàng hóa bình thường và ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ.
Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Chính sách tài khóa cần được điều hành theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các DN NN, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của DN. [5]
Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách NN, trái phiếu Chính phủ và đầu tư của các DN NN, trước hết là các công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết.
Thực hiện cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết, giảm tối đa các hội nghị toàn quốc, CP đi lại; cắt giảm các khoản chi tiếp khách, các đoàn công tác nước ngoài bằng vốn ngân sách không thiết thực; tiết kiệm năng lượng, phương tiện triệt để hơn nữa; giảm CP cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, đón nhận huân chương, danh hiệu thi đua,... gây tốn kém, lãng phí.
Thứ ba, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa.
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn cung thực phẩm nhằm ổn định giá cả lương thực, thực phẩm.
Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình thế giới, khắc phục triệt để nguyên nhân lạm phát do yếu tố tâm lý.
3.1.2.Ổn định hệ thống tài chính
3.1.2.1. Giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
Theo kinh nghiệm quốc tế, việc xử lý các khoản nợ xấu có thể được thực hiện qua một trong ba hoặc phối hợp cả ba cách chính sau: i) xử lý nội bộ, thu hồi nợ bởi cán bộ NH hoặc dịch vụ thu hồi nợ; ii) xử lý qua việc bán nợ cho các tổ chức tài chính trung gian và iii) bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản, mua bán nợ của NN. [39]
Có thể thấy rõ các biện pháp trên qua cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 - 1999 kéo dài đến 2001 đã làm tê liệt hệ thống NH ở châu Á, đặc biệt là các NKT đang phát triển với tỷ lệ nợ xấu có giá trị từ 10% đến 55% GDP.
Đồ thị 3.1 – Tỷ lệ nợ xấu trên GDP của hệ thống ngân hàng các quốc gia Châu Á giai đoạn 1997 – 1999
Nguồn: Euromoney, Ernst&Yong, Merrill Lynch, BusinessWorld; Standard & Poor‟s và McKinsey ước tính [39]
Trong giai đoạn này, ba giải pháp chính trên đã được thực hiện:
Thứ nhất, việc giải quyết nợ xấu bắt nguồn từ xử lý nội bộ thu hồi bởi cán bộ NH. Đây là một giải pháp tốt vì NH, cán bộ NH là người nắm được nhiều thông tin về khách hàng nhất kể từ khi họ ra quyết định cho vay.
Thứ hai, bán nợ cho các tổ chức tài chính trung gian. Deutsche Bank, Goldman Sachs, Morgan Stanley... và các NĐT quốc tế đóng vai trò là các tổ chức tài chính trung gian mua và bán lại các khoản nợ xấu NH của các quốc gia châu Á trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính 1997. Thị trường chính của các tổ chức tài chính trung gian này ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Lợi thế của việc sử dụng các tổ chức tài chính trung gian mua nợ xấu là khả năng nhận tiền mặt khá nhanh, nhưng bất lợi là giá bán các khoản nợ xấu khá thấp dựa trên tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng từ 25% đến 35% hàng năm từ việc đầu tư vào các khoản nợ xấu của các tổ chức này.
Thứ ba, khuyến khích thị trường thứ cấp cho các tài sản, các khoản nợ xấu và thành lập các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ (AMC – Asset Management
44-55
36-48
36-41
20-27 25-26
Company) của Chính phủ để giải quyết vấn đề nợ xấu của các NH. Đây là giải pháp đóng vai trò chính giải quyết nợ xấu ở Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. [39]
Bên cạnh các biện pháp trên, việc giải quyết mang tính hệ thống cho vấn đề nợ xấu NH còn được thực hiện thông qua cơ chế tái cơ cấu hệ thống NH, bao gồm các biện pháp đóng cửa, quốc hữu hóa và sáp nhập cũng được tiến hành. Nhưng đây là những biện pháp cần thận trọng cân nhắc, đặc biệt là đóng cửa và quốc hữu hóa. Kinh nghiệm của Indonesia là bài học rất rõ về vấn đề này. Chính phủ Indonesia đã từng đóng cửa 16 NH trong tháng 11/1997 mà không quan tâm đúng mức đến lợi ích của người gửi tiền. Điều này đã làm cho cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở nước này càng trầm trọng hơn.
Sáp nhập là giải pháp thông dụng hơn, theo đó, một NH tài chính lành mạnh mua lại một NH yếu hơn. Toàn bộ các khoản tiền gửi hay các khoản cho vay và các tài sản khác được duy trì bởi NH sau sáp nhập. Nhược điểm của việc sáp nhập NH là chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề nợ xấu tại thời điểm đó. Tỷ lệ nợ xấu trên vốn hay trên tổng tài sản có thể giảm xét trên báo cáo kế toán hợp nhất của NH sau sáp nhập, nhưng số tuyệt đối nợ xấu thì vẫn tồn tại trên sổ sách. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, hệ thống quản lý và cách thức vận hành của NH nhận sát nhập có thể giúp xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dựa trên những kinh nghiệm quốc tế, vấn đề giải quyết nợ xấu trong hệ thống NH VN có thể đƣợc thực hiện qua việc phối hợp các biện pháp sau:
Thứ nhất, các NH chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Biện pháp này sẽ giúp NHTM nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập DN.
Thứ hai, chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi, chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần, đồng thời, chuyển vị thế các NH đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc, DN có khả năng tồn tại và phát triển. Cách thức này không những giúp DN khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của các NH.
Thứ ba, tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của NĐT chiến lược nước ngoài trong NH nhằm kêu gọi vốn đầu tư cũng như kinh nghiệm
quản trị, đặc biệt tại những NH có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao.
Thứ tư, NHNN cần khuyến khích các NH thật sự mạnh mua lại những NH yếu kém, có thể nhận sự hỗ trợ từ tài chính từ phía NHNN trong từng trường hợp cụ thể.
Thứ năm, miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập DN…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ, thúc đẩy các NĐT tư nhân tham gia vào thị trường này.
Thứ sáu, phát triển thị trường vốn, khơi thông dòng vốn đầu tư vào thị trường vốn, khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu DN, giảm sự lệ thuộc của DN vào nguồn vốn tín dụng NH, giúp hệ thống NHTM có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ.
Thứ bảy, tạo hành lang pháp lý cũng như các biện pháp hỗ trợ để công ty quản lý tài sản, mua bán nợ xấu quốc gia (VAMC) hoạt động hiệu quả. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) VN được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 18/05/2013 đã mở đường cho sự hình thành và hoạt động của VAMC [6]. Một số nét chính về hoạt động của VAMC như sau:
(i) Hoạt động của VAMC
Mua nợ xấu của các TCTD.
Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, TSĐB.
Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp vốn cổ phần của khách hàng vay.
Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB đã được VAMC thu nợ.
Quản lý nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát TSĐB bao gồm cả hồ sơ, tài liệu và bảo đảm tiền vay.
Tư vấn, môi giới, mua bán nợ và tài sản.
Bảo lãnh cho tổ chức, DN, cá nhân vay vốn của TCTD.
Hoạt động khác được NHNN cấp phép .
(ii) Nguồn vốn của VAMC
Vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
Các quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn huy động khác.
(iii) Trái phiếu đặc biệt của VAMC
Mệnh giá: bằng giá trị sổ sách của khoản nợ xấu
Thời hạn: 5 năm
LS: 0%
Được sử dụng để vay tái cấp vốn của NHNN.
LS cho vay tái cấp vốn được trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Không áp dụng quy định về phát hành trái phiếu DN với trái phiếu đặc biệt của VAMC.
(iv) Quyền của VAMC
Yêu cầu TCTD bán nợ, khách hàng, bên có nghĩa vụ trả nợ cung cấp thông tin và tài liệu liên quan.
Đề nghị TCTD bán nợ xấu.
Tham gia tái cơ cấu khách hàng vay sau khi tham gia góp vốn mua cổ phần tại khách hàng vay.
Nhận TSĐB để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của bên đảm bảo; thu giữ TSĐB để xử lý, thu hồi nợ.
Hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu theo quy định của NHNN sau khi thống nhất với Bộ Tài Chính .
Và một số quyền khác theo quy định.
(v) Nghĩa vụ của VAMC
Bảo toàn và phát triển vốn NN giao;
Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm;
(vi) Phƣơng thức mua nợ xấu
Mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt. Đây là giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng chưa trả được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó.
Mua nợ xấu của TCTD theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt trên cơ sở thỏa thuận và giá trị nợ xấu được đánh giá lại. VAMC đánh giá giá trị nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và TSĐB, ngoài ra có thể thuê tổ chức tư vấn ĐG khoản nợ xấu và TSĐB.
TCTD có tỷ lệ nợ xấu 3% trở lên hoặc tỷ lệ khác theo quy định của NHNN không bán nợ xấu cho VAMC sẽ được NHNN thanh tra hoặc yêu cầu TCTD thuê kiểm toán hoặc tổ chức ĐG độc lập đánh giá lại chất lượng, giá trị tài sản và chịu CP kiểm toán, ĐG. Trên kết quả thanh tra, TCTD phải bán lại nợ xấu cho VAMC đê đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng, tuân thủ các tỷ lệ an toàn; cơ cấu lại theo phương án được NHNN