Tình hình DH nội dung “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT” ở THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa​ (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Tình hình DH nội dung “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT” ở THCS

a) Thuận lợi

- Do xã hội phát triển về khoa học kỹ thuật tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất nên HS được học tập trong môi trường có nhiều thuận lợi, HS có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, giao lưu với bạn bè về nhiều mặt thông qua các phương tiện truyền thông.

- HS được học tập dưới sự chỉ dẫn tận tình và tâm huyết của đội ngũ GV đã được đào tạo một cách chính quy, bài bản.

- Nội dung DH phần giải bài toán bằng cách lập phương trình được đưa vào chương trình với một hệ thống kiến thức phù hợp với trình độ của HS. Mặt khác, những kiến thức, PP giải loại toán này đã được chuẩn bị từ bậc tiểu học, thông qua cách tiếp cận giải bằng các PP số học. Đến THCS, khi kiến thức, kỹ năng và tư duy toán học của HS đã tích luỹ, rèn luyện tương đối đầy đủ, đồng thời các em cũng hiểu biết và “va chạm” với thực tế cuộc sống nhiều hơn. Điều đó đặt ra nhu cầu giải quyết những vấn đề thực tiễn, khiến cho HS cần đến công cụ toán học. Có thể nói, giải bài toán bằng cách lập phương trình là một môi trường rất tốt để HS tập luyện thói quen và NL vận dụng môn toán trong thực tế cuộc sống.

b) Khó khăn

- Xã hội phát triển, HS được tự do tiếp xúc, trao đổi với xã hội xung quanh, dẫn đến những tiêu cực như học sinh chán học, bỏ học, ỷ lại, chưa có ý thức tự học. Trong quá trình học toán, còn khá nhiều HS vận dụng công thức, quy tắc, PP một

cách thụ động để giải những dạng bài tập quen thuộc theo lối mòn, thiếu sự sáng tạo, chưa linh hoạt.

- Trong các giờ dạy GV đã có ý thức vận dụng PPDH gợi mở để DH nội dung giải bài toán bằng cách lập phương trình.Tuy nhiên, GV còn lúng túng trong việc:

+ Xác định các hoạt động tương ứng với từng kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình;

+ Xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS tiến hành từng hoạt động; + Giải thích, chỉ dẫn và tập luyện cho HS sử dụng và chuyển đổi đúng đắn ngôn ngữ, ký hiệu.

Có thể kể đến một số nguyên nhân:

+ GV ngại nghiên cứu để đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS đi tìm lời giải trong việc giải bài tập bằng cách lập phương trình, chưa đưa ra hệ thống bài tập cho HS để vận dụng làm. Thậm chí, có một số không ít GV còn gặp khó khăn trong khả năng của bản thân khi cần vận dụng môn toán vào giải quyết vấn đề thực tế, thiếu hoặc quên những hiểu biết cần thiết ở những môn học khác, không thấy được những biểu hiện và ứng dụng đa dạng của toán học trong cuộc sống. Vì vậy, khi cần dạy cho HS vận dụng toán học vào thực tiễn thì họ ngại ngần, lúng túng, nhiều GV chỉ dạy Toán một cách hàn lâm, bám vào nội dung có sẵn trong SGK, ...

+ GV chưa hiểu rõ và đầy đủ, chi tiết từng kỹ năng thành phần cần rèn luyện cho HS trong DH dạng toán này.

+ Do thời gian tiết học bị hạn chế, khối lượng kiến thức khá nhiều.

Chương trình toán THCS hiện nay có phần nặng hơn so với chương trình cũ, sách giáo khoa mới đòi hỏi học sinh phải tự tư duy để phát hiện ra bản chất của vấn đề, có kỹ năng phân tích cụ thể nhất định. Dẫn tới một số học sinh nhận thức chậm không thể tiếp thu được nên đã hạn chế cho việc học tập của các em.

- Đối với HS khi học nội dung giải bài toán bằng cách lập phương trình, mặc dù nọi dung kiến thức không phải quá khó nhưng thời gian được thực hành, vận dụng chưa nhiều nên khi đứng trước một bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình có liên quan đến thực tế thì các em thường tỏ ra lúng túng không xác định được phương hướng để giải bài toán. Mặt khác kỹ năng giải Toán và tính toán cơ bản của một số HS còn rất yếu.

- Giải bài toán bằng cách lập phương trình ở lớp 8, 9 đặc biệt là những bài toán khó, phức tạp HS yếu về kỹ năng phân tích bài toán đối với từng dạng tình huống thực tiễn nên không hiểu những dữ kiện ẩn chứa trong vỏ ngôn ngữ thực tế ở đề bài, dẫn đến HS không tìm ra các mối liên hệ giữa chúng, nhiều khi không lập được phương trình, hệ phương trình ... Thậm chí giải sai PT, HPT ... hoặc khi chuyển đổi về dạng ngôn ngữ thông thường để trả lời thì gặp sai lầm.

1.3.3. Tình hình vận dụng phương pháp mô hình hóa trong dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)