8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Kết luận chương 2
PP MHH là một trong những cách thức thực hiện DH toán gắn với thực tiễn, trực tiếp góp phần phát triển cho HS NL MHHTH và NL GQVĐ trong cuộc sống. Đây là một trong những hướng đổi mới PPDH Toán, làm cho môn toán trở nên gần gũi, thiết thực với người học.
Sau khi những cơ sở lý luận và thực tiễn của PP MHH trong DH toán THCS, ở chương này, chúng tôi đã thiết kế một số hoạt động MHHTH đối với nội dung giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở lớp 8, 9 trường THCS và xây dựng một số biện pháp vận dụng PP MHH trong DH.
Để xây dựng giải pháp, chúng tôi xác định 3 nguyên tắc thiết kế hoạt động MHH và ba định hướng xây dựng biện pháp vận dụng PP MHH trong DH chủ đề đã
chọn. Trên cơ sở đó. chúng tôi đã xây dựng được ba biện pháp vận dụng PP MHH trong DH chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình cho HS lớp 8, 9 ở trường THCS. Để minh họa và gợi ý GV sử dụng các biện pháp, chúng tôi đã thiết kế một số tình huống DH nội dung “giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” cho HS các lớp 8,9 trường THCS bằng phương pháp mô hình hóa.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và kế hoạch thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học, tính khả thi và tính hiệu quả của một số biện pháp đã xây dựng thông qua vận dụng PP MHH vào DH nội dung “Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình”.
3.1.2. Kế hoạch thực nghiệm
Tác giả tìm hiểu tình hình dạy và học toán lớp 8, 9 ở một số trường THCS của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó, xác định lựa chọn các trường, lớp HS và các GV tham gia thực nghiệm.
Thực nghiệm được tiến hành đối với các lớp 8 và 9 tại hai trường THCS Bình Hòa và Giao Lạc, thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Tác giả cùng với GV Toán ở các trường tham gia thực nghiệm tiến hành: Lựa chọn, xác định GV và HS tham gia thực nghiệm, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về nội dung và cách thức thực nghiệm, thiết kế và biên soạn tài liệu và giáo án thực nghiệm, ... Trong đó có một bài thu hoạch khảo sát nhận thức của GV về mô hình hóa toán học và các vấn đề liên quan đến DH Toán 9 gắn với thực tiễn.
Chúng tôi lựa chọn GV tham gia giảng dạy trong các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đương nhau.
- Học sinh ở các lớp được lựa chọn tham gia thực nghiệm và đối chứng ở hai trường THCS Bình Hòa và Giao Lạc, thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Cụ thể:
Trường THCS Bình Hòa:
+ Lớp thực nghiệm 9A (30 HS) do cô giáo Vũ Thị Hằng giảng dạy. + Lớp đối chứng 9B (30 HS) do cô giáo Trần Thị Nhiễn giảng dạy. Trường THCS Giao Lạc:
+ Lớp thực nghiệm 8C (30 HS) do cô giáo Nguyễn Thị Quy giảng dạy. + Lớp đối chứng 8B (30 HS) do cô giáo Trần Thị Tiến giảng dạy.
- Kế hoạch thực nghiệm:
Chúng tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn với các GV tham gia, cùng với GV dạy thực nghiệm thiết kế giáo án, thực hành DH và rút kinh nghiệm theo hình thức nghiên cứu bài học.
Tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng theo quy trình. Ở lớp thực nghiệm, GV tiến hành:
+ Giới thiệu về mô hình hóa toán học cho HS;
+ Tổ chức HS thực hiện các hoạt động theo kịch bản DH bằng PP MHH đã thiết kế; tập trung vào việc cho HS giải một số bài bài toán có nội dung thực tiễn, tập dượt xử lý một số tình huống thực tế bằng PP MHH toán học.
+ Theo dõi quan sát HS về khả năng thực hiện các hoạt động MHH; + Kiểm tra khả năng MHH thông qua phiếu hỏi, bài kiểm tra viết.
Tác giả cùng với các GV Toán tham gia thực nghiệm tiến hành kiểm tra đánh giá và xử lý kết quả thực nghiệm.