2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
2.1.3. Các loại hoạt động kinh doanh
Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
của các tổ chức kinh tế và dân cư, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tắch lũyẦPhát hành kỳ phiếu, trái phiếuẦ
Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ, cho vay trung, dài
hạn bằng VND và ngoại tệ, tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan ( SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tắn dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.
Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành thanh toán thư tắn dụng nhập
khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tắn dụng nhập khẩu, nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán ủy nhiệm thuẦ
Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tin dụng nội địa, thẻ tin
dụng quốc tế; Dịch vụ thẻ ATM, Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.
Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và
tài chắnh; Cho thuê tài chắnh; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.