Nâng cao vai trò quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thuơng việt nam (Trang 85)

ỘRủi ro cảm nhậnỢ là cản trở lớn nhất đối với sự tiếp nhận dịch vụ NHĐT của

khách hàng. Chắnh bởi vậy, tăng cường quản lý rủi ro trong haotj động NHĐT là điều mà các ngân hàng cung cấp dịch vụ cần đặc biệt quan tâm.

Vietinbank phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT được đưa ra bởi NHNN, được xây dựng dựa trên bộ nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đưa ra năm 2003. Vietinbank cần phải thực hiện quản lý rủi ro hoạt động NHĐT cả ba giai đoạn của quy trình quản lý công nghệ mới như sau:

Giai đoạn kế hoạch: Hội đồng quản trị thông qua và điều hành các dự án liên

quan tới công nghệ NHĐT căn cứ trên việc xác định mức rủi ro công nghệ NHĐT có thể chấp nhận được. Ngoài ra, để cho hoạt động quản lý rủi ro có hiệu quả hơn, Vietinbank có thể thiết lập hay thuê kiểm định và tư vấn rủi ro công nghệ NHĐT cho các dự án đưa ra.

Giai đoạn thực hiện: Vietinbank phải có bộ phận có kỹ năng đánh giá công

nghệ và sản phẩm dịch vụ NHĐT, lựa chọn những giải pháp phù hợp cho Vietinbank, giám sát việc lắp đặt công nghệ, ứng dụng công nghệẦTrong trường hợp Vietinbank

không có các chuyên gia nội bộ để thực hiện nghĩa vụ này thì có thể ký kết với những người chuyên về công nghệ hoặc hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp.

Giai đoạn kiểm soát: Vietinbank phải có bộ phận có kỹ năng để nhận dạng, đo

lường, giám sát và kiểm soát rủi ro liên quan tới NHĐT. Hội đồng quản trị phải nhận báo cáo thường xuyên về công nghệ sử dụng, rủi ro dự kiến và giải pháp để quản lý rủi ro. Để đảm bảo chất lượng và quy trình kiểm định trong hệ thống NHĐT, Vietinbank phải xem xét định kỳ hệ thống để xác định liệu chúng có đáp ứng tiêu chuẩn hoạt động không.

Trước khi thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHĐT mới, các phòng ban của kênh thay thế( NHĐT) của các khối KHDN, khối Bán lẻ, Trung tâm công nghệ thông tin phối hợp các phòng ban liên quan và các Chi nhánh trong hệ thống xây dựng phương án hoạt động NHĐT với các nôi dung xác định được mục tiêu, khách hàng và phòng ngừa các rủi ro liên quan.

Rủi ro từ phắa nội bộ Vietinbank: Nhân viên ngân hàng được bố trắ công việc

triển khai và vận hành nghiệp vụ NHĐT phải được đào tạo về nhận thức bảo mật thông tin để nâng cao nhận thức và trình độ về các mối đe dọa và phương pháp phòng chống rủi ro. Nhân viên phải tuân thủ đúng các quy trình/quy định NHĐT đảm bảo các hoạt động NHĐT luôn được an toàn. Bố trắ bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ giám sát hoạt động NHĐT theo quy định hiện hành của NHNN và Vietinbank.

Rủi ro từ giao dịch khách hàng: Trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phải xác lập

và công bố rõ ràng nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng khi đưa ra đề nghị giao dịch, đảm bảo ngăn ngừa việc phủ nhận hoặc thoái thác giao dịch từ phắa khách hàng; Khi khách hàng lần đầu tiên đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT, Vietinbank phải có trách nhiệm công khai và giải thắch rõ ràng, đầy đủ những rủi ro khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng những dịch vụ này; Sửa đổi/bổ sung kịp thời hợp đồng, các điều khoản khi phát hiện những điểm sai sót, chưa chặt chẽ hoặc trong trường hợp có sự thay đổi về luật pháp và các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo xác thực, quyền tiếp cận thông tin, tài khoản, phạm vi và giới hạn được phép giao dịch của khách hàng; Phát hiện, ngăn ngừa kịp thời bất kỳ sự giả mạo, sửa đổi thông tin, dữ liệu kế toán tài chắnh và các cam kết liên quan đến quyền lợi,

nghĩa vụ của tổ chức tắn dụng và khách hàng. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dịch vụ ngân hàng điện tử

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử.

- Đặc thù hoạt động dịch vụ NHĐT trên môi trường ảo, có sự tham gia của nhiều chủ thể và khó xác định biên giới lãnh thổ, Việt Nam cần tắch cực xây dựng và phát triển khung pháp lý về TMĐT nói chung và NHĐT nói riêng trên cơ sở tham khảo các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề tương tự trên thế giới, các quốc gia phát triển nhằm thống nhất với các quy định tương xứng trong khu vực và thế giới. Điều này sẽ giúp hạn chế xung đột pháp luật trong các giao dịch NHĐT mang tắnh quốc tế, hạn chế tranh chấp , tạo nhiềm tin cho đối tác khi sử dụng dịch vụ NHĐT tại Việt Nam.

- Tội phạm máy tắnh có xu hướng gia tăng, có trình độ cao và chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, việc xây dựng một đạo luật riêng về tội phạm máy tắnh trong đó đưa ra định nghĩa đầy đủ về tội phạm máy tắnh, các trường hợp cụ thể được xem là tội phạm máy tắnh cũng như những quy định đầy đủ về cơ quan chuyên trách, tiền phạt, mức phạt tối đaẦlà rất cần thiết. Để hạn chế và kiểm soát tội phạm, các hình phạt hành chắnh và hình sự của Việt Nam cần phải mang tắnh răn đe hơn.

-Liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, điều 46 Luật giao dịch điện tử năm 2005 cũng đã khẳng định nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, NHNN cần bổ sung vấn đề bảo mật thông tin cá nhân vào các văn bản quy định và hướng dẫn về bảo đảm an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo dựng lòng tin của khách hàng về tắnh an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Liên quan tới các tranh chấp, khiếu nại giữa các ngân hàng, khách hàng và bên thứ ba trong giao dịch NHĐT. Để hạn chế các NHTM đưa ra những điều khoản nhằm hạn chế đến mức tối thiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng như không đảm bảo tắnh bảo mật của bất kỳ thông tin hoặc tin nhắn của NHĐT, thông tin không

dịch vụ mang tắnh công nghệ như dịch vụ NHĐT, NHNN cần đưa ra hợp đồng mẫu về cung cấp dịch vụ NHĐT, quy định đầy đủ, rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm ngân hàng, khách hàng và bên thứ ba trong giao dịch NHĐT cũng như quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT.

- Liên quan tới hệ thống thanh toán điện tử, thay vì việc ban hành các quy định riêng lẻ liên quan tới hệ thống thanh toán điện tử, Việt Nam nên xây dựng và ban hành một đạo luật thống nhất về hệ thống thanh toán.

Thứ hai, cải thiện chắnh sách điều tiết hoạt động ngân hàng điện tử

-Với đặc thù của kênh phân phối điện tử, các ngân hàng có khả năng thoát khỏi sự điều tiết và giám sát của chắnh phủ. Bởi vây, việc xác định ranh giới và phạm vi điều chỉnh của các giao dịch NHĐT không phải là vấn đề đơn giản. Các nhà hoạch định chắnh sách Việt Nam phải xây dựng được chắnh sách vừa kiểm soát được các đối tượng điều chỉnh, vừa không cản trở tiến trình phát triển dịch vụ NHĐT.

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ dẫn đến sự lạc hậu nhanh chóng của các chắnh sách, bởi vậy việc điều chỉnh một cách thường xuyên các chắnh sách, cân bằng giữa các quy tắc điều chỉnh và việc cho phép các tổ chức tài chắnh phát triển các phương pháp quản lý rủi ro phi quy tắc là điều mà các nhà hoạch định chắnh sách của Việt Nam cần lýu tâm. Đến nay, NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong nghành ngân hàng cũng như quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT năm 2006. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng công nghệ thông tin- truyền thông, việc áp dụng một cách cứng nhắc các quy tắc sẽ kìm chế khả năng quản lý rủi ro của các ngân hàng trong hoạt động NHĐT.

- Liên quan đến vấn đề tương thắch của hệ thống, NHNN cần đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng nhằm định hướng đầu tư cho công nghệ rõ ràng cho NHTM, tránh tình trạng công nghệ hiện đại nhưng không tương thắch với hệ thống thanh toán điện tử, hạn chế sự phát triển dịch vụ NHĐT.

dụng TMĐT nói chung và sử dụng dịch vụ NHĐT nói riêng, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tới giáo dục pháp luật, đưa những nội dung về pháp luật giao dịch điện tử vào các chương trình đạo tạo, coi giao dịch điện tử là phần không thể thiếu trong nội dung đào tạo về giao dịch thương mại.

-Cùng với xây dựng chế tài nghiêm khắc, Việt Nam cần tăng cường cơ chế giám sát c thực thi pháp luật về NHĐT. Cụ thể cần tăng cường nguồn lực giám sát, tần suất các hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như xây dựng cơ chế giám sát trực tuyến các hoạt động trên môi trường điện tử, buộc các nhà cung cấp cũng như người sử dụng dịch vụ NHĐT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về giao dịch NHĐT.

3.3.2 Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ

Thứ nhất, Chắnh phủ cần định hướng các nhà cung cấp nâng cấp hệ thống

thông tin và viễn thông, từng bước hình thành và phát triển hệ thống mạng quốc gia nhằm bảo đảm ổn định, nâng cao và thông suốt đường truyền. Các nhà cung cấp cần tiếp tục mở rộng hệ thống thông tin và viễn thông trong cả nước, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ truyền thông và thông tin.

Thứ hai, cho phép tăng thêm các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ

Internet, điện thoại, tăng cường cạnh tranh để nâng cao chất lượng và giảm giá dịch vụ.

Thứ ba, xây dựng và phát triển công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư, học hỏi

kinh nghiệm từ các công ty truyền thông lớn trên thế giới nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ phát triển thương mại điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng.

Thứ tư, xây dựng các trung tâm an ninh thông tin quốc gia hoạt động dưới hình

thức công ty phi lợi nhuận của chắnh phủ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh điện tử hóa các hoạt động quản lý và giao dịch thương mại.

Thứ năm, thực hiện tin học hóa trong các hoạt động xã hội, trong các bộ máy

hành chắnh, công quyền. Chuẩn hóa thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở

nhận dịch vụ ngân hàng điện tử trong dân chúng.

3.3.3 Tăng cường hiệu quả khai thác và nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử -NHNN cần xây dựng những hướng dẫn cũng như những nguyên tắc kết nối hệ thống thanh toán cụ thể nhằm tăng cường tắnh hiệu quả của hệ thống thanh toán.

-NHNN cần phải chuẩn bị các phương án duy trì và nâng cấp hệ thống trong đó bao gồm phương án nguồn lực tài chắnh, nguồn lực công nghệ và nguồn lực con người.

- Ngân hành nhà nước cần tiếp tục mở rộng triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt sang khu vực doanh nghiệp và dân cư; đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn doanh nghiệp đều phải có thiết bị chấp nhận thẻ nhằm mở rộng khả năng sử dụng thẻ trong hoạt động thanh toán.

-Tiếp cận nhanh chóng với công nghệ hiện đại trên thế giới theo cách thức Ộđi tắt, đón đầuỢ. Quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại cần gắn với công nghệ, chuẩn mực và các quy định có tắnh nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

- NHNN phối hợp các NHTM tiếp cận trực tiếp với các cơ quan chủ quản nghành dịch vụ công như điện, nước, bảo hiểmẦđể phát triển thanh toán điện tử. 3.3.4 Nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho các lực lượng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Thứ nhất, về phắa lực lượng quản lý, cần chú trọng tới đào tạo phối hợp về

quản lý và công nghệ nhằm xây dựng đội ngũ quản lý có trình độ, am hiểu các vấn đề công nghệ. Các nhà quản lý có thể là lãnh đạo Nhà nước, nhà làm luật, nhà hoạch định chắnh sách và những người làm công tác quản trị mạng tại các doanh nghiệp và tổ chức.

Thứ hai, về phắa lực lượng kỹ thuật, cần phải đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực

trong các giai đoạn và lên chương trình giáo dục, giảng dạy cho phù hợp với thực tế. Hiện nay, tại các trường đại học vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa kiến thức đào tạo và yêu cầu thực tế.

cập kiến thức về công nghệ thông tin, tăng cường khả năng tiếp nhận công nghệ của người sử dụng. Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đòi hỏi khách hàng phải có hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị điện tử. Với một xã hội vốn quan niệm dùng tiền mặt là an toàn và thuận tiện hơn cả như Việt Nam, việc hình thành thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử không phải là vấn đề đơn giản. Do đó, việc nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ của người dân là vô cùng cần thiết.

Kết luận chương 3

Xu hướng sử dụng các dịch vụ NHĐT của ngân hàng qua mạng internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, NHĐT được các NHTM trong và ngoài nước rất quan tâm và đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và nhu cầu của người dân ngày càng cao. Để dịch vụ NHĐT Vietinbank cạnh tranh được NHTM trong nước và nước ngoài, Vietinbank cần có chắnh sách, chiến lược, mục tiêu phát triển dịch vụ NHĐT.

Trên cơ sở lý luận của chương 1, thực tiễn của chương 2, chương 3 đã đề ra một số giải pháp cho ngân hàng Vietinbank trong việc phát triển dịch vụ NHĐT cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng dịch vụ NHĐT tại Vietinbank.

KẾT LUẬN

Phát triển các dịch vụ NHĐT là xu hướng tất yếu, mang tắnh khách quan trong nền kinh tế hiện đại, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ắch đem lại NHĐT rất lớn nhờ tắnh tiện ắch, nhanh chóng, chắnh xác và bảo mật. Đối khách hàng, sử dụng dịch vụ NHĐT đem lại sự tiện nghi, tiết kiệm thời gian và chi phắ. Đối với ngân hàng, phát triển dịch vụ NHĐT không những tiết kiệm chi phắ, đem lại lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh. Đối với nền kinh tế nó góp phần làm tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.

Với phạm vi nghiên cứu, đối tượng giới hạn về lý luận, thực trạng dịch vụ NHĐT tại Vietinbank, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một cách khoa học, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về NHĐT. Đi từ định nghĩa, khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ NHĐT, đưa ra các nhân tố tác động đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Đồng thời luận văn nghiên cứu phát triển dịch vụ NHĐT tại nước Malaixia và Xingapo và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần công thuơng việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)