Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 73)

Tác giả và ngƣời cung cấp thông tin đã tiến hành phân tắch SWOT của KBT Sốp Cộp để tìm ra những điểm mạnh, điểm yểu cũng nhƣ các cơ hội và thách thức đối với KBT. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 4.12.

Bảng 4. 12. Phân tắch SWOT của KBT Sốp Cộp

Điểm mạnh (S)

- Hệ thống qui phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên khá rõ;

- Hệ sinh thái rừng chƣa bị tác động nhiều, là điểm quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng Tây Bắc;

- Ngƣời dân đồng tâm trong tham gia quản lý và bảo vệ rừng;

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo tồn và mối quan hệ hữu cõ giữa bảo tồn và sinh kế;

- Đội ngũ cán bộ có trách nhiệm

Điểm yếu (W)

- Chƣa hình thành đƣợc cơ chế quản lý và phân công trách nhiệm;

- Bộ máy quản lý và thực thi hoạt động chƣa qua kinh nghiệm quản lý;

- Giải pháp quản lý tài nguyên địa phƣơng còn nhiều bất cập

- Năng lực của việc thực thi chắnh sách của địa phƣơng còn nhiều mặt hạn chế;

- Ngƣời dân chƣa đƣợc tham gia trong quá trình xây dựng kế hoạch và ra quyết định;

và tâm huyết;

- Đƣợc sự hỗ trợ tắch cực của các lực lƣợng chức năng (Bộ đội, Biên phòng, Kiểm lâm, Chắnh quyền)

- Đa dạng về văn hóa và kiến thức bản địa

- Dân trắ thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế;

- Hiệu quả của các dự án phát triển cộng đồng thấp, chƣa có sản phẩm để nâng cao sinh kế ngƣời dân;

- Giám sát và đánh giá ở địa phƣơng chƣa triển khai, nên hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp;

Cơ hội (O)

- Hỗ trợ của Chắnh phủ trong Bảo tồn đƣợc giá trị văn hóa bản địa phục vụ cho phát triển lâu dài của xã hội;

- Chắnh phủ ngày càng quan tâm đến bảo tồn và môi trƣờng nên đã đầu tƣ nhiều nguồn lực;

- Các chƣơng trình 135, 30A, đang đƣợc triển khai và hầu hết ngƣời dân địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi.

Mối đe dọa ( T)

- Áp lực dân số do di dân tự do; - Áp lực của sự đói nghèo dẫn đến phụ thuộc nhiều vào tài nguyên;

- Ngƣời dân ỷ lại và trong chờ vào các nguồn trợ cấp dẫn đến khả năng phụ thuộc ngày càng cao;

- Do biến đổi khắ hậu dẫn đến hoang mạc hóa, hạn chế về đất đai sản xuât dẫn đến khai thác đất và tài nguyên ngày càng tăng.

4.6.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên người dân;

Đối với các em học sinh ( dƣới 18 tuổi)

Khuyến khắch các em học sinh trong bản, xã đi học bằng cách hỗ trợ học phắ cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa nhƣ miễn, giảm học phắ hay

cấp một khoản tiền nếu em học sinh nào trong bản, xã đi học. Đồng thời với đó là các em học sinh phải kắ cam kết đi học đầy đủ để hạn chế việc bỏ học giữa chừng của các em học sinh.

Cung cấp hoặc hỗ trợ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo cho các em học sinh. Việc này s khuyến khắch các em đi học nhiều hơn.

Đƣa các kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chƣơng trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học là biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cho các em học sinh ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng hoặc cho lồng ghép vào với các môn học nhƣ địa lý, sinh học.

Có thể thông qua việc tổ chức các trò chơi về bảo vệ rừng, các cuộc thi v tranh hay các cuộc thi viết về suy thoái rừng và bảo vệ rừng để giáo dục ƣ thức bảo vệ rừng cho các e học sinh. Có thể đƣa vào các môn chắnh khóa theo chƣơng trình chung.

Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá để nâng cao hiểu biết cho các em học sinh, giúp các em không những hiểu đƣợc các kiến thức về bảo vệ rừng trong lý thuyết mà còn biết đƣợc cả những kiến thức ngoài thực tế. Tổ chức và duy trì cho các e học sinh các hoạt động nhƣ trồng cây quanh trƣờng, quanh xóm, hay trồng cây tại các quả đồi trọc,...

Tổ chức khen thƣởng đối với các em học sinh có những hành động bảo vệ rừng. Điều này có ảnh hƣởng tắch cực đối với việc điều chỉnh hành động và thái độ của các em với tài nguyên rừng.

Nhà nƣớc cần có sự đầu tƣ hơn nữa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy tại các trƣờng ở miền núi. Vì tại đây cơ sở vật chất rất thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn.

Đối với ngƣời dân ( trên 18 tuổi)

Xây dựng các chƣơng trình về thông tin Ờ giáo dục Ờ truyền thông, phổ biến các kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao

nhận thức về bảo vệ rừng cho các chủ rừng, chắnh quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đồng thời thành lập ra bộ phận chuyên trách về quản lý và bảo vệ rừng.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của ngƣời dân cho từng nhóm đối tƣợng để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trƣờng,..

Tăng số buổi họp về suy thoái và bảo vệ rừng cho ngƣời dân.

Xây dựng các điểm văn hoá, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng bản, xã, đặc biệt là ở nhà của trƣởng bản.

Khuyến khắch ngƣời dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắmcác phƣơng tiện thông tin nhƣ đài, báo, tivi.

Thông qua hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, cán bộ tổ, phƣờng,.. để tuyên truyền cho cho ngƣời dân về suy thoái rừng và bảo vệ rừng.

Gây quỹ môi trƣờng tại từng xã, từng huyện để hỗ trợ cho các chƣơng trình, hoạt động bảo vệ rừng. Gây quỹ môi trƣờng bằng cách vận động ngƣời dân và các doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Phát động trong các xóm, tổ, phƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, vừa giúp tạo ra cảnh quan đ p trong từng xóm, tổ, phƣờng, vừa tạo ra cho ngƣời dân ý thức bảo vệ rừng.

Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ƣớc bảo vệ rừng ở cấp xã.

Trao giải thƣởng và khuyến khắch, tuyên dƣơng đối với các cá nhân, các tổ chức có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, bảo vệ rừng: Tuyên dƣơng (bằng khen hay tiền thƣởng,..), phục hồi công việc và chức vụ đối với với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi. Đồng

thời phải tạo thành các dƣ luận xã hội nhằm lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây tồn hại đến tài nguyên rừng.

In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng,...

4.6.2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân;

Tiến hành đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp , khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.

Sớm hoàn thành chủ trƣơng giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình định canh định cƣ, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để ngƣời dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.

Tăng cƣờng đầu tƣ cho các công trình công cộng nhƣ trạm y tế, đƣờng giao thông, cầu,... để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho cuộc sống của ngƣời dân.

Rà soát ổn định diện tắch canh tác nƣơng rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bƣớc chuyển sang phƣơng thức thâm canh tăng vụ. Bên cạnh đó phải cung cấp giống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và hƣớng dẫn cho đồng bào.

Nghiên cứu chắnh sách hỗ trợ của Nhà nƣớc cho đồng bào tƣơng đƣơng với thu nhập từ canh tác quảng canh nƣơng rẫy hiện nay (tƣơng đƣơng khoảng 1 đến 1,5 tấn thóc/ha/ năm) trong thời gian từ 3 đến 5 năm, cung cấp giống cây rừng và một số vật tƣ cần thiết khác cho đồng bào dân tộc tại chỗ để chuyển căn bản họ sang trồng rừng, đồng thời cho họ hƣởng 100% sản phẩm rừng.

4.6.3. Đối với chắnh quyền xã

Nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, pháp luật về tài nguyên rừng cho các cấp chắnh quyền xã bằng cách tổ chức các khóa học, lớp học cho các cán bộ xã. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chắnh quyền địa phƣơng (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn.

Tạo điều kiện cho các cán bộ của xã đi học để nâng cao năng lực quản lý cũng kiến thức chuyên môn.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các đơn vị xã, phƣờng. Có sự phối hợp hình thành phong trào tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức Đảng, chắnh quyền và các tổ chức chắnh trị xã hội, mỗi ngƣời dân vừa là đối tƣợng tuyên truyền vừa là ngƣời tuyên truyền.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng của các hộ, nhóm hộ đã đƣợc giao đất giao rừng. Đặc biệt phải tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, tuần tra rừng của lực lƣợng kiểm lâm cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng cũng nhƣ trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho công tác tuầntra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả. Truy xét các hành vi đến rừng giữa các lực lƣợng chức năng và các ban ngành địa phƣơng và Uỷ ban nhân dân cấp xã, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội. Đồng thời hƣớng dẫn cho ngƣời dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, bố trắ cán bộ lâm nghiệp chuyên trách và bán chuyên trách đƣợc đào tạo nghiệp vụ và có tập huấn về chuyên môn tham mƣ cho các cấp chắnh quyền.

Thƣờng xuyên tìm hiểu về những điều kiện, đời sống của ngƣời dân đểcó thể đƣa ra các biện pháp thắch hợp trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

Thƣờng xuyên phát động phong trào trồng cây gây rừng vào những dịp lễ hội quốc gia nhƣ: 30/4, 2/9, 19/5,...

Cần có cơ chế chắnh sách có sức hấp dẫn, khuyến khắch những ngƣời nhận rừng, đảm bảo hài hoà lợi ắch giữa Nhà nƣớc và ngƣời nhận rừng, lợi ắch của cộng đồng dân cƣ trong xã trong việc bảo vệ rừng.

Các cấp chắnh quyền phải xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phƣơng án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi xã mình quản lý. Tìm hiểu và đề xuất cho các chỉ tiêu, kế hoạch cho năm sau phù hợp với điều kiện thực tế.

Tăng cƣờng công tác vận động ngƣời dân từ bỏ tập quán du canh du cƣ, đốt rừng làm nƣơng rẫy và chuyển dần sang trồng các loại cây kinh tế, trồng rừng khoanh nuôi tái sinh rừng, chuyển mạnh các diện tắch nƣơng rẫy sang trồng rừng.

Quản lý chặt ch các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du cƣ từ trƣớc đến nay tại xã.

Đào tạo nghề cho ngƣời dân trong xã để ngƣời dân chuyền dần sang làm những ngành nghề khác.

Tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản...

Cần nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những loại cây phù hợp với xã mình, để vừa đáp ứng đƣợc lợi ắch kinh tế cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu về môi trƣờng.

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chữa cháy rừng và dần dần thay thế phƣơng pháp thủ công hiện đang áp dụng.

Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của xã, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác

các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vƣờn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ắch của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trƣờng để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...)

Khuyến khắch ngƣời dân sử dụng các sản phẩm thay thế gỗ để từng bƣớc thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi ngƣời và mọi tầng lớp trong xã hội đối với cơ hội đƣợc tham gia giải quyết các vấn đề về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trong việc tiếp nhận thông tin, quyền đƣợc hƣởng lợi từ việc quản lý, bảo vệ rừng.

Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tắch rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi rừng và trông rừng mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp của các cấp, các ngành, đoàn thể, từng bƣớc làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với trình độ của ngƣời dân.

Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc, triệt để trong công tác bảo tồnđể răn đe

4.6.4. Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng;

Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rƣng và ĐVHD trên cơ sở cộng đồng s đảm bảo cho nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng lâu dài, bền vững mà không làm phƣơng hại đến thế hệ tƣơng lai. Do đó để quản lý bảo vệ sử dụng bền vững ta cần:

- Kiểm soát các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép. Lực lƣợng kiểm lâm cần phối hợp với các đoàn thể trong xã, thôn và các cơ quan ban ngành khác để kiếm soát thật chặt ch các hoạt động này.

- Kiểm soát các hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ trong vùng lõi và vùng đệm của KBT, để đảm bảo các hoạt động này diễn ra ở mức bền vững cần có các quy định về thời gian khai thác, thời gian không đƣợc khai thác và vùng đƣợc khai thác để tránh ngƣời dân vẫn vào trong vùng lõi khai thác, và tránh tình trạng ngƣời dân khai thác triệt để dần dẫn đến bị tuyệt chủng một số loài, hay khai thác tràn lan làm ảnh hƣởng tới nguồn thức ăn của các loài ĐVHD, vừa cho phép ngƣời dân khai thác bền vững vừa chống lãng phắ tài nguyên và vừa góp phần nâng cao thu nhập của ngƣời dân trong và xung quanh KBT.

- Hƣớng dẫn ngƣời dân trong các thôn về phƣơng pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng nhƣ xây dựng bếp cải tiến, đun tiết kiệm củi,..

- Hƣớng dẫn ngƣời dân canh tác bền vững về cách canh tác, cách sử dụng, cách chăm sóc... để tránh làm đất hoang hóa, sa mạc.

- Xử phạt nghiêm minh và triệt để các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép, thu hồi súng, bẫy, các phƣơng tiện cƣa gỗ ở trong thôn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 73)