Sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 60)

Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng đối với hầu hết các cộng đồng, đặc biệt đối với các vùng mà sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu, nguồn lƣơng thực, thực phẩm chủ yếu nhờ vào tài nguyên đất. Việc sử dụng tài nguyên đất tùy thuộc vào trình độ sản xuất. Trong bối cảnh KBT Sốp Cộp, việc qui hoạch sử dụng đất đƣợc triển khai từ 2001. Tuy nhiên, đến nay do hình thành KBT và liên quan đến cơ chế mới trong quản lý sử dụng đất nên việc giao đất giao rừng chƣa đƣợc qui hoạch lại. Nghiên cứu diễn biến sử dụng đất qua các năm để xác định đƣợc qũy đất của mỗi loại, và những hạn chế về đất đai khi KBT Sốp Cộp đƣợc thành lập (Bảng 4.9).

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng tài nguyên đất (Đơn vị tắnh: ha) Năm Loại cây trồng 2013 2014 2015 2016 Lúa nƣớc 75,0 80,0 86,0 115,0 Lúa nƣơng 95,0 152,0 194,0 270,0 Ngô 150,0 138,0 106,0 260,0 Sắn 70,0 62,0 47,6 50,0 Khoai lang 27,0 25,0 27,0 - Lạc 5,0 6,5 8,0 4,0 Đậu tƣơng 17,0 20,0 30,0 2,0 Vừng 2,0 - 1,0 6,0

Cây ăn quả 1,1 1,1 1,7 3,1

Tổng cộng 442,1 484,6 501,3 710,1

- Lúa nƣớc: Ngƣời dân sử dụng các giống lúa địa phƣơng, chúng thắch ứng với điều kiện khắ hậu, đất đai trong khu vực. Hiện nay, diện tắch canh tác lúa nƣớc đang có xu hƣớng tăng lên do chắnh sách hỗ trợ, khuyến khắch khai hoang đất canh tác lúa nƣớc.

- Lúa nƣơng và ngô, sắn: Vẫn đƣợc canh tác theo kinh nghiệm của dân bản. Trƣớc đây, ngƣời dân chủ yếu chặt và đốt rừng để canh tác lúa nƣơng và trồng ngô, sắn. Nhƣng trong những năm gần đây, do Nhà nƣớc cấm chặt phá rừng nên diện tắch canh tác nƣơng rẫy không tăng. Việc sử dụng giống địa phƣơng vẫn đƣợc ƣu tiên với lý do tƣơng tự việc áp dụng giống lúa nƣớc. Vì thế, nhiều hộ gia đình ở đây vẫn thiếu ăn và hàng năm, Nhà nƣớc vẫn phải hỗ trợ lƣơng thực.

Theo kết quả điều tra 100 hộ ở bản Púng Bánh và xã sốp cộp đã cho thấy: năm 2013, có 73,33 % trả lời diện tắch tăng so với hiện nay, 16,67% hộ diện tắch không đổi, 10% số hộ diện tắch giảm. Trong giai đoạn 2013 Ờ 2016, 13,33 % có diện tắch tăng, 86,67% diện tắch giảm. (Bảng 4.10).

Bảng 4.10. Kết quả phỏng vấn diễn biến diện tắch nƣơng rẫy và đồng cỏ chăn nuôi Thời gian Diện tắch Tăng (%) Không đổi (%) Giảm (%) Trƣớc 2013 73,33 16,67 10,00 2013 Ờ 2016 13,33 0,0 86,67 2016 Ờ nay 0% 100 %

(Nguồn: Tổng hợp phòng nông nghiệp huyện Sốp Cộp)

Nhƣ vậy, tắnh từ thời điểm KBT Sốp Cộp đƣợc thành lập thì đa số ngƣời dân đều cho rằng diện tắch canh tác nƣơng rẫy của họ không đổi. Tập tục đốt

nƣơng làm rẫy đã bị hạn chế do không đƣợc phép mở rộng diện tắch nƣơng rẫy. Thực trạng này s tác động nghiêm trọng tới nguồn lƣơng thực của ngƣời dân trong xã.

Theo báo cáo của KBT Sốp Cộp, đến thời điểm tháng 3/2017, xã Sa Kham có 02 điểm chăn thả gia súc tập trung tại khu vực đầu nguồn suối nằm trong diện tắch của KBT. Theo kiến nghị của Ban quản lý KBT, cần nghiêm cấm hoạt động chăn thả gia súc trong KBT. Nếu đề xuất này đƣợc phê duyệt và thực hiện, ngƣời dân s không còn bãi chăn thả gia súc mà phải làm lán trại tập trung và nuôi nhốt gia súc.

4.4. Tác động tiêu cực của cộng đồng tới TNR

Khi lợi ắch và mục đắch sử dụng có sự khác biệt thì tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn. Mâu thuẫn có thể ở mức độ thấp hay cao tuỳ thuộc vào mức độ chênh lệch về lợi ắch giữa các bên liên quan.

Việc thành lập các KBT và VQG trên những mảnh đất, mảnh rừng đang có các cộng đồng sinh sống và tài nguyên rừng (TNR) là nguồn sinh kế chủ yếu của họ, dẫn đến những mâu thuẫn khi họ không nhận thấy rằng bảo tồn TNR là cần thiết và đặc biệt là không đƣợc cung cấp các nguồn sinh kế khác thay thế. Thực tế cho thấy, sự tác động của các CĐĐP vào TNR vẫn đang tồn tại và tại mỗi KBT và VQG với những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau, sự tác động này có những hình thức khác nhau.

Theo đánh giá của Hạt kiểm lâm khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp trong các bản tổng kết hàng năm từ 2007 đến hết tháng 8/2016 cho thấy các CĐĐP vẫn tác động rất lớn tới TNR và tài nguyên ĐVHD, đặc biệt là các CĐĐP sống gần rừng. Tuy nhiên, các vụ vi phạm và mức độ thiệt hại TNR có xu hƣớng giảm xuống trong những năm gần đây. Bình quân mỗi năm có 35 vụ vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng, tắnh từ năm 2007 đến 2016, đặc biệt năm 2016 có tới 54 vụ, trong đó có 8 vụ liên quan đến ĐVHD, năm 2010 có 57

vụ, trong đó có 7 vụ liên quan đến ĐVHD. Trong các năm 2011 và 2012, số vụ vi phạm lâm luật cũng nhƣ các vi phạm liên quan đến ĐVHD đã giảm xuống rõ rệt với 19 vụ năm 2011 và 16 vụ năm 2012, trong đó chỉ có 1 vụ liên quan đến ĐVHD.

Tắnh từ đầu năm đến hết tháng 8/2013, số vụ vi phạm lâm luật đã đƣợc Hạt Kiểm lâm KBT phát hiện xử lý đã là 8 vụ, trong đó có tới 4 vụ bẫy bắt động vật hoang dã, tịch thu nhiều bẫy và tang vật.

Các vụ vi phạm phần lớn là khai thác, chặt phá rừng trái phép, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, bẫy bắt động vật rừngẦ Tuy nhiên đây mới chỉ là những vụ việc mà KBT Sốp Cộp đã phát hiện và xử lý. Rất nhiều sự việc vi phạm khác chƣa đƣợc phát hiện hoặc vi phạm một cách rõ ràng nhƣng chƣa thể xử lý.

Khi đƣợc hỏi, 100% số ngƣời nói rằng họ không có bất cứ tác động nào đến KBT từ khi nó đƣợc thành lập. Các tác động chắnh đề tài đƣa ra trong bảng câu hỏi là lấn đất làm nƣơng rẫy, khai thác gỗ, săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ cho ngƣời trả lời lựa chọn. Tuy nhiên không có câu trả lời nào nói rằng có một trong số các hoạt động trên đối với KBT từ khi nó đƣợc thành lập. Có nhiều giả thiết dẫn đến kết quả này, nhƣ là: những đối tƣợng đƣợc hỏi không hề có tác động gì tới khu bảo tồn nhƣ lời họ nói, họ biết những việc làm đó là vi phạm pháp luật nên không dám nói thật với bất kỳ ai đến từ ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra cũng nhƣ đánh giá của Hạt kiểm lâm KBT Sốp Cộp cho thấy các CĐĐP tác động tới TNR và tài nguyên ĐVHD bằng rất nhiều hoạt động. Tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy có các hình thức tác động là: Khai thác gỗ, củi; Khai thác lâm sản ngoài gỗ; Săn bắn, bẫy bắt ĐVHD; Ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái của KBT.

4.4.1. Khai thác gỗ, củi

Hoạt động khai thác gỗ diễn ra quanh năm. Ngƣời dân thƣờng khai thác để làm nhà và làm các vật dụng trong gia đình, tuy nhiên một số ngƣời chuyên khai thác để bán. Phƣơng tiện khai thác gỗ chủ yếu hiện nay là dùng cƣa máy. Khi chặt hạ cây gỗ lớn s kéo theo nhiều cây nhỏ khác đổ theo, rồi việc chặt cây dựng lán trại, sử dụng cƣa xăng s gây ra những tiếng ồn lớn, song song với việc khai thác gỗ là các hoạt động bẫy bắt động vật để làm thực phẩm, các sinh hoạt trong rừng. Bởi thế việc khai thác gỗ s làm ảnh hƣởng rất lớn tới các loài ĐVHD, phá vỡ tầng tán rừng làm cho sinh cảnh của các loại ĐVHD bị thu h p và gây nhiễu loạn nơi sống của chúng, làm mất đi sự yên tĩnh trong tự nhiên. Ngoài ra thợ khai thác gỗ thƣờng chiếm lĩnh các nguồn nƣớc buộc thú rừng phải di chuyển vùng sống do không tìm đƣợc nơi yên tĩnh, có nƣớc, có thức ăn để sinh tồn.

Trƣớc đây, khi chƣa thành lập KBT, đời sống của ngƣời dân trong khu vực chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng, chủ yếu là việc khai thác gỗ và các tài nguyên khác từ rừng để bán và sử dụng làm nhà, đóng đồ gia dụng, làm củi đun... Kể từ khi KBT đƣợc thành lập nhằm bảo tồn tài nguyên rừng, cùng với sự bảo vệ nghiêm ngặt và kiểm soát gắt gao của các lực lƣợng chức năng, tình trạng khai thác gỗ đã giảm đáng kể.

Theo thông tin thu thập đƣợc từ phỏng vấn, 100% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định hiện nay không còn tình trạng ngƣời dân trong các thôn nghiên cứu chặt gỗ, phá rừng. Nguyên nhân đƣợc ngƣời dân giải thắch chủ yếu do sự kiểm soát chặt ch và xử lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng, chủ yếu là lực lƣợng Kiểm lâm. Hơn nữa do địa hình khó khăn, việc khai thác, vận chuyển gỗ lậu ra khỏi KBT cũng không dễ dàng. Chắnh những nguyên nhân trên đã hạn chế đƣợc tình trạng ngƣời dân vào rừng khai thác gỗ ở khu vực.

Bên cạnh việc khai thác gỗ lớn để làm nhà và đồ gia dụng, khai thác củi đốt từ rừng cũng là truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng từ nhiều năm nay. Cách đây khoảng 10 năm trở về trƣớc, hầu hết ngƣời dân sống trong KBT và xung quanh KBT đều sử dụng loại nhiên liệu duy nhất là củi đun. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình tiêu thụ khoảng 10kg củi, nhƣ vậy, một tháng lƣợng củi tiêu thụ của một gia đình là 300kg. Thời kỳ mùa đông, ngoài sử dụng củi phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, một khối lƣợng củi đáng kể dùng để sƣởi ấm. Tuy những năm gần đây, điều kiện giao thƣơng với các vùng khác thuận lợi hơn, đã có nhiều gia đình sử dụng nguồn chất đốt thay thế là khắ gas, song do tắnh kinh tế (đun củi rẻ hơn và dễ kiếm) nên việc kiếm củi đun của ngƣời dân là một nhu cầu chƣa thể thay thế, vì các loại năng lƣợng nhƣ than, hầm biogas cũng chƣa có điều kiện sử dụng nhiều ở cộng đồng dân cƣ. Theo báo cáo của KBTSốp Cộp, hàng năm có khoảng 4.220 ster củi đƣợc khai thác để phục vụ chất đốt trong gia đình. Việc khai thác củi không chỉ làm tổn hại đến cây rừng mà còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của các loài động vật hoang dă.

Hình 4.6. Hành vi khai thác củi tại xã Púng Bánh

4.4.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Tại KBTSốp Cộp có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, trong đó một số loài là đối tƣợng bị săn lùng khai thác nhƣ: huyết giác, xạ đen, mật ongẦ Hiện nay, các loài lâm sản ngoài gỗ vừa nêu do bị khai thác quá mức đã ngày càng trở nên khan hiếm. Đây là kết quả tất yếu của việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặc dù nguồn tài nguyên này có thể tái tạo đƣợc. Tham gia vào việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ không chỉ có ngƣời dân sống trong khu bảo tồn mà còn cả các khu vực xung quanh. Do có giá trị kinh tế khá cao nhƣ mật ong rừng 250.000đ/ lắt, xạ đen 100.000đ/1kg rễ và 80.000đ/1kg thân và lá cây; đặc biệt ở KBTSốp Cộp còn có loại cây huyết giác mà ngƣời dân vẫn khai thác rất nhiều gọi là Ộtrầm có màu đỏ, thơm với giá bán lên đến 100.000đ/kg... nên đã thu hút ngƣời dân tham gia vào việc tìm kiếm và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Hàng năm, khai thác mật ong từ rừng tự nhiên đƣợc khoảng trên 200 lắt. Mặc dù mật Ong tự nhiên có giá trị kinh tế cao, nhƣng việc khai thác mật Ong tự nhiên lại rất nguy hiểm đối với tài nguyên rừng, nếu sơ ý để quên không dập tắt lửa có

thể gây ra cháy rừng trầm trọng. Chỉ tắnh riêng trong năm 2016, qua tuần tra, kiểm soát, lực lƣợng kiểm lam KBT đã phát hiện bắt quả tang 6 vụ ngƣời dân mang dụng cụ vào rừng khai thác cây huyết giác trái phép, tổng khối lƣợng thu giữ đƣợc trên 120kg. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với thực trạng đang diễn ra tại địa phƣơng.

Chắnh việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ một cách quá mức đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hƣởng đến các loài động vật hoang dã trong khu vực nhƣ làm thay đổi sinh cảnh sống, các hoạt động và di chuyển của con ngƣời trong rừng gây sợ hãi, tác động đến đời sống và tập tắnh của các loài ĐVHD, khiến chúng phải di chuyển đến sống ở những nơi có điều kiện kém thuận lợi hơn, hoạt động đốt ong trong rừng và các sinh hoạt khác có thể gây cháy rừng nghiêm trọng, phá hủy sinh cảnh sống của các loài ĐVHD...

Những năm gần đây, một phần do công tác kiểm tra, kiểm soát đƣợc tăng cƣờng, mặt khác nguồn lâm sản ngoài gỗ cũng đã suy giảm, việc tìm kiếm các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị ngày càng trở nên khó khăn. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về việc bảo vệ nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ ĐDSH của KBT cũng giúp ngƣời dân thấy đƣợc trách nhiệm, quyền lợi trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên hào phóng đã ban tặng, không phải bất kỳ nơi nào cũng có. Đồng thời cũng giúp họ thấy đƣợc những hậu quả s phải gánh chịu không chỉ trƣớc mắt mà cả trong tƣơng lai, không chỉ thế hệ hiện tại mà cả thế hệ con cháu mai sau.

Hình 4.7 . Mật ong rừng đƣợc khai tác về tại xã Púng Bánh

4.4.3. Săn bắn, bẫy bắt ĐVHD

Săn bắt là hoạt động truyền thống của ngƣời dân tại đây. Hoạt động này diễn ra quanh năm, tuy nhiên diễn ra mạnh nhất trong mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Theo thông tin từ KBTSốp Cộp, tình trạng săn bắt động vật hoang dã đã giảm đáng kể từ khi có chỉ thị thu hồi súng săn. Mặt khác, số lƣợng động vật hoang dã cũng không còn nhiều. Tuy nhiên một số ngƣời dân vẫn còn giữ súng săn trái phép và hoạt động săn bắn lén lút mà các lực lƣợng chức năng chƣa thể xử lý đƣợc.

Việc săn bắt động vật hoang dã bằng bẫy thòng, bằng lƣới, bằng súng săn vẫn còn tồn tại trong nhiều thôn bản. Săn băt động vật hoang dã, không chỉ làm suy giảm số lƣợng cá thể các loài mà còn có thể tiêu diệt cả một loài động vật, nhất là những loài động vật nguy cấp số lƣợng cá thể còn rất ắt.

Qua điều tra phỏng vấn, 100% số hộ đƣợc hỏi cho biết họ không hề tham gia vào các hoạt động săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên có rất nhiều ngƣời đƣợc hỏi khẳng định hiện nay trong thôn vẫn có những ngƣời đi rừng để săn bắt ĐVHD. Các loài ĐVHD bị săn bắn chủ yếu hiện nay là sóc, tắc kè, cầy hƣơng, khỉ vàng, sơn dƣơng... Nguyên nhân tồn tại tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã đƣợc ngƣời dân nhận định chủ yếu là do thiếu đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm có thu nhập ổn định, hơn nữa việc bán các loài ĐVHD săn bắn đƣợc lại cho thu nhập rất cao do nhu cầu thị trƣờng lớn. Qua phỏng vấn cũng đƣợc biết khi săn bắt đƣợc ĐVHD, ngƣời dân chủ yếu bán lại cho những ngƣời thu mua ngay tại địa phƣơng..., những nơi luôn có nhu cầu lớn về các sản phẩm ĐVHD.

S là không thực tế nếu cho rằng các biện pháp hành chắnh s mang lại kết quả nhƣ mong muốn trong việc quản lý bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn ĐVHD nói riêng. Nhƣ trong một cuộc hội thảo về vùng đệm, GS. Võ Quý từng phát biểu: ỘNgƣời dân sống trong vùng đệm và khu bảo tồn đã gắn bó cuộc sống của họ với rừng. Trải qua nhiều thế hệ, rừng đã nuôi họ sống. Vì vậy, biện pháp bảo vệ rừng tốt nhất là thay thế bát cơm mà họ lấy từ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)