Theo thông tin thu thập đƣợc từ phỏng vấn, 100% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định hiện nay không còn tình trạng ngƣời dân trong các thôn nghiên cứu chặt gỗ, phá rừng. Nguyên nhân đƣợc ngƣời dân giải thắch chủ yếu do sự kiểm soát chặt ch và xử lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng, chủ yếu là lực lƣợng Kiểm lâm. Hơn nữa do địa hình khó khăn, việc khai thác, vận chuyển gỗ lậu ra khỏi KBT cũng không dễ dàng. Chắnh những nguyên nhân trên đã hạn chế đƣợc tình trạng ngƣời dân vào rừng khai thác gỗ ở khu vực.
Bên cạnh việc khai thác gỗ lớn để làm nhà và đồ gia dụng, khai thác củi đốt từ rừng cũng là truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng từ nhiều năm nay. Cách đây khoảng 10 năm trở về trƣớc, hầu hết ngƣời dân sống trong KBT và xung quanh KBT đều sử dụng loại nhiên liệu duy nhất là củi đun. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình tiêu thụ khoảng 10kg củi, nhƣ vậy, một tháng lƣợng củi tiêu thụ của một gia đình là 300kg. Thời kỳ mùa đông, ngoài sử dụng củi phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, một khối lƣợng củi đáng kể dùng để sƣởi ấm. Tuy những năm gần đây, điều kiện giao thƣơng với các vùng khác thuận lợi hơn, đã có nhiều gia đình sử dụng nguồn chất đốt thay thế là khắ gas, song do tắnh kinh tế (đun củi rẻ hơn và dễ kiếm) nên việc kiếm củi đun của ngƣời dân là một nhu cầu chƣa thể thay thế, vì các loại năng lƣợng nhƣ than, hầm biogas cũng chƣa có điều kiện sử dụng nhiều ở cộng đồng dân cƣ. Theo báo cáo của KBTSốp Cộp, hàng năm có khoảng 4.220 ster củi đƣợc khai thác để phục vụ chất đốt trong gia đình. Việc khai thác củi không chỉ làm tổn hại đến cây rừng mà còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của các loài động vật hoang dă.