KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 41)

4. 1 Tình hình quản lý TNR tại khu vực nghiên cứu 4.1.1 Tình hình chung tại khu vực nghiên cứu 4.1.1 Tình hình chung tại khu vực nghiên cứu

Sau quá trình điều tra, thu thập và xử lý thông tin từ các đối tƣợng nghiên cứu, đề tài đã có các kết quả nghiên cứu dựa trên quá trình phỏng vấn ngƣời dân, thu thập thông tin từ một số đơn vị, tổ chức, cơ quan trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chịu nhiều ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan nhƣ: khu vực sống, độ tuổi, giới tắnh, trình độ học vấn.... Với phạm vi nghiên cứu h p, đề tài đã lựa chọn 100 ngƣời phỏng vấn tại 2 xã của huyện Sốp Cộp. Vậy để đánh giá đƣợcc mức độ tin cậy của thông tin thu thập đƣợc, đề tài tổng hợp, khái quát và đánh giá tình hình chung tại khu vực nghiên cứu, để nhìn đƣợc những ảnh hƣởng, tác động khác đến tài nguyên rừng hoặc các đối tƣợng trực tiếp Ờ gián tiếp tác động đến tài nguyên rừng.

4.1.1.1 Đặc trưng rừng khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp

Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có diện tắch 18.709 ha, trong đó diện tắch đất có rừng 14.601 ha chiếm 67% diện tắch của Khu bảo tồn. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 5.149 ha, phân khu phục hồi sinh thái 13.541 ha, phân khu hành chắnh dịch vụ 19 ha.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp có vị trắ chiến lƣợc quan trọng của vùng Tây bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng, với những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng sinh thái. Do vậy đây là nơi đã có nhiều đoàn khoa học đến điều tra về đa dạng sinh học và đƣợc đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, chắnh vì vậy năm 1968 khu vực Sốp Cộp đã đƣợc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng phê duyệt đƣa vào hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu BTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn trong vành đai Nhiệt đới và đây cũng chắnh là nơi hội tụ của các luồng thực vật có

trong khu vực đó là luồng thực vật Himalaya- Vân Nam- Quảng Châu từ phắa Bắc đổ xuống, Malaysia-Indonesia từ phắa Nam hƣớng lên; Luồng thực vật khô hạn india-Mianmar từ phắa Tây sang và khu hệ thực vật đặc hữu bản điạ Bắc Vân Nam- Trung Hoa. Chắnh đặc điểm này đã tạo cho khu hệ thực vật phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. Đồng thời Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp là khu rừng phòng hộ đầu nguồn của một sông lớn là Sông Mã chảy qua huyện Sông Mã, qua một phần của đất bạn Lào rồi đổ ra tỉnh Thanh Hoá.

Qua kết quả nghiên cứu bƣớc đầu và tập hợp những tài liệu hiện có, khu BTTN đã thống kê đƣợc 640 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 429 chi và 138 họ (xem danh lục thực vật). Trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (>92%), tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), 2 ngành còn lại chỉ có 13 loài. Nhƣ vậy, so với danh lục thực vật điều tra trƣớc kia, thì số loài đã ghi nhận lần này đã tăng thêm nhiều.

4.1.1.2. Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp

4.1.1.2.1. Hiện trạng suy thoái rừng

Tình trạng lấn chiếm mốc giới, lấn chiếm đất rừng để làm nƣơng, trồng ngô vẫn còn xảy ra nhƣng việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm các hành vi này của chắnh quyền lại chƣa đủ để răn đe ngƣời dân.

Tình trạng khai thác gỗ để phục vụ cho các hoạt động nhƣ: xây dựng nhà ở, sử dụng trong kiến trúc, ... diễn ra mạnh nên diện tắch rừng ngày càng giảm. Trong khi đó thì các biện pháp hạn chế các hành động này lại chƣa đƣợc quan tâm.

Hiện nay tại xã Sốp Cộp việc tiêu thụ măng là rất lớn. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc bảo vệ rừng của khu bảo tồn.

Do diện tắch rừng bị suy giảm nên số lƣợng các loài động, thực vật trong rừng cũng ngày càng giảm. Cộng thêm vào nữa là tình trạng săn bắt các loài động, thực vật nói trên ngày càng gia tăng.

Chủ rừng chƣa thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tắch đƣợc giao. Chƣa chăm sóc rừng, thu dọn vật liệu cháy, làm đƣờng băng cản lửa trƣớc mùa khô.

Công tác chữa cháy chủ yếu dùng dao phát đƣờng ranh cản lửa, cành cây dập lửa. Ngoài ra, không có trang thiết bị chuyên dùng nào cho việc chữa cháy rừng. Đây là một khó khăn tồn tại cần đƣợc đầu tƣ trang thiết bị kịp thời.

Công tác quản lý bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, khắ hậu diễn ra khó lƣờng, cộng thêm vào đó là điều kiện địa hình phức tạp đã có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Chắnh quuyền xã lại ắt quan tâm đến việc quản lý bảo vệ rừng. Đối với các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì lại không đƣợc xử lý, nếu có thì cũng chỉ là mức độ nhắc nhở. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân.

4.1.1.2.2. Các tác động của suy thoái rừng tới môi trường

Sốp Cộp là một huyện miền núi, các ngành công nghiệp không phải là một ngành phát triển, nhân dân đồng thời sống bằng nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mặc dù không có những ảnh hƣởng lớn đối với môi trƣờng xung quanh. Nhƣng trong quá trình khai thác, sử dụng rừng đã có những ảnh hƣởng nhất định đến môi trƣờng xung quanh:

Tập quán canh tác trên đất dốc theo phƣơng thức quảng canh, không áp dụng các biện pháp bảo vệ chống xói mòn trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên rừng và môi trƣờng đất. Thêm vào đó là việc chƣa quan tâm đánh giá đúng mức độ suy thoái rừng nên đã dẫn đến

hậu quả là diện tắch rừng ngày càng giảm, tình trạng xói mòn, rửa trôi đất đã làm tăng nguy cơ thoái hoá đất làm cho môi trƣờng sinh thái diễn biến theo chiều hƣớng xấu.

Hình 4.1. Hành vi canh tác trên đất dốc tại xã Púng Bánh

4.1.2 các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu

BTTN Sốp Cộp

Nguyên nhân cơ bản là do tập quán du canh du cƣ của một số đồng bào dân tộc tồn tại từ rất lâu đời. Tình trạng này xảy ra tuy không ở mức độ nghiêm trọng song phần nào cũng tác động đến hoạt động quản lý khu bảo tồn Sốp Cộp.

Sự nghèo đói cũng góp phần làm gia tăng các hoạt động đốt rừng làm nƣơng rẫy. Là một vùng núi với địa thế hiểm trở, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp, dịch vụ thì không phát triển, các ngành xây dựng và giao thông cũng trong tình trạng kém phát triển nên phần lớn ngƣời dân trong xã đều trồng trọt, làm ruộng, làm nƣơng là chủ yếu.

Đây chắnh là hai nguyên nhân cơ bản tác động tới hoạt động quản lý và bảo tồn rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp. Và hiện nay chƣa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế việc đốt rừng làm nƣơng rẫy.

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân làm diện tắch rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp giảm trong những năm về trƣớc.

Ngoài ra công tác quản lý rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp còn nhiều bất cập và hạn chế. Nên các hiện tƣợng trên vẫn xảy ra mà không có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Hình 4.3. Hình ảnh cháy rừng tại xã Sốp Cộp

4.1.3 Những khó khăn trong công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

Sốp Cộp

Cơ quan quản lý chƣa chủ động để bảo vệ và phát triển rừng trên diện tắch đƣợc giao.

Công tác quản lý bảo vệ rừng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm xảy ra, điển hình là việc phát rừng làm nƣơng rẫy, săn bắt động vật trái phép.

Khó khăn về các phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc bảo vệ rừng không đƣợc hiệu quả.

Phòng cháy chữa cháy là một công việc khó khăn nhƣng chế độ, chắnh sách đối với những ngƣời tham gia chữa cháy còn nhiều bất cập nên chƣa động viên, khuyến khắch mọi lực lƣợng tham gia chữa cháy một cách tắch cực.

Việc xử lý các vụ việc chƣa dứt điểm còn nhiều tồn đọng. Cán bộ còn thờ ơ với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

4.2 Đánh giá nhận thức của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu

kết quả nghiên cứu của đề tài thu đƣợc chủ yếu dựa trên các thông tin thu thập đƣợc trong quá trình phỏng vấn ngƣời dân ở các cộng đồng sinh sống quanh khu vực. Do vậy, muốn đánh giá đƣợc phần nào tắnh chắnh xác và độ tin cậy của các thông tin thu đƣợc, đồng thời có cái nhìn tổng quát cũng nhƣ định hƣớng cho các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã và tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, việc đánh giá thái độ và nhận thức của cộng đồng địa phƣơng là hết sức cần thiết.

Kết quả nghiên cứu 2 xã điểm đƣợc lựa chọn đã chỉ ra mức độ nhận thức khác nhau của ngƣời dân đối với các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn động vật hoang dã.

Cụ thể, trong tổng số 100 ngƣời dân đƣợc phỏng vấn, có 15 ngƣời (15%) là rất hiểu biết về các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐVHD, 55 ngƣời (55%) là hiểu biết và 30 ngƣời (30%) là kém hiểu biết về các vấn đề trên.

Hình 4.4. Mức độ nhận thức về quản lý TNTN tại khu vực nghiên cứu

Khi đƣợc hỏi về các vấn đề môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên mà anh/chị quan tâm hiện nay tại địa phƣơng, hầu hết số ngƣời đƣợc hỏi đều trả

lời các vấn đề Khai thác lâm sản trái phép, Săn bắt ĐVHD trái phép, suy thoái rừng... Khi đƣợc hỏi có ngƣời đã trả lời họ có thể làm gì đó để ngăn ngừa các vấn đề này xảy ra nhý tuyên truyền cho những ngƣời xung quanh không phá rừng, tham gia các nhóm cộng đồng bảo vệ rừng, phát hiện và báo cáo đến ủy ban xã và lực lƣợng Kiểm lâm các vụ vi phạm, một số giáo viên có thể dạy bảo học sinh của mình về vai trò của rừng với đời sống và mong muốn có thể thông qua đó tác động đến bố m của chúng và cộng đồng. Số còn lại phần lớn trả lời rằng họ không biết làm gì tuy nhiên nếu đƣợc chỉ dẫn hoặc yêu cầu từ các cõ quan nhà nƣớc và các tổ chức bảo tồn, họ có thể đóng góp công sức và tham gia các hoạt động đƣợc tổ chức.

Để làm rõ thêm kết luận của đề tài và có đánh giá tổng quát nhất về thái độ và nhận thức của ngƣời dân tham gia phỏng vấn, phân loại các đối tƣợng phỏng vấn theo các vấn đề khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

4.2.1. Theo độ tuổi

Cụ thể tổng thể mẫu nghiên cứu có 100 đối tƣợng, đề tài chia độ tuổi của các đối týợng phỏng vấn thành 03 nhóm: nhóm ngýời có độ tuổi nhỏ hơn 18 tuổi, nhóm ngƣời có độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi; nhóm ngƣời có độ tuổi lớn hơn 50 tuổi. Từng nhóm tuổi đều có các trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ quan điểm riêng. Vì vậy, đề tài tiến hành điều tra, tổng hợp và xử lý các kết quả đánh giá nhận thức theo từng độ tuổi trong bảng 4.1

Nhận thức

Độ tuổi Ít hiểu biết Hiểu biết Rất hiểu biết

Tổng (Ngýời) < 18 tuổi 3 (17,65%) 10 (58,82%) 4 (23,53%) 17 18 Ờ 50 tuổi 18 (37,5%) 21 (43,75%) 9 (18,75%) 48 > 50 tuổi 9 (25,71%) 24 (68,57%) 2 (5,71%) 35 Tổng 30 55 15 100

Nhìn vào biểu đồ 4.1 Ta thấy trong 100 ngƣời có 17 ngƣời nhỏ hơn 18 tuổi, 48 ngƣời từ 18-50 tuổi và 35 ngýời trên 50 tuổi. Từ kết quả tổng hợp trên đề tài nhận thấy ở cả 3 nhóm tuổi đều có tỷ lệ hiểu biết cao hơn so với tỷ lệ ngƣời rất hiểu biết và ắt hiểu biết về nhận thức tài nguyên rừng.

Sử dụng tiêu chuẩn One Way ANOVA đề tài đặt giả thiết rằng không có sự khác biệt về nhận thức và thái độ giữa các lứa tuổi. Kết quả cho thấy, giá trị P = 0,358 > 0.05 (độ tin cậy 95%) đã chấp nhận giả thiết đặt ra tức là nhận thức và thái độ của ngƣời dân giữa các lứa tuổi không có sự khác biệt.

4.2.2 Theo trình độ học vấn

Kết quả đánh giá nhận thức của ngƣời dân theo trình độ học vấn đƣợc thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Nhận thức của ngýời dân theo trình độ học vấn. Nhận thức

Học vấn Ít hiểu biết Hiểu biết Rất hiểu biết

Tổng (Ngýời) Không đi học 15(75%) 5(25%) 0 20 Tiểu học Ờ THCS 5(15,15%) 25(75,75%) 3(9,09%) 33 THPT 5(20%) 15(60%) 5(20%) 25 Chuyên nghiệp Ờ Sau đại học 5(22,72%) 10(45,45%) 7(31,81%) 22 Tổng 30 55 15 100

Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy, nhận thức của nhóm đối tƣợng đƣợc đi học trở lên cao hơn hẳn so với nhóm đối tƣợng không đi học.

Để biết đƣợc mức độ nhận thức và thái độ đối với bảo tồn và tài nguyên thiên nhiên của ngƣời dân tại khu vực có thực sự khác nhau theo trình độ học vấn hay không, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn One Way ANOVA cho 4 nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn khác nhau. Đặt giả thiết rằng, không có sự khác biệt trong nhận thức và thái độ của ngƣời tham gia

theo trình độ học vấn, đề tài tiến hành các thủ tục kiểm tra trong quy trình SPSS. Giá trị P value = 0.00 nhỏ hơn rất nhiều 0.05 đã chỉ ra rằng giả thiết đặt ra hoàn toàn không hợp lý và thay bằng giả thiết đối lập tức là có sự khác biệt lớn về nhận thức và thái độ theo các đối tƣợng thuộc các nhóm trình độ học vấn khác nhau.

4.2.3 Theo nghề nghiệp

Trong mỗi ngành nghề khác nhau, có những môi trýờng làm việc, những vấn đề phải quan tâm và thực hiện khác nhau. Môi trƣờng sống và tiếp xúc hàng ngày trong công việc chắnh là ảnh hƣởng nhiều nhất đến tâm lý, những suy nghĩ và nhận thức của mỗi ngƣời. Từ suy nghĩ và nhận thức của mình, mỗi ngƣời s có cách ứng xử khác nhau với môi trƣờng hay tài nguyên rừng, vì vậy, đề tài đã quan sát và thống kê đƣợc 4 nhóm ngành nghề chủ yếu tại KVNC, kết quả điều tra đƣợc tổng hợp trong bảng 4.3:

Bảng 4.3. Nhận thức của ngƣời dân theo nhóm ngành nghề Nhận thức Nhận thức

Nghề nghiệp Ít hiểu biết Hiểu biết Rất hiểu biết

Tổng (Người) Làm nông 10(35,71%) 15(53,57%0 3(10,71%0 28 Cán bộ 1(2,85%) 24(68,57%) 10(28,57%) 35 Kinh doanh 5(29,41%0 10(58,82%) 2(11,76%) 17 Khác 14(70%) 6(30%) 0 20 Tổng (Người) 30 55 15 100

Từ kết quả trên, có thể thấy nhận thức của nhóm đối tƣợng là Cán bộ và Làm nông có hiểu biết cao hơn so với các nhóm còn lại, đối với nhóm ngýởi làm Kinh doanh, thực tế khi quan sát ngƣời đƣợc phỏng vấn thƣờng không quan tâm nhiều đến tài nguyên rừng, chỉ quan tâm đến các sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế, vì vậy, kết quả đánh giá nhận thấy cũng thấp hơn so với nhóm ngƣời là cán bộ.

Tuy nhiên, để lƣợng hóa các giả thiết, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn One Way ANOVA để biết xem nhận thức bảo tồn có sự khác biệt theo nhóm nghề nghiệp hay không. Giả thiết rằng nhận thức bảo tồn không có sự khác biệt, đề tài thu đƣợc giá trị P-value = 0.00 < 0.05 nên bác bỏ giả thiết đƣa ra và chấp nhận giả thiết thay thế rằng nhận thức bảo tồn khác nhau giữa những ngƣời có nghề nghiệp khác nhau. Giá trị P nhỏ hơn rất nhiều so với 0.05 càng giúp đề tài khẳng định chắc chắn vấn đề này.

Kết quả này hoàn toàn hợp lý cả với việc kiểm định bằng tiêu chuẩn khoa học và hợp lý với cả tình hình thực tiễn trong khi tác giả thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu. Cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc chủ yếu là cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)