Hành vi khai thác củi tại xã Púng Bánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 68)

4.4.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Tại KBTSốp Cộp có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, trong đó một số loài là đối tƣợng bị săn lùng khai thác nhƣ: huyết giác, xạ đen, mật ongẦ Hiện nay, các loài lâm sản ngoài gỗ vừa nêu do bị khai thác quá mức đã ngày càng trở nên khan hiếm. Đây là kết quả tất yếu của việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, mặc dù nguồn tài nguyên này có thể tái tạo đƣợc. Tham gia vào việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ không chỉ có ngƣời dân sống trong khu bảo tồn mà còn cả các khu vực xung quanh. Do có giá trị kinh tế khá cao nhƣ mật ong rừng 250.000đ/ lắt, xạ đen 100.000đ/1kg rễ và 80.000đ/1kg thân và lá cây; đặc biệt ở KBTSốp Cộp còn có loại cây huyết giác mà ngƣời dân vẫn khai thác rất nhiều gọi là Ộtrầm có màu đỏ, thơm với giá bán lên đến 100.000đ/kg... nên đã thu hút ngƣời dân tham gia vào việc tìm kiếm và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Hàng năm, khai thác mật ong từ rừng tự nhiên đƣợc khoảng trên 200 lắt. Mặc dù mật Ong tự nhiên có giá trị kinh tế cao, nhƣng việc khai thác mật Ong tự nhiên lại rất nguy hiểm đối với tài nguyên rừng, nếu sơ ý để quên không dập tắt lửa có

thể gây ra cháy rừng trầm trọng. Chỉ tắnh riêng trong năm 2016, qua tuần tra, kiểm soát, lực lƣợng kiểm lam KBT đã phát hiện bắt quả tang 6 vụ ngƣời dân mang dụng cụ vào rừng khai thác cây huyết giác trái phép, tổng khối lƣợng thu giữ đƣợc trên 120kg. Tuy nhiên đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với thực trạng đang diễn ra tại địa phƣơng.

Chắnh việc khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ một cách quá mức đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hƣởng đến các loài động vật hoang dã trong khu vực nhƣ làm thay đổi sinh cảnh sống, các hoạt động và di chuyển của con ngƣời trong rừng gây sợ hãi, tác động đến đời sống và tập tắnh của các loài ĐVHD, khiến chúng phải di chuyển đến sống ở những nơi có điều kiện kém thuận lợi hơn, hoạt động đốt ong trong rừng và các sinh hoạt khác có thể gây cháy rừng nghiêm trọng, phá hủy sinh cảnh sống của các loài ĐVHD...

Những năm gần đây, một phần do công tác kiểm tra, kiểm soát đƣợc tăng cƣờng, mặt khác nguồn lâm sản ngoài gỗ cũng đã suy giảm, việc tìm kiếm các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị ngày càng trở nên khó khăn. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về việc bảo vệ nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ ĐDSH của KBT cũng giúp ngƣời dân thấy đƣợc trách nhiệm, quyền lợi trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý mà thiên nhiên hào phóng đã ban tặng, không phải bất kỳ nơi nào cũng có. Đồng thời cũng giúp họ thấy đƣợc những hậu quả s phải gánh chịu không chỉ trƣớc mắt mà cả trong tƣơng lai, không chỉ thế hệ hiện tại mà cả thế hệ con cháu mai sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)