Thực trạng kinh tế văn hóa xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 41)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng kinh tế văn hóa xã hội của huyện

3.2.1. Thực trạng phát triển về kinh tế

Những ngành nghề phát triển kinh tế trọng tâm của huyện là sản xuất nông lâm nghiệp, trong đó tập trung vào phát triển chăn nuôi đại gia súc, nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng trồng rừng và một số cây công nghiệp nhƣ: cà phê, bông

Nông nghiệp.

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

-Sản lƣợng lƣơng thực có hạt ƣớc đạt: 21.600 tấn, đạt 106,3% kế hoạch, bằng 110,2% so với năm 2012, trong đó: thóc đạt 14.340 tấn, ngô đạt 7.260 tấn.

- Sản lƣợng sắn: 2.297 tấn.

- Sản lƣợng cà phê nhân đạt 72 tấn. - Sản lƣợng quả các loại: 1.166 tấn.

- Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng các loại: 1.800 tấn. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện.

Hiện nay trên địa bàn huyện Sốp Cộp có 203 công trình thuỷ lợi các loại, trong đó có: 64 công trình đập xây kiên cố thuộc vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ, còn lại 139 phai tạm bằng gỗ, đá các loại phục vụ tƣới tiêu cho: 2.257,9 ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thuỷ sảnẦ

Lâm nghiệp.

- Doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn huyện: 01

- Sản phẩm lâm nghiệp: Gỗ, tre, măng, giống cây trồng (công nghiệp, lâm nghiệp)

Giao thông vận tải.

Giao thông - vận tải thông suốt đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân. Quốc lộ qua huyện: đƣờng 105, đến nay tổng số km đƣờng giao thông trên địa bàn huyện là 603,75 Km. Trong đó gồm: Hệ thống giao thông đƣờng biên giới dài 120 Km, trục đƣờng quốc lộ với tổng chiều dài 9,75 Km (từ Km110 - Km119 đƣờng Sông Mã đi Sốp Cộp), Trục đƣờng tỉnh lộ 105 từ trung tâm huyện Sốp Cộp - Mƣờng Lèo - Mƣờng Lói có chiều dài tuyến là 64 Km và 4 trục đƣờng huyện lộ đó là: Tuyến Sốp Cộp - Mƣờng Và - Mƣờng Lạn chiều dài tuyến đƣờng là 28 Km; Tuyến Sốp Cộp - Nậm Lạnh đi mốc D1 chiều dài tuyến đƣờng là 31 Km; Tuyến Púng Bánh - Sam Kha chiều dài tuyến đƣờng là 17 Km; tuyến Mƣờng Và - Mƣờng Cai có chiều dài là 10 Km. Các tuyến đƣờng xã gồm 59 tuyến với tổng chiều dài 324 Km đều là đƣờng đất. Tổng các tuyến đƣờng cơ bản mới nhựa hoá và bê tông đƣợc khoảng 150/603,75 Km đạt 24,84%. Hiện tại chỉ có 2/8 xã (xã Sốp Cộp và Mƣờng Và) có đƣờng ô tô từ trung tâm huyện đến trung tâm xã đi đƣợc 4 mùa, 6/8 xã còn lại chỉ đi đƣợc mùa khô, về mùa mƣa việc đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn. Các tuyến đƣờng giao thông đƣợc đầu tƣ xây dựng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện.

Bƣu chắnh viễn thông

Công tác Bƣu chắnh : có 01 Bƣu cục trung tâm và 7 bƣu cục cơ sở đƣợc đảm bảo thông suốt, an toàn. Hệ thống báo, tạp chắ của Đảng đƣợc cấp đầy đủ, kịp thời đến 100% cấp ủy, tổ chức đảng theo đúng quy định.

Công tác viễn thông: hiện tại tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đến 100% các xã; đến tháng 5.2013, toàn huyện có 1.837 thuê bao cố định, khoảng 6.648 thuê bao di động, 275 thuê bao internet .

Thƣơng mại, dịch vụ.

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cả về loại hình và quy mô, tổ chức tốt hệ thống lƣu thông, phân phối đối với các loại hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, hàng hoá trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong toàn huyện. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn huyện đảm bảo lƣu thông và phục vụ vận chuyển hành khách an toàn

Phát thanh truyền hình

Hệ thống tuyền thanh, truyền hình đã đƣợc xây dựng và từng bƣớc nâng cấp, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trƣơng chắnh sách, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đến ngƣời dân. Tuy nhiên số kênh và thời lƣợng phát sóng của đài truyền hình còn hạn chế, mới chỉ phát chƣơng trình VTV1, VTV2, VTV3 và truyền hình địa phƣơng, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu xem truyền hình của nhân dân.

3.2.2 Thực trạng về văn hóa.

Di tắch lịch sử văn hoá.

Tháp Mƣờng Và, là tháp cổ cao 13m, gồm 5 tầng với một nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tinh xảo, năm 1998 toà tháp này đã đƣợc Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là ỘDi tắch văn hoá .

Lễ hội truyền hống dân gian: Lễ hộ xên bản Mƣờng Và Ờ xã Mƣờng Và; lễ hội khảu hó dân tộc Lào.

Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng

- 104 đội (99 đội thƣờng xuyên), nội dung: ca múa nhạc, tấu nói. 5 câu lạc bộ gia đình, có nội dung phòng chống bạo lực gia đình

3.2.3 Thực trạng về Giáo dục - đào tạo

Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 32 đơn vị trƣờng học bậc mầm non, tiểu học và THCS (gồm cả trƣờng PTDT nội trú huyện); mở 557 nhóm, lớp với 14.979 học sinh, trong đó:

* Giáo dục mầm non: Gồm 11 trƣờng với với 86 điểm trƣờng phụ, thực

hiện 176 nhóm, lớp với 4.215 học sinh.

- Nhóm trẻ: mở 15 nhóm với 295 cháu; So với năm học 2015-2016 giảm 01 nhóm tăng 39 cháu; so với kế hoạch: Nhóm trẻ đạt 15/16=93,7%, số trẻ nhà trẻ đạt 295/295=100%;

- Mẫu giáo: mở 161 lớp với 3.920 học sinh; số học sinh 5 tuổi là 1262 học sinh. So với năm học 2015-2016 giảm 02 lớp tăng 119 học sinh, học sinh 5 tuổi tăng 24 học sinh; so với kế hoạch số lớp là 161/167=96,4%, số học sinh mẫu giáo đạt 3.920/3.930=99,7%.

* Giáo dục phổ thông

- Bậc Tiểu học: Duy trì 11 trƣờng (trong đó có 01 trƣờng PTDTBT) với 58 điểm trƣờng phụ, thực hiện 274 lớp, tổng số học sinh là 5.534 em (Trong đó có 17 lớp ghép; số lớp học 2 buổi/ngày là 153 lớp với 3431 học sinh). So với năm học 2015-2016 giữ nguyên số lớp, tăng 4 lớp ghép và tăng 288 học sinh; so với kế hoạch: Số lớp đạt 274/279=98,2%; số học sinh đạt 5.534/5.587= 99,1%.

- Bậc Trung học cơ sở: toàn huyện có 10 trƣờng (Trong đó có 5 trƣờng PTDT bản trú THCS, 01 trƣờng PTDTnội trú); mở 107 lớp với 3.230 học

sinh. So với năm học 2015-2016 giảm 5 lớp, tăng 195 học sinh; So với kế hoạch: số lớp đạt 107/110=97,3%;số học sinh đạt 3.230/3.410 = 94,7%

- Trong tổng số 32 trƣờng có 02 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 01 trƣờng, Tiểu học: 01 trƣờng), 8/8 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, và có trung tâm học tập cộng đồng.

3.2.4 Thực trạng về Y tế

Cơ sở y tế của huyện đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp để đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, đến nay toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế, 8/8 xã có trạm y tế. Tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm đầy đủ các loại văcxin.

Thầy thuốc ở huyện: Nhân lực: 291(cả y tế thôn bản). Trong đó: Y sỹ: 47, Bác sỹ: 18, BSCKI: 3, điều dƣỡng: 41, dƣợc sỹ 12, còn lại là nhân viên khác.

Những cây thuốc quý: Đẳng sâm, sa nhân, chanh, xả, h , hƣơng nhu, tắa tô, kinh giới, gừng...

3.2.5. Thực trạng về dân số và lao động

- Theo số liệu thống kê dân số ƣớc thực hiện đến ngày 31/12/2016 dân số toàn huyện là 45.528 nhân khẩu, 9.800 hộ, 100% là dân cƣ nông thôn. Mật độ dân số bình quân 31 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất là xã Sốp Cộp (114 người/km2), thấp nhất toàn huyện là Mƣờng Lèo (9 người/km2).

- Về dân tộc toàn Huyện có 8 xã, 127 bản; dân số 47.421 ngƣời, gồm 6 dân tộc cùng sinh sống đó là: Kinh, Thái, Mông, Lào, Khơ Mú, Mƣờng, dân tộc khác.(dân tộc thiểu số chiếm trên 97,02%. Trong đó dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 56,81%, dân tộc Mông chiếm 24,82%, dân tộc Lào chiếm 8,05%, dân tộc Khơ Mú chiếm 7%, dân tộc Kinh chiếm 2,98%, dân tộc Mƣờng 0,15%; dân tộc khác chiếm 0,17%. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trắ thấp, tỷ lệ tăng dân số cao. Năm 2016 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,70%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên sốp cộp, tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)