PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
thế kỉ XX?
- Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa, nhân công.
- Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: +Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến In-đô-nê-xi-a chiếm thị trường, đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm.
+ Từ giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha thống trị Phi-Lip-pin, đến năm 1898, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin.
+ Năm 1885, Thực dân Anh thôn tính Miến Điện(Mi-an-ma) + Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh
+ Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở - Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh, Pháp.
Câu 2. Em có nhận xét gì về các phong trào đấu thực dân Pháp ở Lào và
Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
- Diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát. - Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân.
- Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Câu 3. Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc
Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau (về hoàn
cảnh, mục đích, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả).
*Cải cách Minh trị ở Nhật Bản (1868), Cải cách Ra-ma V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc có những gì giống và khác nhau
- Giống nhau:
+ Hoàn cảnh: Trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng trước
nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược.
+ Mục đích: Tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây.
- Khác nhau:
+ Bối cảnh: Mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và Nhật Bản
còn tương đối độc lập, còn Trung Quốc thì đã trở thành thuộc địa
+ Người lãnh đạo: Ở Xiêm và Nhật Bản đều do những người đứng đầu nhà nước tiến hành và kết quả là cuộc cải cách thắng lợi. Tuy nhiên cuộc Duy Tân tại Trung Quốc do sĩ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại.
+ Lực lượng tham gia: Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan trọng, lớn mạnh trong xã hội (ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện.
+ Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách tương đối.
Câu 4. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy
nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa? Hãy liên hệ đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.
1. Nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số phận một
nước thuộc địa:
- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và đẩy mạnh xâm lược, các nước Đông Nam Á đang trong thời kì phong kiến khủng hoảng, đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Xiêm không nằm ngoài số đó.
- Từ thời Rama IV chủ trương mở cửa, buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập.
- Năm 1868, Rama V lên ngôi, tiếp tục thực hiện các chính sách tiến bộ: xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm nhẹ thuế ruộng, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp…
- Năm 1892, Rama V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, tổ chức lại quân đội và trường học,… tạo cho Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo: vừa lợi dụng vị trí nước « đệm », vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc…
- Những chính sách cải cách tiến bộ đã giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc vào Anh và Pháp, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
2. Liên hệ đến tình hình Việt Nam:
- Nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa. Trước tình hình đó, xuất hiện một số tư tưởng duy tân như Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch. Nhưng vì lợi ích dòng tộc và giai cấp, nhà Nguyễn đã từ chối, thực hiện bế quan tỏa cảng. Vì vậy, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Câu 5. Từ chính sách đối ngoại của Xiêm cuối thế kỉ XIX, em hãy rút ra bài học
kinh nghiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Hướng dẫn trả lời phần tự luận
* Xiêm bảo vệ được độc lập nhờ đưa ra những chính sách cải cách hợp lí
- Giữa thế kỷ XIX, cũng như các nước Đông Nam Á, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây...
- Các nước trong khu vực thực hiện chính sách đóng cửa thì Xiêm chấp nhận ký các điều ước “mở cửa” (với Anh, Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bồ Đào Nha)...
- Trong tình trạng phải đối phó với các nước mạnh hơn nhiều về tiềm lực kinh tế, quân sự, trang bị vũ khí, Xiêm chấp nhận mất một số quyền lợi kinh tế để giữ được độc lập dân tộc...
- Kết hợp với chính sách ngọại giao “mở cửa”, Xiêm tập trung tiến hành các cải cách trong nước làm cho nền kinh tế Xiêm từng bước hòa nhập vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tạo cơ sở để đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây...
- Những năm cuối thế kỷ XIX, Xiêm vừa lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Lào, Căm-pu-chia) để gìn giữ chủ quyền đất nước...
- Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo đó mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị và kinh tế...
* Rút ra bài học kinh nghiệm
Học sinh cần nói được: Độc lập và chủ quyền dân tộc là trên hết, đường lối đối ngoại phải mềm dẻo, linh hoạt, hợp thời …
BÀI 5: CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) Câu 1. Từ sự thất bại của phong trào chống thực dân châu Âu ở châu Phi (thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX), em hãy rút ra bài học kinh nghiệm đối với cách mạng Việt Nam.
- Vào giữa TK XIX, nhất là những năm 70, 80 sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước TB phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi
- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước ĐQ căn bản đã hoàn thành.
- Phong trào đấu tranh CNTD của nhân dân châu Phi: Diễn ra sôi nổi, quyết liệt, thể hiện tinh thần yêu nước nhưng cuối cùng vẫn đi đến thất bại. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi đã để lại bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc:
- Cần phải có một tổ chức chính trị chính đảng của giai cấp tiến bộ lãnh đạo, tập hợp đoàn kết quần chúng đấu tranh.
+ Chứng tỏ ngọn cờ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản không giành thắng lợi.
+ Phải biết chớp thời cơ, so sánh tương quan lực lượng có lợi cho ta mới tiến hành đấu tranh.
Câu 3. Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như
thế nào trong thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Châu Phi là lục địa lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời… - Vào giữa TK XIX, nhất là những năm 70, 80 sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước TB phương Tây đua nhau xâm chiếm châu Phi
- Đến đầu thế kỷ XX, việc xâm lược châu phi căn bản đã hoàn thành, nhưng không đồng đều. Anh và Pháp có nhiều thuộc địa nhất.