Hội nghị Pốt-xđam phân chia phạm vi giải giáp phát xít Nhật (7 – 1945) Câu 5 Sau hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 119 - 122)

Câu 5. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

A. hệ thống xã hội chủ nghĩa từng bước lớn mạnh.

B. Anh trở thành cường quốc đứng đầu phe tư bản.C. hệ thống tư bản chủ nghĩa đã bao trùm thế giới. C. hệ thống tư bản chủ nghĩa đã bao trùm thế giới. D. chủ nghĩa cộng sản đã được xây dựng thành công. B. PHẦN TỰ LUẬN (05 câu)

Câu 1. Phân tích nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945.

- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, nhất là về thị trường, thuộc địa làm cho mâu thuẫn các nước đế quốc ngày càng tăng.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất và Trật tự thế giới theo Vécxai - Oasinhtơn không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.

- Hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít ra đời Đức, Italia, Nhật Bản, các nước này ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thế giới

- Thái độ dung dưỡng của phe tư bản, Mỹ, Anh, Pháp tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh.

- Đỉnh cao của chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của Anh, Pháp là Hiệp ước Muy- ních, Anh, Pháp “bán đứng” Tiệp Khắc cho Đức. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Hít-le tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Câu 2. Trình bày và nhận xét thái độ của các nước lớn trước những hoạt động xâm lược của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 thế kỷ XX.

Trả lời:

- Thái độ của các nước lớn:

+ Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Liên Xô kiên quyết đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

+ Anh, Pháp, Mỹ đều có một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.

+ Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô, nhượng bộ phát xít hòng đẩy cuộc chiến tranh về phía Liên Xô.

+ Mỹ chủ trương trung lập, không can thiệp vào các sự kiện ngoài châu Mỹ. - Nhận xét:

+ Thái độ của Liên Xô là tích cực, đúng đắn với thiện chí bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống phát xít, đứng về phía các nước bị xâm lược.

+ Thái độ của Mỹ, Anh, Pháp rất đáng lên án, vì mưu đồ chính trị riêng mà thỏa hiệp phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ một phần do trách nhiệm của Anh, Pháp, Mỹ.

Câu 3. Tại sao nói Hội nghị Muy-ních (9-1938) là đỉnh cao của chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp đối với các nước phát xít? Trả lời:

- Vì tại Hội nghị này, Anh và Pháp đã chấp nhận mọi yêu cầu trắng trợn của phát xít Đức, chà đạp lên lợi ích của Tiệp Khắc vì mưu đồ chính trị riêng của mình. - Cụ thể:

+Tháng 3-1938, Đức xâm chiếm và sáp nhập Áo vào lãnh thổ Đức. Sau đó gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp Khắc. Hít-le trắng trợn yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét. Anh, Pháp dùng chính sách thỏa hiệp, yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

+ Tháng 9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập và quyết định trao Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Hít-le cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.

- Hậu quả: Chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của Anh, Pháp tạo điều kiện cho Đức càng tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tháng 3-1939, Đức thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan…

Câu 4. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Trả lời:

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe phát xít.

Đây là cuộc Chiến tranh thế giới lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vô cùng thảm khốc: hơn 70 quốc gia bị cuốn vào cuộc chiến, 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.

Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong tình hình thế giới.

Câu 5. Phân tích ý nghĩa chiến thắng chủ nghĩa phát xít của quân Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.

Trả lời:

- Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh.

Các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á, cùng với Liên Xô tạo thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Liên Xô ngày càng vững mạnh, trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa đối trọng với Mỹ trong trật tự thế giới 2 cực.

- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít - lực lượng cực đoan nhất của chủ nghĩa đế quốc bị loại bỏ. Anh, Pháp là những nước tư bản hàng đầu trước chiến tranh thì giờ đây đều suy yếu. Riêng Mĩ vươn lên sau chiến tranh, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.

- Chiến thắng chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc từng bước trở thành quốc gia độc lập.

Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. TRẮC NGHIỆM (40 câu)

1. Nhận biết (15 câu)

Câu 1. Chính quyền được thành lập trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga

A. Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

B. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w