Cấp độ vận dụng (3 câu)
Câu 1. Liên Xô thực hiện những kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn (1928-1941) là do
A. đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa. B. ý muốn của những người lãnh đạo. C. yêu cầu cải thiện đời sống của nhân dân.
D. muốn trở thành nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Câu 2. Thực chất chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết (3-1921) là chuyển nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế
A. nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. B. thị trường, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
C. tư nhân hóa, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. D. do nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
Câu 3. Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (12 - 1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là
A. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước. B. xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. C. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và giao thông vận tải.
D. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực.
Cấp độ vận dụng cao (5 câu)
Câu 1. Nhận xét nào là đúng về Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết (3-1921)?
A. Phù hợp, sáng tạo, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. B. Không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới. C. Thích hợp trong thời kì đất nước có chiến tranh.
D. Phù hợp trong mọi hoàn cảnh của đất nước.
Câu 2. Nhận xét nào là không đúng về Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết (3-1921)?
B. Chuyển nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp được khôi phục và phát triển. D. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
Câu 3. Chính sách kinh tế mới (3- 1921) ở nước Nga Xô viết để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay?
A. Sử dụng vốn, kĩ thuật của tư bản nước ngoài để phát triển nền kinh tế. B. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 4. Ý nào không phải là đặc điểm và bài học rút ta từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô giai đoạn (1921-1941)?
A. Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
B. Khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.
D. Bước đầu đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Câu 5. Từ chính sách kinh tế mới (3- 1921) ở nước Nga Xô viết để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay?
A. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước. B. Tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn. D. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng. --- HẾT ---
Bài 9
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)Câu hỏi Câu hỏi
Câu 1. So sánh cách mạng tháng Hai 1917 và cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 về các tiêu chí: nhiệm vụ, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng, kết quả, tính chất. ND SS Cách mạng tháng Hai 1917 CM tháng Mười Nga năm 1917. Nhiệm vụ,
mục tiêu
Lật đổ chính phủ chuyên chế của Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân
Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản ,đưa nước Nga tiến lên CNXH.
Lãnh đạo Giai cấp vô sản (Đảng Bôn- sê- vích)
Giai cấp vô sản (Đảng Bôn- sê- vích)
Lực lượng Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân Kết quả: Lật đổ chế độ chuyên chế
Nga hoàng, lập được Xô viết và chính quyền tư sản
Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
Tính chất: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Cuộc CMXHCN
Câu 2. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917.
Nguyên nhân thắng lợi
- Khách quan: Các nước đế quốc đang bận chiến tranh không có điều kiện can thiệp vào nước Nga; phong trào cách mạng thế giới đang phát triển sôi nổi…cổ vũ cách mạng vô sản Nga.
- Chủ quan:
+ Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin…
+ Sức mạnh của liên minh công, tình đoàn kết chiến đấu của các dân tộc Nga… + Giai cấp công nhân Nga có kẻ thù là giai cấp tư sản Nga tương đối yếu…
Ý nghĩa
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp cong nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
*Đối với thế giới:
- Thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga.
- Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Câu 3. Nêu tình hình nước Nga trước cách mạng trước năm 1917 và rút nhận xét.
- Chính trị:
+ Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế tàn tích phong kiến nặng nề đã kìm hãm CNTB ở Nga.
+ Năm 1914, Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Kinh tế: suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi - Xã hội:
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nước Nga tập trung mọi mâu thuẫn của thời đại. + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng phát triển.
* Nhận xét:
- Nước Nga trở thành mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ. - Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng.
Câu 4. Nêu diễn biến của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga.
Tại sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
Diễn biến của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917.
- Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrat.
- Phong trào nhanh chóng chuyển từ bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang - Quân khởi nghĩa đánh chiếm các công sở, bắt giam các bộ trưởng, tướng tá của Nga hoàng.
- Kết quả:
+ Cách mạng giành thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Tạo ra cục diện hai chính quyến song song tồn tại:
• Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập • Chính phủ lâm thời của tư sản.
+ Nga trở thành nước Cộng hòa
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì
- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ QCCC. - Lãnh đạo: Đảng Bônsêvích.
- Lực lượng: công nhân, binh lính, nông dân, tư sản.
- Kết quả: Lật đổ chế chế độ phong kiến Nga hoàng, Nga trở thành nước Cộng hòa.
Câu 5. Đánh giá vai trò của Đảng Bônsêvích và Lênin đối với cách mạng tháng
Mười Nga
+ Lập ra Đảng vô sản kiểu mới để lãnh đạo cách mạng – Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga (Đảng Bôn sê vích).
+ Đề ra bản Luận cương tháng Tư vạch rõ đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa... Cách mạng tháng Hai thắng lợi,
song xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Trước tình hình đó, tháng 4-1917 Lê-nin trình bày Luận cương tháng Tư, chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa...
+ Đề ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, chuyển từ đấu tranh hòa bình -> khởi
nghĩa vũ trang: (Sau sự kiện đàn áp đẫm máu tháng 7/1917, Lê-nin nhận ra điều
kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa và đã cùng với Đảng Bônsêvích xác định: “Phải lật đổ chính quyền tư sản bằng con đường bạo lực vũ trang”).
Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Lê-nin, Đảng Bônsêvíc đã chuyển sang thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đầu tháng 10-1917, Lê-nin về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa… + Nhận định đúng đắn thời cơ, kịp thời chớp thời cơ, trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi
nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat. Đêm 24, rạng ngày 25/10/1917 thắng lợi, là cơ sở cho thắng
lợi của Cách mạng tháng Mười trong phạm vi cả nước…
+ Lập ra chính quyền Xô viết công - nông, bảo vệ chính quyền Xô viết...
BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)Câu hỏi Câu hỏi
Câu 1 . Trình bày nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới (NEP) và tác dụng
của nó đối với nền kinh tế của nước Nga Xô viết lúc bấy giờ?
* Nội dung
- Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật.
- Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục những ngành công nghiệp nặng, cho phép tư nhân thuê, xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp,phần lớn các xí nghiệp chuyển sang tự hạch toán kinh tế…..
- Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân tự do buôn bán, trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ. Tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới 1924.
*Tác dụng
- Nền kinh tế quốc dân có những chuyển biến rõ rệt.