CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I.1 Cấp độ nhận biết (15 câu)

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 148 - 150)

III. Vận dụng thấp:

B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 câu)

CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I.1 Cấp độ nhận biết (15 câu)

I.1. Cấp độ nhận biết (15 câu)

Câu 1.Lực lượng nào đóng vai trò lãnh đạo phong trào Cần vương cuối thế kỉ

XIX?

A. Văn thân, sĩ phu. B. Triều đình nhà Nguyễn.

Câu 2. Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống

chiếu Cần vương tại

A. Tân Sở (Quảng Trị). B. Kinh thành Huế. C. Hương Sơn (Hà Tĩnh). D. Thuận An (Huế).

Câu 3. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

A. Hoàng Hoa Thám. B. Phan Đình Phùng. C. Đinh Công Tráng. D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 4. Giai đoạn từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê bước vào giai

đoạn

A. chiến đấu quyết liệt. B. chuẩn bị lực lượng.

C. xây dựng cơ sở chiến đấu. D. hòa hoãn, tích cực tập luyện.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 6. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

A. nông dân. B. địa chủ. C. binh lính. D. văn thân, sĩ phu.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng. C. Hoàng Hoa Thám. D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 8. Giai đoạn từ 1885 – 1888, nghĩa quân Hương Khê thực hiện nhiệm vụ chủ yếu

gì?

A. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu. B. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp. C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.

D. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

Câu 9. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được xây dựng trên

vùng địa hình nào?

A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm. B. Vùng đồng bằng trung du. C. Vùng sông nước. D. Vùng trung du và miền núi.

Câu 10. Thực dân Pháp đã dùng chính sách gì để cô lập nghĩa quân trong cuộc

khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)?

cứ.

C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Câu 11.Cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa Yên Thế. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. khởi nghĩa Hương Khê. D. khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 12.Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 – 1908), căn cứ Yên Thế trở

thành

A. nơi hội tụ của các nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi. B. trung tâm vận động phong trào yêu nước cả nước. C. trung tâm hoạt động chính của phong trào Cần vương D. nơi tụ họp của các tướng lĩnh và nghĩa binh cả nước.

Câu 13. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế

A. Tôn Thất Thuyết. B. Hoàng Hoa Thám. C. Phan Thanh Giản. D. Phan Đình Phùng.

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

A. Hương Khê. B. Yên Thế. C. Thái Nguyên. D. Yên Bái.

Câu 15. Nội dung của chiếu Cần vương (1885) là

A. kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. B. lên án hành động đầu hàng quân Pháp của phái chủ chiến. C. xác định rõ đối tượng và mục tiêu đấu tranh của nhân dân. D. nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế.

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w