III. Vận dụng thấp:
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 câu)
I.4. Cấp độ Vận dụng cao (5 câu)
Câu 36. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại
của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là gì?
B. Xác định đúng đối tượng, mục tiêu đấu tranh. C. Xác định đúng phương pháp, hình thức đấu tranh. D.Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ từ bên ngoài.
Câu 37. Vì sao vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương vẫn tiếp tục phát
triển?
A. Trong lòng nhân dân luôn có ngọn lửa yêu nước. B. Do nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
C. Vua Hàm Nghi vẫn liên lạc được với phong trào. D. Do vẫn còn có sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết.
Câu 38. Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam có điểm gì
khác biệt so với phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX? A. Chịu sự chi phối của tư tưởng phong
kiến.
B. do tầng lớp văn thân, sĩ phu lãnh đạo.
C. Nhận sự ủng hộ đông đảo của nhân dân.
D. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
Câu 39. Sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX đặt ra yêu cầu bức thiết gì?
A. Tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc.
B. Thành lập một tổ chức để lãnh đạo các cuộc đấu tranh. C. Đề ra hình thức, phương pháp đấu tranh mới phù hợp. D. Thành lập khối liên minh công nông vững chắc.
Câu 40. Điểm khác biệt giữa phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX so
với đầu thế kỉ XX là gì?
A. quan niệm và khuynh hướng cứu nước.
B. lực lượng tham gia và mục tiêu đấu tranh.
C. đối tượng và mục tiêu đấu tranh. D. hình thức, phương pháp đấu tranh.
II.2 TỰ LUẬN (5 câu)
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và tác dụng của chiếu Cần vương?
* Hoàn cảnh
- Sau Hiệp ước Hắc măng và Patơnốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân vẫn tiếp tục.
- Sự bất bình, phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt là văn thân, sĩ phu dâng cao.
- PT chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở và nguồn cổ vũ phái chủ chiến ở Huế hành động.
- Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá -> thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), rồi lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (13-7-1885) kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước.
* Tác dụng: Chiếu Cần vương đã làm bùng phong trào đấu tranh của nhân dân ta, tạo thành phong trào sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
Câu 2. Giải thích tại sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần vương?
- Thời gian: kéo dài nhất (1885 – 1896).
- Quy mô: lan rộng cả bốn tỉnh Bắc Trung Kì; xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là căn cứ Vụ Quang (Hà Tĩnh).
- Tổ chức: chặt chẽ, nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ; giữa đại bản doanh và quân thứ thường xuyên giữ liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thống nhất.
- Nghĩa quân tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu của Pháp).
- Phương thức hoạt động và kết quả: tiến hành chiến tranh du kích với hình thức phong phú, linh hoạt, chủ động mở cuộc tấn công vào kẻ thù, gây tổn thất lớn cho Pháp.
Câu 3. Trình bày các giai đoạn phát triển chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
(1884 – 1913)?
- Giai đoạn 1884 – 1892: dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. - Giai đoạn 1893 – 1897: do Đề Thắm lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng). - Giai đoạn 1898 – 1908: trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
- Giai đoạn 1909 – 1913: Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
Câu 4.Trình bày nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 – 1896)
cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
- Khách quan: Thực dân Pháp mạnh, ưu thế về vũ khí, phương tiện chiến tranh. - Chủ quan:
+ Thiếu giai cấp tiên tiến đủ năng lực lãnh đạo.
+ Thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất phối hợp với nhau…
Câu 5. So sánh điểm giống và khác nhau của phong trào Cần vương (1885 – 1896)
và khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)? * Giống nhau
- Đều là phong trào yêu nước dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Đều bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến. - Kết quả: đều thất bại.
* Khác nhau
Nội dung Phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế Mục tiêu Giúp vua đánh đuổi thực dân
Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Chống Pháp, bảo vệ cuộc sống của người dân, bảo vệ quê hương. Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước. Nông dân.
Quy mô Rộng lớn, bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất ở Bắc Trung Kì.
Diễn ra ở huyện Yên Thế và một số vùng rừng núi xung quanh.
Bài 22.