Nhận xét về nội dung các tác phẩm văn học, nghệ thuật của các nhà văn hóa từ đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 52 - 62)

- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế,chính trị của chủ nghĩa tư bản cuố

5. Nhận xét về nội dung các tác phẩm văn học, nghệ thuật của các nhà văn hóa từ đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

từ đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản xâm chiếm, đô hộ thuộc địa và sự bóc lột tàn bạo đối với nhân dân thuộc địa.

- Phản ánh cuộc sống đương thời, phê phán sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, thông cảm với đời sống khổ cực của người lao động ở các nước tư bản.

- Thể hiện ý chí anh hùng quật khởi trong lao động, trong chiến đấu của nhân dân ở các nước thuộc địa.

- Khát vọng cuộc sống tự do, hòa bình và thể hiện lòng yêu thương con người và tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả.

=> Tất cả các tác phẩm ở phương Đông và phương Tây đều thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Bài 9: Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (từ 1917 – 1921).

Cấp độ nhận biết (25 câu)

A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. B. lật đổ chế độ cộng hòa.

C. chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. D. toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt.

Câu 2. Năm 1914, Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã A. gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nước Nga.

B. giành nhiều thắng lợi cho nước Nga trên chiến trường. C. kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga.

D. đưa nước Nga trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.

Câu 3. Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. tư sản, công nhân, nông dân, binh lính. B. tư sản và nông dân.

C. nông dân và công nhân. D. công nhân, nông dân và binh lính. Câu 4. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga năm 1917 được V.I. Lênin đề ra trong

A. “Luận cương tháng Tư”. B. “Chính sách cộng sản thời chiến”.

C. “Chính sách kinh tế mới”. D. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Câu 5. Báo cáo của V.I. Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích Nga (tháng 4/1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang A. cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cách mạng tư sản kiểu mới.

C. tư sản dân quyền cách mạng. D. cuộc nội chiến cách mạng.

Câu 6. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. Cộng hòa. B. Quân chủ chuyên chế. C. Quân chủ lập hiến. D. Xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga đi theo con đường

A. Xã hội chủ nghĩa. B. Quân chủ chuyên chế. C. Quân chủ lập hiến. D. Cộng hòa.

Câu 8. Sự kiện mở đầu của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là A. cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Thủ đô Pê-tơ-rô-grat.

B. cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông. C. cuộc khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va . D. cuộc tổng bãi công chính trị.

Câu 9. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập sau mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

A. Xô Viết đại biểu công – nông – binh. B. nhà nước Cộng hòa.

C. nhà nước dân chủ nhân dân. D. Chính phủ tư sản lâm thời. Câu 10. Năm 1914, diễn ra sự kiện gì ở nước Nga?

A. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Cách mạng tháng Hai.

C. Cách mạng tháng Mười.

D. Chính quyền Xô viết được thành lập.

Câu 11. Tình hình nước Nga như thế nào khi tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) ?

A. Suy yếu và khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội. B. Phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Có tiềm lực mạnh về quân sự và kinh tế.

D. Duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa, kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Câu 12. Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 là A. Quân chủ chuyên chế. B. Dân chủ cộng hòa.

C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ tư sản.

Câu 13. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 có ý nghĩa đối với lịch sử nước Nga là

A. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. B. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. C. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

D. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Câu 14. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 có ý nghĩa đối với lịch sử thế giới là

A. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. làm thay đổi tình hình đất nước và số phận con người Nga. D. các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột.

Câu 15. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 có ý nghĩa đối với lịch sử thế giới là

A. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. làm thay đổi tình hình đất nước và số phận con người Nga. D. các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột.

Câu 16. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 có ý nghĩa đối với lịch sử thế giới là

A. để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. làm thay đổi tình hình đất nước và số phận con người Nga. D. các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột.

Câu 17. Trước tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga năm 1917, Lênin và Đảng Bônsêvích chủ trương tiếp tục làm cách mạng nhằm

A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. B. lật đổ chế đổ quân chủ chuyên chế. C. lật đổ chế độ quân chủ lập hiến. D. lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 18. Trong Cách mạng tháng Mười năm 1917, vào đêm 25-10 quân khởi nghĩa đã chiếm

A. Cung điện Mùa Đông. B. thủ đô Pê-tơ-rô-grat. C. thành phố Mát-xcơ-va. D. chiến hạm Pô-tem-kin.

Câu 19. Trong cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga, vào đêm 24-10 quân khởi nghĩa đã chiếm

A. những vị trí then chốt ở thủ đô. B. chiến hạm Pô-tem-kin. C. Thành phố Mát-xcơ-va. D. Cung điện Mùa Đông. Câu 20. Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi A. trên toàn nước Nga rộng lớn. B. ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat. C. ở Cung điện Mùa Đông. D. ở Matxcơva.

Câu 21. Tháng 2/1917, Lê Nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga đưa ra khẩu hiệu gì? A. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.

B. “Biến chiến tranh đế quốc cách mạng vô sản”.

C. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”.

D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”.

Câu 22. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nước Nga thuộc phe nào?

A. Phe Hiệp ước. B. Phe Liên minh. C. Phe Đồng minh. D. Phe phát xít. Câu 23. Kết quả của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là đã lật đổ

A. Chính phủ tư sản lâm thời. B. chế độ quân chủ chuyên chế. C. chế độ quân chủ lập hiến. D. chế độ Cộng hòa.

Câu 24. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) như thế nào?

A. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. B. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

Câu 25. Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. Đội Cận vệ đỏ. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân. Cấp độ thông hiểu (25 câu).

Câu 1. Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là A. sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến.

B. làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng.

C. chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ. D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.

Câu 2. Ý không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng” là

B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ. C. đời sống của nhân dân Nga và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực. D. phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.

Câu 3. Ý nào không phải là mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga đầu thế kỉ XX? A. Nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Nông nô với chế độ phong kiến. C. Vô sản với tư sản.

D. Hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng.

Câu 4. “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga đầu thế kỷ XX?

A. Cách mạng tháng Hai năm 1917. B. Cách mạng 1905 – 1907.

C. Cách mạng tháng Mười năm 1917. D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết.

Câu 5. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là

A. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. B. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. C. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

D. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 6. Hình thức đấu tranh trong cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là đi từ

A. đấu tranh hòa bình đến khởi nghĩa vũ trang. B. biểu tình đi đến khởi nghĩa vũ trang.

C. nổi dậy cảu nông dân đến khởi nghĩa vũ trang. D. khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa.

Câu 7. Vì sao từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1917 ở Nga, Đảng Bônsêvích lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa bình?

A. Tranh thủ thời gian để tập hợp lực lượng đấu tranh. B. Để thỏa hiệp với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. C. Để đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc. D. Để đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 8. Ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917) trở thành ngày thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vì

A. Chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ.

B. cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga. C. cách mạng bùng nổ ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat. D. cách mạng giành thắng lợi ở Mat-xcơ-va.

Câu 9. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là chuyển từ

A. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. C. thổ địa cách mạng sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. thổ địa cách mạng sang cách mạng tư sản dân quyền.

Câu 10. Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. tình hình chính trị xã hội ổn định.

C. sự chống phá của các nước đế quốc. D. nước Nga thực hiện chính sách “Kinh tế mới”.

Câu 11. Trước sự sụp đổ của của chính quyền cũ sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga, quần chúng nhân dân có biện pháp gì để thay thế?

A. Bầu ra các Xô viết đại biểu công nông binh. B. Thành lập Quốc hội.

C. Thành lập quân đội để quản lí đất nước. D. Thành lập Chính phủ Cách mạng để quản lí đất nước.

Câu 12. Nội dung nào không phải là ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện thế giới.

C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 13. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Nga đầu thế kỉ XX?

A. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. C. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ. D. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Câu 14. Năm 1917, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền khi

A. đã tập hợp lực lượng, đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. B. chính phủ tư sản thời bị lật đổ.

C. chính phủ tư sản lâm thời đã suy yếu. D. đã chiếm được vị trí then chốt ở thủ đô.

Câu 15. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại I-ta-li-a ra khỏi vòng chiến. C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước. D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. Câu 16. Đầu thế kỉ XX, nước Nga “tiến sát tới một cuộc cách mạng” vì?

A. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt. B. Nước Nga không giành thắng lợi trong chiến tranh đế quốc. C. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết khó khăn.

D. Quần chúng đã đủ sức lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 17. Cách mạng tháng Mười năm 1917 năm Nga đã mở ra bước phát triển cho phong trào cách mạng thế giới, vì

A. CNXH trở thành hiện thực, mở ra khuynh hướng cách mạng vô sản. B. nhiều Đảng cộng sản đã ra đời ở các nước Âu - Mĩ.

C. làm cho chính phủ tư sản ở các nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. D. chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng khắp trên thế giới.

Câu 18. Tại sao nói Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã thay đổi cục diện thế giới?

A. Hệ thống TBCN không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.

C. Đưa nước Nga Xô viết trở thành “thành trì của nền hòa bình thế giới”. D. Xóa bỏ chế độ Nga hoàng, xây dựng Nhà nước Xô viết.

Câu 19. Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai năm 1917, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại. B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng. D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 20. Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng không phải là do A. chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.

B. sau cách mạng tháng Hai, xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại. C. chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.

D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Câu 21. Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ. B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

Câu 22. Ý nghĩa của “Luận cương tháng Tư” do Lênin soạn thảo là A

. Chỉ rõ mục tiêu, đường lối chuyển sang cách mạng XHCN. B. Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giai cấp, tầng lớp.

C. Giác ngộ cách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.

D. Cổ vũ quần chúng tích cực đứng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w