B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.
Câu 5. Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã chứng tỏ điều gì?
A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.
B. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo.C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin không có điều kiện ảnh hưởng ở các nước. C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin không có điều kiện ảnh hưởng ở các nước. D. Hình thành cao trào cách mạng giành độc lập dân tộc.
II – TỰ LUẬN (5 câu)
Câu 1. Nêu đặc điểm của phong trào dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918). Đáp án:
- Phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á.
- Có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. - Mục tiêu giành độc lập độc lập được đề xuất rõ ràng.
Câu 2. Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông
Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Đáp án:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những tiến bộ rõ rệt cùng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
- Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. Từ đó dẫn đến sự ra đời của một số chính đảng tư sản ở Đông Nam Á như Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai.
- Đến đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành, nhiều đảng cộng sản được thành lập như Đảng Cộng sản Mã Lai… trong những năm 1930.
- Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và quyết liệt.
Câu 3. Sự liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương
được thể hiện ở những sự kiện nào? Đáp án:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương, chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
- Từ năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 – 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở Lào và Campuchia. Sau thất bại của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam, thực dân Pháp tập trung lực lượng, đàn áp dã man những người cộng sản, phá vỡ các cơ sở cách mạng ở hai nước này.
- Trong những năm 1936 – 1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 4. Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Đáp án:
- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú đưa phong trào lên cao, lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Campuchia) đấu tranh chống Pháp tạo bước ngoặc cho phong trào.
- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung, từ 1940 trở đi lần lượt chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 5. Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa
hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Đáp án:
Với điều kiện lịch sử mới…phong trào dân tộc ở Đông Nam á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có những điểm mới:
* Về mục tiêu:
- Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt:
+ Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích “khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…
- Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)…
* Về lãnh đạo:
+ Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước) ở Miến Điện…
+ Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các nước Đông Nam á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930 các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai…
* Quy mô đấu tranh:các phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, liên tục…
BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939- 1945)A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (40 câu) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (40 câu)