BÀI 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 91 - 94)

II. PHẦN TỰ LUẬN

BÀI 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nềnkinh tế Nhật như thế nào?Biểu hiện? 2,0

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản, làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp.

- Biểu hiện:

0,75

+ Sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%. 0,25 + Nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên, giá gạo năm 1933 so với năm 1929

hạ xuống một nửa.

0,25

+ Ngoại thương giảm 80%. 0,25

+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng. 0,25

+ Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

0,25

Câu 2 Vì sao năm 1931 Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

2,0

- Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trun 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, là đối tượng mà nước Nhật muốn độc chiếm từ lâu.

0,5 - Tháng 9 – 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung

Quốc và biến toàn bộ vùng này thành thuộc địa. 0,5 - Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi

lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu quốc”.

0,5 - Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp của những cuộc

phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.

0,5

Câu 3

Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược? Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

3,0

- Nguyên nhân:

+ Do khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa. 0,25 + Tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế. 0,25 + Truyền thống quân phiệt của Nhật Bản. 0,25

Câu Nội dung Điểm

- Quá trình quân phiệt hóa:

+ Ở Nhật Bản vẫn tồn tại chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

0,5

+ Quá trình này kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX do sự bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền.

0,5 - Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến

tranh xâm lược thuộc địa.

0,5 + Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến

đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

0,25 + Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á. 0,5

Câu 4 Đánh giá điểm giống và khác nhau của quá trình phát xít hóa ởĐức và Nhật? 2,5 * Giống nhau:

+ Nghèo tài nguyên, ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp. 0,5 + Về bản chất đều thực hiện nền chuyên chính công khai của

những phần tử phản động nhất của tư bản tài chính.

0,5 + Đều bất mãn với hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn, muốn dùng vũ

lực chia lại thế giới.

0,5

* Khác nhau:

+ Đức: Chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế phát xít

(quá trình phát xít hóa nhanh chóng).

0,5

+ Nhật: Chế độ chuyên chế của Thiên hoàng dựa trên nền tảng của

chủ nghĩa quân phiệt. Quá trình diễn ra trong nội bộ chính sách của nhà nước (quá trình phát xít hóa diễn ra chậm kéo dài).

0,5

Câu 5 Sự phát triển trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệtcủa nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm nào? 2,5

Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm:

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.

0,5

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản. 0,5

- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân. 0,5 - Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính

quyền Nhật

0,5 - Tác dụng: Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà

nước ở Nhật.

Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

I. Nhận biết:

Câu 1. Ngày 4-5-1919, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Trung Quốc?

A. Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. B. Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời. C. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. D. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

Câu 2. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ của phong trào Ngũ tứ (1919) ở

Trung Quốc?

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm và tự luận lịch sử 11 theo bài (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w