II. Thông hiểu:
A. Đời sống của nhân dân cùng cực B Cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1.Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diến biến, kết quả của phong
trào Ngũ Tứ năm 1919?
- Nguyên nhân: Quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười.
- Diễn biến :
4/5/1919: Học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông dảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân…
Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.
Những cuộc bãi công to lớn của công nhân Thượng Hải, Nam Kinh Thiên Tân, Hàng Châu…->đưa phong trào đến thắng lợi.
- Kết quả, ý nghĩa: phong trào giành thắng lợi, chuyển cách mạng Trung Quốc từ dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới…
Câu 2. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ so với các phong trào đấu tranh vào nửa
sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ở Trung Quốc?
- Phong trào Ngũ tứ mang tính quần chúng lớn, lực lượng giai cấp công nhân đóng vai trò nòng cốt, mục tiêu đấu tranh chồng đế quốc và phong kiến triệt để. Không chỉ dừng lại là chống phong kiến như Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Mở ra giai đoạn mới trong lịch sử Trung Quốc: Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
Câu 3. Trình bày những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1928?
a. Nguyên nhân
- Trong Chiến tranh lần thứ nhất thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, đặc biệt là Ấn Độ - thuộc địa lớn nhất của Anh. - Chính quyền thực dân tăng cường bóc lộc thuộc địa, củng cố bộ máy cai trị và ban hành những đạo luật phản động -> mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng - Từ đó dẫn đến làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922.
b. Diễn biến
- Từ các cuộc bãi công kinh tế năm 1918 đến các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành phố, phong trào đạt đến hình thức cao nhất là khởi nghĩa vũ trang ở Pen- giáp.
+ Nét đặc biệt của phong trào thời kì này là sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân. (Chỉ trong 6 tháng từ 1920, ở Ấn Độ đã nổ ra 200 cuộc bãi công với 1,5 triệu công nhân tham gia).
+ Phong trào lan rộng khắp cả nước với một sức mạnh mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
+ Trong thời gian này, ở Ấn Độ có sự xuất hiện Mô-han-đát Ca-ram-cha-đơ Gan-đi - Lãnh tụ của Đảng Quốc Đại với lối cách mạng đúng đắn, tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng cho cách mạng Ấn Độ.
+ Ông chủ trương dùng phương pháp đấu tranh "bất bạo động" và "bất hợp tác" + Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến cản trở sự phát triển của CNTB dân tộc, xây dựng Ấn Độ phồn thịnh.
+ Gan- đi kêu gọi tiến hành đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực (biểu tình hòa bình, bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi công ở các trường học...)
+ Phong trào bất bạo động, bất hợp tác do Gan - đi và Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhằm mục tiêu giành quyền tự trị, tiến tới giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. + Cũng từ đầu những năm 20 của thế kì XX, ở Ấn Độ xuất hiện những nhóm cộng sản đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp CN và phong trào CN, 12/1925 Đảng Cộng Sản Ấn Độ được thành lập.
+ Sự kiện này thúc đẩy làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh.
Câu 4. Nêu điểm khác nhau về giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu
tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc so với Ấn Độ trong những năm 1918-1929?
Lãnh đạo Đảng quốc đại- đảng của giai cấp tư sản đứng đầu là Gan-đi
Có sự đtranh và hợp tác giữa Quốc dân đảng của giai cấp tư sản và ĐCSTQ của giai cấp vô sản (chủ yếu là ĐCSTQ)
Con đường Khuynh hướng CMDCTS chiếm ưu thế so với khuynh hướng CMVS
2 khuynh hướng DCTS và CMVS song song tồn tại và phát triển
Phương pháp đấu tranh
Bất bạo đông, bất hợp tác, biểu tình, bãi công…
Kết hợp đấu tranh chính trị (phong trào Ngũ tứ) với đấu tranh vũ trang (chiến tranh Bắc phạt, nội chiến…)
Câu 5. So sánh phong trào Ngũ tứ và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Tiêu chí CM Tân Hợi Phong trào Ngũ tứ
Lãnh đạo Giai cấp tư sản Giai cấp vô sản
Tính chất Khuynh hướng CMDCTS Cách mạng DCTS kiểu mới Mục đích Lật đổ chế độ phong kiến Phản đối âm mưu xâu xé
Trung Quốc của các nước đế quốc.
Xu hướng phát triển
Đưa Trung Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đưa Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.