Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Yếu tố khách quan

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định về đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động giáo dục nói chung và công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng nói riêng. Điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động quản lý và hiệu quả của đánh giá hoạt động quản lý.

Các biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác đánh giá của Sở GD&ĐT là các định hướng để Phòng GD&ĐT xác định đúng mục tiêu và phương hướng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.

Ý thức, trách nhiệm của cán bộ thuộc Phòng GD&ĐT trong việc tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo đánh giá Hiệu trưởng là một trong những điều kiện quyết định đến hiệu quả đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.

Điều kiện CSVC cũng có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục ở tầm vĩ mô cần phải quan tâm, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.

Bộ công cụ đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng. Để qui trình, nội dung đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non khoa học hơn, khách quan hơn giảm thiểu yếu tố chủ quan, toàn diện hơn, bao quát toàn bộ các lĩnh vực quản lý của hiệu trưởng, khắc phục hạn chế, tồn tại, thúc đẩy và phát triển năng lực quản lý của Hiệu trưởng cần phải có một bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non từ đó hiệu trưởng mới có thể đánh giá được những mặt mạnh mặt yếu của mình, giúp hiệu trưởng nhà trường không ngừng nâng cao năng lực quản lý của mình.

Kết luận chương 1

Đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non là vấn đề luôn được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về giáo dục quan tâm. Đánh giá là việc xem xét, rà soát một cách có hệ thống và khách quan về một chính sách, chương trình, dự án đang triển khai hoặc đã hoàn thành. Đánh giá giúp làm rõ việc tuân thủ, thực hiện trách nhiệm giải trình và phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa. Quá trình đánh giá cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc ra quyết định của cơ quan quản lý nguồn lực.

Chương 1 đã hệ thống hóa các khái niệm, công cụ của đề tài luận văn như: Khái niệm quản lý; quản lý giáo dục; quản lý giáo dục mầm non; quản lý trường học; khái niệm đánh giá hoạt động quản lý trường mầm non; hiệu trưởng trường mầm non; Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường mầm non. Đã xác định được nội hàm của đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường mầm non gồm 5 nội dung, làm cơ sở dữ liệu trong khảo sát thực trạng hoạt động quản lý ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)