6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng về quy trình đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng
PGD, PHT, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và tự đánh giá của Hiệu trưởng là rất đồng nhất ở tất cả 4 tiêu chí. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy sự đánh giá rất cao về hiệu quả công tác XHH GD của Hiệu trưởng trường mầm non. Có 6 Hiệu trưởng được đánh giá là xuất sắc chiếm tỷ lệ 37,5% và 7 Hiệu trưởng được đánh giá là Khá chiếm tỷ lệ 43,75%. Tuy nhiên vẫn còn 2 Hiệu trưởng được đánh giá là Trung bình. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì cơ bản là do công tác tham mưu và tuyên truyền chưa được tốt.
Nhìn chung, Hiệu trưởng các trường đã tích cực phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Có được một số kết quả cụ thể trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp XHH nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động XHH giáo dục, đã huy động được nhiều nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân góp phần thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng CSVC.
2.3.2. Thực trạng về quy trình đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Hiện nay, Phòng GD&ĐT Lục Ngạn đang thực hiện đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng theo quy trình sau:
Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Bước 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng. Các phó hiê ̣u trưởng, cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn TNCS HCM trường, với sự chứ ng kiến của hiê ̣u trưởng, tổng hơ ̣p các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiê ̣u trưởng của cán bô ̣, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường;
phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhâ ̣n xét, góp ý cho hiê ̣u trưởng theo mẫu phiếu trong Phụ lu ̣c 3.
Bước 3: Trưởng Phòng GD&ĐT chủ trì thực hiê ̣n các bước sau đây: - Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, cán bô ̣, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Để khảo sát thực trạng các bước trong quy trình đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non và đánh giá mức độ, hiệu quả thực hiện các bước đánh giá, tác giả đã sử dụng phiếu hỏi đối với 122 CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL và Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trường mầm non của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các bước trong quy trình đánh giá
Các bước đánh giá Mức độ thực hiện
Tốt Bình thường Chưa tốt
Bước 1 61 (50%) 42 (34,4%) 19 (15,5%)
Bước 2 65 (53,3%) 45 (36,9%) 12 (9,8%)
Bước 3 70 (57,3%) 41 (33,6%) 11 (9,1%)
Kết quả bảng 2.9 cho thấy, CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn các trường mầm non đều đánh giá mức độ thực hiện các bước đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trường trường mầm non ở mức độ khá cao. Điều này chứng tỏ việc thực hiện đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc và đúng quy trình. Các bước đều được đánh giá ở mức độ tốt là trên 50%, đặc biệt ở bước 3: Trưởng Phòng GD&ĐT chủ trì thực hiện đánh giá xếp loại Hiệu trưởng, có 70 phiếu đánh giá là tốt, chiếm tỷ lệ 57,3%.
Tuy nhiên, cả 3 bước đều còn trên 9% đánh giá thực hiện chưa tốt, đặc biệt có 19 phiếu đánh giá Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là thực hiện chưa tốt chiếm 15,5%. Điều này cho thấy là việc Hiệu trưởng tự đánh giá chưa thực sự chính xác, còn né tránh, chưa dám đánh giá, nhìn nhận đúng về năng lực bản thân. Mặt khác, kết quả đánh giá của CB, GV trong nhà trường cũng như kết quả đánh giá của Phòng GD&ĐT cơ bản vẫn dựa trên kết quả tự đánh giá của Hiệu trưởng.
Chính vì vậy, Trưởng phòng GD&ĐT cần phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc tự đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, hướng dẫn chi tiết, cụ thể theo các tiêu chí tự đánh giá. Phòng GD&ĐT chỉ tham khảo kết quả tự đánh giá, kết hợp với việc kiểm tra, kiểm soát, theo dõi hoạt động quản lý của Hiệu trưởng để từ có nhận xét, đánh giá đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng trường mầm non.