Quy mô phát triển giáo dục mầm non và kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Quy mô phát triển giáo dục mầm non và kết quả đã đạt được

Bảng 2.1. Qui mô trường, lớp, trẻ mầm non

TT Năm học Số trường Số nhóm, lớp Trẻ mầm non Nữ Trường chuẩn quốc gia 1 2010-2011 32 407 10.043 4.745 16 2 2011-2012 32 443 10.921 5.126 20 3 2012-2013 32 454 11.919 5.581 23 4 2013-2014 32 468 11.623 5.813 24 5 2014-2015 32 479 13.369 5.652 26

Qua khảo sát, điều tra cho thấy, giáo dục mầm non huyện Lục Ngạn đã có những bước phát triển: Qui mô trường lớp không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đảm bảo mỗi xã, thị trấn có 1 trường mầm non, không có thôn, bản trắng về GDMN, tỷ lệ trẻ huy động ra lớp tương đối cao:

- Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 16,8% tăng 5,8% so với năm học 2010-2011. - Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,7% tăng 8,7% so với năm 2010-2011. - Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%.

Có 32/32 khu trung tâm của trường mầm non được xây dựng kiên cố. Có 32/32 trường tổ chức bán trú cho trẻ, các khu trung tâm được bổ sung và trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non. 100% số trường được trang bị máy vi tính bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế như: Các khu lẻ, lớp lẻ còn

học nhờ, học tạm bợ không đảm bảo an toàn và khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Số phòng chức năng hầu như chưa có, trang thiết bị chủ yếu được mua sắm, bổ sung theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT, chưa có những thiết bị hiện đại, phương tiện phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng năng khiếu, mỹ thuật...

2.1.3. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

a) Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong những năm qua, phòng GD&ĐT Lục Ngạn luôn chỉ đạo các trường mầm non trong huyện thường xuyên, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo trẻ được an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần, coi đây là mục tiêu hàng đầu của công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và trong quá trình tính toán khẩu phần và quản lý chế độ ăn của trẻ.

Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, VSATTP, phối hợp với Y tế kiểm tra và cấp giấy phép bếp đạt tiêu chuẩn VSATTP, trang bị đồ dùng, phương tiện đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng cho trẻ, không dùng đồ nhựa để đựng thức ăn cũng như cho trẻ ăn (100% các trường dùng bát Inoc, có tủ lạnh lưu giữ thức ăn), không để xảy ra ngộ độc thức ăn, lưu mẫu thức ăn thường xuyên đảm bảo 24 giờ bằng tủ lạnh. Tiếp tục phòng chống suy dinh dưỡng, chống béo phì ở trẻ em, phối hợp với gia đình chống đói, chống rét, chống khát cho trẻ.

Kết hợp với trạm y tế các xã, thị trấn khám sức khỏe đầu năm học cho trẻ; 100% trẻ đến trường được tiêm chủng, cân đo, khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi biểu đồ phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ thông qua sổ liên lạc. Các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh về phòng tránh các bệnh theo mùa, các bệnh dịch như bệnh chân tay miệng, tiêu chảy, sởi...

Thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ, tăng cường tổ chức trồng, chăm sóc vườn rau tại các nhà trường để tận dụng nguồn thực phẩm tại chỗ và tăng cường sử dụng các loại thực phẩm sẵn có của địa phương góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

Tập trung triển khai GDDD, xây dựng mô hình VSATTP, làm tốt công tác tuyên truyền GDDD cho giáo viên, cha mẹ trẻ và các cháu với nội dung và hình thức đa dạng (thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trẻ, trả trẻ, thông qua các góc tuyên truyền của nhà trường, tại nhóm lớp...).

Nâng cao kiến thức thực hành về DD và VSATTP cho giáo viên, cô nuôi, cha mẹ trẻ, thông qua góc tuyên truyền ở các nhóm lớp.

100% giáo viên đã biết vận dụng, lồng ghép kiến thức về dinh dưỡng với trẻ một cách tự nhiên, dễ nhớ, lồng ghép thích hợp vào các hoạt động.

Giáo viên tích cực thực hiện chuyên đề, củng cố và nâng cao kiến thức về GDDD và VSATTP. Tự học BDTX nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến ATTP.

Có 32/32 trường mầm non tổ chức bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc nào xảy ra.

- Số trẻ được theo dõi biểu đồ đạt tỷ lệ 100%. - Số cháu được khám sức khoẻ định kỳ đạt 100%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm giảm từ 0,5% đến 3,62%. Có thể thấy kết quả nhận định trên từ bảng 2 dưới đây:

Bảng 2.2. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

TT Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ MN Năm học 2010-2011 Năm học 2011 -2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013 -2014 Năm học 2014 -2015 1 - Tổng số trẻ được theo

dõi biểu đồ tăng trưởng 10.043 10.921 11.919 11.623 13.369

2 - Tỷ lệ trẻ được theo dõi

biểu đồ tăng trưởng 100% 100% 100% 100% 100%

3 - Hạ tỷ lệ trẻ suy dinh

dưỡng so với đầu năm 15,87 12,25 10,61 9,53 9,03

4 - Tổng số trẻ được khám

sức khoẻ định kỳ 10.043 10.921 11.919 11.623 13.369

5 Tỷ lệ trẻ được khám sức

b) Chất lượng giáo dục

100% các nhóm, lớp được trang bị tài liệu thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi đến 32/32 trường mầm non với 150 lớp mẫu giáo 5 tuổi; đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn.

Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình giáo dục MN mới cho 640 lượt cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ở 32/32 trường mầm non.

Chỉ đạo các đơn vị triển khai đến 100% giáo viên nội dung bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non mà Phòng GD&ĐT đã triển khai. Duy trì sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyên môn định kì hàng tháng ở các trường để tăng cường học hỏi giao lưu chuyên môn giữa các giáo viên, các đơn vị với nhau.

Chỉ đạo các đơn vị tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, tăng cường xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp với đặc điểm của địa phương gần gũi, thân thiện với trẻ

Đa dạng công tác tuyên truyền, xã hội hoá tới cộng đồng, phụ huynh… Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn cho CBGV trong các trường học. Mở các hội thi cho CBGV, cho trẻ nhằm mục đích giao lưu, học hỏi góp phần nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Nâng cao chất lượng các trường điểm, lớp điểm, cụm điểm…

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục trẻ mầm non

TT Chất lượng giáo dục trẻ mầm non Năm học 2010-2011 Năm học 2011 -2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013 -2014 Năm học 2014 -2015 1 - Tỷ lệ chuyên cần 93,5% 94,7% 95% 97,8% 98,9% 2 - Số trẻ thực hiện chương trình cải cách: - Tỷ lệ tốt, khá: 63 99,3 0 0 0 0 0 0 0 0 3 - Thực hiện CT GDMN mới: - Tỷ lệ tốt, khá (Năm học 2010 - 2011; 2011 - 2012 đánh giá mức độ Đạt và Không đạt): 9.980 95,5% 10.921 96,21% 11.919 78,93% 11.623 82,84% 13.369 83,5%

Thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tại các trường mầm non có điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới chúng ta có thể thấy rằng chất lượng tốt hơn so với những trường điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn còn phải thực hiện chương trình cải cách.

Có nhiều biện pháp giáo dục trẻ, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBGV, đa số trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn phát triển theo đúng giai đoạn.

Tóm lại: Nhìn chung GDMN huyện Lục Ngạn trong những năm gần đây

đã có nhiều chuyển biến, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đang dần được nâng lên, số trẻ đến trường ngày càng tăng, đội ngũ giáo viên ổn định, cơ sở vật chất ngày một được cải thiện. Tuy nhiên, mạng lưới trường, lớp tuy đã phát triển về số lượng song chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non. Trình độ chuyên môn của CBQL và GVMN đã được nâng lên, tuy nhiên, đào tạo theo kiểu "chắp vá" vì thế năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng và năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ của GVMN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của GDMN hiện nay. Chế độ chính sách cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên ngoài biên chế) vẫn còn thấp và nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu theo hướng biến động, trượt giá của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)