Nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 71)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm

non về ý nghĩa và tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của người trưởng Phòng GD&ĐT về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non.

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non về đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, từ đó có nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này ở Phòng GD&ĐT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Thông qua các đợt học tập sinh hoạt chính trị, để tuyên truyền, phổ biến các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ; các văn bản của Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang do Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT tổ chức cho đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường học và CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT. Tổ chức cho CBQL trường mầm non và đội ngũ CB làm công tác thanh tra của Phòng GD&ĐT hội thảo về vấn đề đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non, vấn đề nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động quản lý, sự cần thiết và cấp bách của hoạt động quản lý trường mầm non. Tuy nhiên để làm được vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo (Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT) phải tham mưu đắc lực với các cấp chính quyển quan tâm thực sự đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại địa phương.

Đối với các nhà trường mầm non, Hiệu trưởng phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên trường mình học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nâng

cao ý thức, trách nhiệm cho giáo viên và làm cho giáo viên thừa nhận tính chân lý, khách quan, yêu cầu cần thiết vì quyền lợi của bản thân, của CBQL trong sự nghiệp giáo dục. mọi thành viên phải thấm nhuần một số văn bản:

+ Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT Ban hành ngày 14/4/2011 Quy định chuẩn Hiệu trưởng mầm non.

+ Công văn số 3619/BGDĐT-NGCBQLG - Ban hành ngày 02/6/2011 V/v Hướng dẫn đánh giá hiệu trưởng trường mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT.

+ Công văn Số:630/BGDĐT-NGCBQLGD - Ban hành ngày 16/2/2012 V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX.

+ Điều lệ trường mầm non.

+ Nhưng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT Lục Ngạn về việc đánh giá, xếp loại CBQL, GV.

Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Thứ nhất: Tổ chức các lớp học tập, bồi dưỡng, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng. Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của ngành giáo dục hàng năm, chu kỳ theo thời điểm cập nhật thông tin chính xác và mau lẹ.

+ Thứ hai: Đối với Phòng GD&ĐT và các trường cần phải đưa các nội dung này vào các buổi họp giao ban, họp Hội đồng, sinh hoạt chi bộ hàng tháng.

+ Thứ ba, cần thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm đối với những hiệu trưởng yếu kém về năng lực chuyên môn, năng lực quản lí hoặc có những sai phạm về đạo đức, lối sống, uy tín lãnh đạo, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đảm bảo sức khoẻ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Nếu những hiệu trưởng đó không tự nguyện từ chức thì các cấp quản lý có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời miễn

nhiệm. Đưa ra cơ chế luân chuyển Hiệu trưởng giữa các nhà trường. Việc luân chuyển đối với hiệu trưởng được thực hiện đối với hiệu trưởng bổ nhiệm hết nhiệm kỳ (5 năm) có thể luân chuyển và 10 năm 2 nhiệm kỳ bắt buộc luân chuyển; nếu hiệu trưởng có thời gian công tác không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại tới thời điểm nghỉ hưu theo chế độ thì được xem xét để không luân chuyển công tác. Đối với hiệu trưởng khi có yêu cầu công việc hoặc do không hoàn thành nhiệm vụ việc luân chuyển công tác không phụ thuộc vào thời gian theo quy định trên.

Các hình thức đó nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho CBQL Phòng GD&ĐT và CBQL trường mầm non, từ đó nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non về đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trường trường mầm non phải theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Lục Ngạn.

- CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non phải luôn gương mẫu, nêu cao tình thần trách nhiệm về việc giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non.

- Đội ngũ CB làm công tác thanh tra của Phòng GD&ĐT, của trường mầm non phải thực sự tâm huyết, có tư ngrr tiến bộ, có khả năng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, tự giác tham gia các buổi tập huấn để nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non.

- Hiệu trưởng trường mầm non phải xác định rõ động cơ, mục đích của đánh giá hoạt động quản lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng trường mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)