6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Thực trạng về các hình thức đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng
các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang hiện nay thường được thực hiện khi: đánh giá công chức hàng năm, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp; hoặc thanh tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề. Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra trong năm học và đánh giá cuối năm để xếp loại, đánh giá kết quả công tác của Hiệu trưởng. Phòng GD&ĐT cung cấp đầy đủ hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về quy định của ngành, và chế độ chính sách cũng như hướng dẫn, chỉ đạo hiệu trưởng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Các hình thức đánh giá:
- Đánh giá công chức hàng năm, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp: Hiệu trưởng tự đánh giá -> CB, GV, NV nhà trường đánh giá -> Phòng GD&ĐT đánh giá.
- Đánh giá qua thanh tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề: Đầu mỗi năm học, Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề; thành lập đoàn kiểm tra; tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và nội dung đã xây dựng; đánh giá xếp loại.
Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng về việc sử dụng các hình thức đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng với các mức độ: Hiệu quả, Không hiệu quả đối với 122 CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trường mầm non. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng hiệu quả của hình thức đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Trường mầm non
STT Hình thức đánh giá Hiệu quả Không hiệu quả
1 Đánh giá công chức hàng năm 78 (63,9%) 44 (36,1%) 2 Đánh giá chuẩn nghề nghiệp 62 (50,8%) 60 (49,2%) 3 Đánh giá qua thanh tra toàn diện 58 (47,5%) 64 (52,5%) 4 Đánh giá qua kiểm tra chuyên đề 40 (32,8%) 82 (67,2%)
Từ kết quả trên cho thấy: Hình thức đánh giá Hiệu trưởng thường được đánh giá theo đánh giá công chức hàng năm (63,9% ý kiến hiệu quả). Điều đó chứng tỏ những năm qua Phòng GD&ĐT đã thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác đánh giá công chức hàng năm, qua đó đã nâng cao được chất lượng của đội ngũ CBQL trường mầm non. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp (50,8% ý kiến hiệu quả) hoặc là đánh giá qua thanh tra toàn diện, điều đó chứng tỏ việc đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng qua đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thanh tra toàn diện cũng được Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn thự hiện một cách nghiêm túc. Còn việc đánh giá qua kiểm tra chuyên đề có ít ý kiến hiệu quả hơn (32,8% ý kiến hiệu quả). Qua tìm hiểu các ý kiến về việc đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng qua kiểm tra chuyên đề cho rằng ít hiệu quả là do kiểm tra chuyên đề là chỉ kiểm tra một mảng nội dung công việc của Hiệu trưởng chứ không đánh giá được toàn bộ mọi hoạt
động quản lý của Hiệu trưởng. Cũng từ kết quả trên cho thấy: đánh giá hiệu trưởng cốt là để hoàn thiện việc đánh giá nhà trường và nếu có đánh giá thì như là đánh giá một công chức.