6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý
trình đánh giá nêu trên.
- Có kế hoạch cụ thể triển khai công tác đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng mầm non huyện Lục Ngạn.
3.2.3. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý trường Mầm non Mầm non
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
- Việc kiểm tra công tác QL của nhà trường trước hết để hiểu được những thuận lợi, khó khăn của mỗi trường trong quá trình triển khai Chỉ thị của cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học… Để có thể kịp thời điều chỉnh hoặc hỗ trợ khi cần thiết.
- Phát hiện đánh giá đúng đắn những ưu điểm, những hạn chế trong công tác quản lý nói chung, kết quả quản lý của hiệu trưởng trường mầm non nói riêng. Từ đó động viên khen thưởng, điều chỉnh kịp thời, tạo động lực, nền nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, của công tác quản lý.
- Kiểm tra một cách có hệ thống là điều kiện cần thiết để có thông tin phản hồi và thông qua đó mới có thể có dự báo một cách có hệ thống và sát thực. Vì thế thực hiện kiểm tra sẽ cho phép các chủ thể quản lý theo sát và ứng xử hợp lý với những thay đổi có ảnh hưởng tới chất lượng của công tác quản lý.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện Nội dung:
- Kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học; - Kiểm tra việc bố trí, sử dụng, đánh giá xếp loại đội ngũ CB, GV, NV; - Kiểm tra việc quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; - Kiểm tra việc quản lý hành chính, tài sản, tài chính;
- Kiểm tra công tác XHH.
Biện pháp thực hiện:
- Phòng GD & ĐT phải xây dựng được đội ngũ các chuyên gia làm đội ngũ kiểm tra công tác quản lý của các trường MN.
- Qua các hội nghị tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết, qua chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ để họ thấy tính tất yếu của công tác kiểm tra, coi kiểm tra như nhu cầu không thể thiếu được đối với công tác quản lý.
- Triển khai học tập Nghị định số 101/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
- Xây dựng chế độ thông tin báo cáo hoạt động thanh tra, xây dựng quy chế làm việc của ban thanh tra giáo dục từng trường.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra:
+ Phát hiện đánh giá kịp thời, khách quan những ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý nói chung, năng lực quản lý nói riêng.
+ Phối hợp nhiều hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo giữa các trường, tự kiểm tra của hiệu trưởng.
+ Phối hợp nhiều lực lượng kiểm tra, lấy đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt. Phát huy vai trò làm chủ của các tổ chức đoàn thể, của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường và chính hiệu trưởng.
+ Phối hợp nhiều nội dung đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu đào tạo, mục tiêu quản lý, thực hiện các chức năng quản lý, thực hiện các nhiệm vụ quản lý.
- Kết thúc việc kiểm tra phải thông báo trao đổi với hiệu trưởng những ưu điểm, những hạn chế, giúp họ tìm ra phương hướng khắc phục hạn chế, phát huy mặt mạnh để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, phải có tiêu chí khoa học, công khai, rõ ràng.
Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ và cần phải tiến hành một cách thận trọng để có tác dụng thúc đẩy, khơi dậy khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đánh giá thường xuyên.