Đánh giá chung về thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 66)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu

trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Kết quả khảo sát và quá trình phân tích thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho thấy những ưu và nhược điểm sau:

2.3.5.1. Ưu điểm

- CBQL Phòng GD&ĐT và CBQL các trường mầm non đều nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, coi đây là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trong thực tế đã đạt được đến đâu.

- Phòng GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các Quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang.

- Hàng năm Phòng GD&ĐT đều xây dựng Kế hoạch Thanh tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề, đồng thời chỉ đạo việc CBQL các trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc đánh giá xếp loại công chức hàng năm và đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp.

2.3.5.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang còn một số hạn chế sau:

Công tác quản lý công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu các trường mầm non chưa khoa học, không có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, đánh giá.

Hình thức và phương pháp đánh giá chưa đa dạng, phong phú, chưa chú trọng đến thông tin phản hồi của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.

CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non còn có nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng đánh giá. Một số ít CBQL trường mầm non còn coi nhẹ các bước trong quy trình đánh giá, đặc biệt là bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá.

Việc xử lý kết quả sau đánh giá chưa kiên quyết.

2.3.5.3. Nguyên nhân

- Một bộ phận CBQL trường mầm non chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, một số CBQL trường học chưa tự đánh giá chính xác, còn né tránh, chưa dám đánh giá, nhìn nhận đúng về năng lực bản thân.

- Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường mầm non theo chuẩn Hiệu trưởng mà Bộ GD&ĐT ban hành còn có những tiêu chí chưa thự sự phù hợp với đặc điểm, điều kiện huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

- Năng lực, kỹ năng đánh giá hoạt động quản lý của đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT còn hạn chế.

- Công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng ít được đổi mới.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đánh giá chưa được quan tâm đầu tư. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, để khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tác giả dùng phiếu hỏi với 58 đối tượng là Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT và CBQL trường mầm non. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.13. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng

TT Các yếu tố Kết quả đánh giá

SL % Thứ bậc

1

CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá

47 81,0 1

2 Hiệu trưởng chưa mạnh dạn trong tự

đánh giá 35 60,3 6

3 Các tiêu chí đánh giá chưa phù hợp 43 74,1 3

4

Năng lực, kỹ năng đánh giá hoạt động quản lý của đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT còn hạn chế

47 81,0 1

5 Công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng

ít được đổi mới 45 77,6 2

6 Xử lí sau đánh giá chưa kiên quyết 38 65,5 5

7 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đánh

giá chưa được quan tâm đầu tư. 40 68,9 4

Kết quả khảo sát cho thấy, 81,0% Lãnh đạo, chuyên viên và Hiệu trưởng cho rằng khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến công tác đánh giá hoạt động quan lý của Hiệu trưởng chính là do CBQL trường mầm non chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá; Năng lực, kỹ năng đánh giá hoạt động quản lý của đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT còn hạn chế; 76,6% cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng ít được đổi mới; 74,1% cho rằng các tiêu chí đánh giá theo chuẩn Hiệu trưởng hiện nay chưa phù hợp với thực tế huyện Lục Ngạn; 68,9% cho rằng cơ sở vật chất phục vụ

cho hoạt động đánh giá chưa được quan tâm đầu tư; 65,5% cho rằng việc xử lí sau đánh giá chưa kiên quyết và 60,3% cho rằng Hiệu trưởng chưa mạnh dạn trong công tác tự đánh giá.

Kết quả khảo sát trên là phù hợp với thực tế bởi yếu tố quyết định nhất, ảnh hưởng lớn nhất tới công tác đánh giá chính là nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá của CBQL trường học, khi nhận thức của CBQL trường học chưa rõ về hoạt động đánh giá thì dù có biện pháp tác động gì đi chăng nữa thì cũng khó đạt hiệu quả như mong muốn. Đối với những khó khăn khác cũng được Lãnh đạo, chuyên viên và CBQL trường học đề cập đến, tuy nhiên những khó khăn này có thể hạn chế và khắc phục được.

Kết luận chương 2

Từ kết quả khảo sát thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho thấy, trong những năm gần đây CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non đã thực hiện tốt chức năng quản lý, đặc biệt là công tác chỉ đạo thực hiện đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào huyện Lục Ngạn nói riêng và giáo dục tỉnh Bắc Giang nói chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non vẫn còn một số tồn tại, bất cập như: Nhận thức của một số CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non chưa đầy đủ về tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non; Một số tiêu chí đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của giáo dục Lục Ngạn; Công tác thanh tra, kiểm tra ít được đổi mới; Năng lực đánh giá của đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT còn hạn chế; CSVC, tài chính cho hoạt động đánh giá chưa được quan tâm đầu tư.

Những tồn tại trên của thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non là cơ sở để nghiên cứu những giải pháp đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, trong giai đoạn tới, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược công tác giáo dục của địa phương, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục của ngành. Nhiệm vụ nghiên cứu này tôi tiếp tục trình bày trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)