Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 76)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù

với tình hình huyện Lục Ngạn trong tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp:

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm mục tiêu:

- Tạo cơ sở thống nhất trong việc đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non huyện Lục Ngạn theo cùng một cách tiếp cận và công cụ được sử dụng.

- Kết quả đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn là căn cứ quan trọng nhất để các cơ quan quản lý xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng.

- Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non huyện Lục Ngạn, các cơ quan cấp trên xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Căn cứ vào tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non, hiệu trưởng tự đánh giá và có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực quản lý của mình.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để xây dựng và đề xuất các tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non Lục Ngạn, chúng tôi dựa trên cơ sở chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non đồng thời căn cứ vào những cơ sở là:

- Vai trò, chức năng và các hoạt động mà một người hiệu trưởng quản lý giáo dục cần tiến hành được qui định trong Điều lệ trường mầm non.

- Xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá trong giáo dục. - Công nghệ thông tin và truyền thông.

- Yếu tố pháp lý - chính trị.

- Điều kiện kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non huyện Lục Ngạn.

Cụ thể: Những chức năng mà hiệu trưởng cần phải tiến hành bao gồm: Xây dựng phát triển nhà trường, xây dựng các kế hoạch hành động để phát triển nhà trường và các mục đích, mục tiêu chiến lược đề ra. Người hiệu trưởng phải thực hiện các quá trình quản lý tài chính, xây dựng nhà trường, quản lý thông tin, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường, thực hiện các hoạt động đánh giá và đặc biệt là lãnh đạo quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Lãnh đạo quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một chức năng chính và quan trọng nhất của người hiệu trưởng trường mầm non. Như vậy người hiệu trưởng cần có những nhóm kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt các chức năng quản lý và lãnh đạo của mình, trong đó kỹ năng lãnh đạo chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là trọng tâm cũng bởi vì hoạt động chủ đạo của nhà trường là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để có được kiến thức và kỹ năng thuộc nhóm này, người hiệu trưởng cần được cung cấp các kiến thức về quản lý và lãnh đạo giáo dục, được đào tạo để hình thành các kỹ năng nói trên.

Trên cơ sở phân tích như trên, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non cụ thể hơn, rõ ràng hơn và phù hợp với điều kiện huyện Lục Ngạn gồm các lĩnh vực công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non là:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học;

- Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; - Quản lý tổ chức bộ máy, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Quản lý tài chính, tài sản, CSVC;

Tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non gồm tiêu chí và minh chứng như sau:

Tiêu chí 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

Minh chứng:

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Kế hoạch của nhà trường phù hợp với tầm nhìn và các chương trình hành động của nhà trường.

- Báo cáo về tiến độ và kết qủa thực hiện kế hoạch.

- Kế hoạch thực hiện từng công việc ngắn ngày và dài ngày. - Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn.

- Văn bản về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; giải pháp thực hiện các mục tiêu; tổ chức triển khai.

- Các minh chứng khác

Tiêu chí 2: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Minh chứng:

- Các kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của nhà trường, của từng giáo viên.

- Các văn bản, hồ sơ quy định quản lý thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

- Chương trình giáo dục trẻ.

- Các văn bản, hồ sơ về quản lý đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Các báo cáo, tổng kết đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. - Các văn bản, hồ sơ về kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng nhà trường. Tiêu chí 3: Quản lý tổ chức bộ máy, giáo viên, nhân viên nhà trường Minh chứng:

- Kế hoạch xây dựng, đào tạo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tại chỗ đảm bảo trước mắt và lâu dài.

- Danh sách qui hoạch cán bộ.

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy nhà trường.

- Văn bản hồ sơ các Đại hội, hội nghị. Kết quả Đại hội.

- Quyết định chuẩn y, phê chuẩn các tổ chức: Đảng, Đoàn, Hội đồng, Tổ chuyên môn.

- Bảng phân công, phân nhiệm: Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể khác.

- Điều lệ hoạt động của các tổ chức.

- Nghị quyết các đại hội của các tổ chức đoàn thể.

- Số buổi họp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. - Các minh chứng khác.

Tiêu chuẩn 4: Quản lý tài chính, tài sản, CSVC. Minh chứng:

- Kế hoạch thu, sử dụng nguồn lực tài chính, thiết bị dạy và học. - Hệ thống quản lý tài chính, tài sản, thiết bị.

- Hồ sơ tài chính - kế toán.

- Các văn bản, hồ sơ huy động các nguồn tài chính.

- Văn bản công khai việc thu, chi trong nhà trường, các quy định chi tiêu nội bộ, các báo cáo công khai.

- Sổ tài sản.

- Các hồ sơ kiểm tra, kiếm toán tài chính của nhà trường. - Các báo cáo kế toán.

- Hiệu quả chi tiêu được nâng lên qua từng năm. - Người phụ trách.

- Các minh chứng khác

Tiêu chuẩn 5: Công tác XHH Minh chứng:

- Văn bản kế hoạch và biện pháp thực hiện đẩy mạnh XHHGD. - Biên bản, chương trình nghị sự của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Biên bản ký kết hỗ trợ giữa nhà trường và các đơn vị ngoài trường. - Số lượt hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.

- Danh sách người/tổ chức tình nguyện làm từ thiện. - Sổ ghi tiếp nhận vật chất, tinh thần.

- Bản tổng kết công tác xã hội hóa giáo dục. - Các minh chứng khác.

Quy trình đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường mầm non huyện Lục Ngạn

Bước 1: Chuẩn bị đánh giá.

1. Xác định mục đích đánh giá và loại hình đánh giá. - Xác định mục đích đánh giá.

- Lựa chọn loại hình đánh giá: Đánh giá thường xuyên; Đánh giá tổng kết. 2. Xác định chủ thể đánh giá.

3. Chuẩn bị phương tiện, công cụ, kĩ thuật và thang đánh giá.

Xây dựng phiếu đánh giá dựa vào Bộ tiêu chí đánh giá và lựa chọn thang đánh giá.

Chuẩn bị minh chứng.

4. Xác định thời gian và địa điểm tiến hành. Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu đánh giá. - Lấy ý kiến của chủ thể đánh giá trả lời phiếu. - Tổ chức phỏng vấn.

- Thu thập dữ liệu, minh chứng.

- Tập hợp các loại phiếu và minh chứng. Bước 3: Xử lý dữ liệu từ các nguồn đánh giá. - Làm sạch dữ liệu.

Sử dụng toán thống kê để tính điểm số theo từng lĩnh vực (5 tiêu chí) của các nhóm đối tượng tham gia đánh giá, sẽ có điểm trung bình theo 5 lĩnh vực trên.

1. Hiệu trưởng tự đánh giá

2. Giáo viên và phụ huynh đánh giá hiệu trưởng (Phụ huynh có thể tham gia đánh giá tiêu chí 5).

Bước 4: Tổng hợp kết quả xử lí dữ liệu từ các nguồn.

Bước 5: Trưởng Phòng GD và ĐT ra quyết định về xếp loại hiệu trưởng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Sở GD&ĐT Bắc Giang cho phép triển khai việc đánh giá công tác quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)