Hiệu trưởng trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Hiệu trưởng trường mầm non

Theo Điều 54 - Luật giáo dục 2005 quy định:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

Hiệu trưởng là chủ thể quản lý, có thẩm quyền cao nhất về hoạt động chuyên môn và hành chính trong nhà trường. Trong công tác điều hành, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất mọi công việc trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học, cũng như kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn mà tập thể đã vạch ra.

Theo tác giả Thái Văn Thành, trong trường phổ thông, Hiệu trưởng là thủ trưởng đơn vị do Nhà nước bổ nhiệm bằng văn bản quy phạm pháp luật theo chế độ phân cấp hiện hành, Hiệu trưởng là người:

- Đại diện cho nhà trường về mặt pháp lý; Hiệu trưởng là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm pháp nhân trước luật pháp nhà nước.

- Có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính, chuyên môn trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng.

- Có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ trường mầm non, Điều lệ trường tiểu học, trường trung học [22, tr. 61- 62].

Điều 16, Điều lệ trường mầm non quy định về Hiệu trưởng, như sau:

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

- Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ.

Như vậy, có thể hiểu: Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu một đơn vị cơ sở của ngành học mầm non được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, đại diện cho pháp luật quản lý, điều hành cơ sở giáo dục mầm non, người hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Đảng bộ chính quyền địa phương và cấp trên quản lý nhà trường, trực tiếp điều khiển mọi hoạt động của nhà trường, đảm bảo cho trường mầm non thực hiện đầy đủ mọi nhiệm vụ chính trị ngành học đề ra. Hiệu trưởng còn là người tham mưu tích cực, đảm bảo sự lãnh đạo

sát sao cụ thể của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đồng thời tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức hữu quan nhằm tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ của toàn dân trong việc xây dựng nhà trường vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)