6. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để có cơ sở thực tiễn khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia, bằng cách trưng cầu ý kiến của các đồng chí có thâm niên, có kinh nghiệm, có thành tích, có cương vị trong ngành giáo dục được mọi người tín nhiệm và tôn trọng. Chúng tôi đã xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 5.1; 5.2) để trưng cầu ý kiến của:
04 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD-ĐT Bắc Giang.
10 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD-ĐT huyện Lục Ngạn. 32 đồng chí là Hiệu trưởng các trường MN huyện Lục Ngạn.
64 đồng chí là Phó Hiệu trưởng của các trường MN huyện Lục Ngạn. Thông qua “Phiếu trưng cầu ý kiến về một số biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường MN huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
Tổng số phiếu phát ra 110, tổng số phiếu thu vào 110.
Tỷ lệ % là tổng số phiếu đồng ý chia cho tổng số phiếu thu vào.
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL về sự thiết của các biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường MN huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
TT Các biện pháp Mức độ (Số lượng/tỉ lệ %) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1
Nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non về ý nghĩa và tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non
62 56,4 48 43,6 0 2
Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù hợp với tình hình huyện Lục Ngạn trong tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
68 61,8
42 38,2
0
3 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý trường Mầm non
68 61,8 42 38,2 0 4
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT 62 56,4 48 43,6 0
5 Tăng cường đầu tư CSVS, tài chính cho đánh
giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng
65 59,1 45 40,9 0 Trung bình chung 62,6 56,9 47,6 43,1 0
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường MN huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
TT Các biện pháp Mức độ (Số lượng/tỉ lệ %) Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non về ý nghĩa và tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non
58 52,7
52
47,3 0
2
Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù hợp với tình hình huyện Lục Ngạn trong tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
65 59,1
45
40,9 0
3 Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý trường Mầm non
61 55,5
49
44,5 0
4
Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT
62 56,4
48
43,6 0
5 Tăng cường đầu tư CSVS, tài chính cho đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng
60 54,5 50 45,5 0 Trung bình chung 61,2 55,6 48,8 44,4 0
Qua trưng cầu ý kiến đóng góp của các chuyên gia tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Về sự cần thiết của các biện pháp
Có 5/5 biện pháp, đạt tỉ lệ 100% qua trưng cầu ý kiến, khảo sát đã nhận được sự đồng ý và nhất trí cao về sự cần thiết. Không có ý kiến nào đánh giá là
không cần thiết. Tuy nhiên về mức độ đồng ý của từng biện pháp như rất cần thiết, cần thiết là khác nhau. Qua bảng 5.1 số liệu trên cho thấy có 5/5 biện pháp, đặc biệt là biện pháp 2, 3 được các ý kiến đánh giá cao, 100% ý kiến cho rằng rất cần thiết cần thiết
2. Về tính khả thi của các biện pháp
Kết quả cho thấy có 5/5 biện pháp nhận được 100% các ý kiến qua trưng cầu, khảo sát đồng ý và nhất trí về tính khả thi.
Về mức độ đồng ý tính khả thi của từng biện pháp như rất khả thi, khả thi là khác nhau. Qua bảng 5.2, số liệu trên cho thấy có 3/5 biện pháp gồm biện pháp 2; 3; 4, đặc biệt là biện pháp 2 được các ý kiến đánh giá cao.
3. Từ hai kết luận trên ta thấy rằng 5 biện pháp đề ra được sự đồng ý nhất trí cao về sự cần thiết và tính khả thi. Như vậy nội dung của các biện pháp đạt giá trị thiết thực để đưa vào thực hiện, trong đó: có ba biện pháp 2; 3; 4, được đánh giá cao hơn cả về sự cần thiết và tính khả thi nên cần được ưu tiên hàng đầu và thực hiện sớm nhất. Đó là Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù hợp với tình hình huyện Lục Ngạn trong tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý trường Mầm non; Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT.
Kết luận chương 3
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các
trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” chính là tìm ra các biện
pháp hữu hiệu đánh giá hoạt động quản lý các trường mầm non nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở nội dung của đề tài, chúng tôi đã tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể. Các biện pháp đề xuất đã đảm bảo tính mục tiêu, tính toàn diện và hệ thống; tính khả thi; tính hiệu quả theo yêu cầu phát triển giáo dục. Các biện pháp này cần được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ; bởi vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu. Các biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các trường MN đã được đề xuất không chỉ phục vụ trực tiếp cho hiện nay, mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý lâu dài. Các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục đó là: lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo thực hiện; kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường MN.
Nội dung 5 biện pháp đề xuất trên đây đã được sự đồng ý, thống nhất cao về sự cần thiết, về tính khả thi nếu trong phạm vi nguồn lực của mỗi đơn vị. Nếu vận dụng 5 biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non mà tôi đề xuất một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị thì chắc chắn hiệu quả quản lý của mỗi Hiệu trưởng, mỗi nhà trường sẽ được nâng lên, như vậy thì chất lượng các trường mầm non cũng được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng là việc việc kiểm tra, xem xét, kiểm soát hoạt động của Hiệu trưởng nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phát hiện, phòng ngừa những sai lệch của các thành tố trong quá trình quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, nó là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Trưởng phòng trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trên địa bàn.
1.2. Thực trạng đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường
mầm non huyện Lục Ngạn nói chung tuy đã có nhiều cố gắng, song còn nhiều bất cập; để đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới cần có những đổi mới trong công tác đánh giá hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn. Để công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn đạt hiệu quả cao cần có những điều kiện có tính khách quan và những điều kiện có tính chủ quan. Trong đó, những điều kiện có tính khách quan (cơ sở vật chất, tài chính...) là rất quan trọng và cần thiết; song, những điều kiện có tính chủ quan (công tác quản lí, năng lực của người Trưởng phòng) là yếu tố quyết định đến chất lượng của Hiệu trưởng cũng như chất lượng giáo dục các nhà trường. Do vậy, trong điều kiện thực tế, mỗi đơn vị và cá nhân các nhà quản lý cần có kế hoạch hoàn thiện các điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động mang lại hiệu quả cao, song có lựa chọn ưu tiên những yếu tố có tính quyết định.
1.3. Những biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các
luận và điều tra, khảo sát thực tế địa phương nên vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn những số liệu cụ thể, đồng thời cũng phân tích, khái quát tương đối đầy đủ về đặc điểm tình hình, về ưu điểm, nhược điểm của giáo dục huyện Lục Ngạn nói chung. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường MN để đề xuất 5 biện pháp đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường MN huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đó là:
- Nâng cao nhận thức của CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non về ý nghĩa và tầm quan trọng của đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường Mầm non phù hợp với tình hình huyện Lục Ngạn trong tiến trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý trường Mầm non.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho đội ngũ CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT.
- Tăng cường đầu tư CSVS, tài chính cho đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.
Qua kết quả khảo sát lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các biện pháp trên đây được đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi; đồng thời các biện pháp này có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau. Vì vậy nếu triển khai thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng các trường MN trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Kiến nghị
Để đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng có hiệu quả đồng thời nâng cao chất lượng quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi xin kiến nghị những vấn đề sau:
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang
- Cần quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động đánh giá và công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL các trường học nhất là trường mầm non, CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT.
- Có các văn bản hướng dẫn cụ thể giúp tổ chức tập huấn để CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non làm tốt công tác đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.
- Chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các nội dung, hình thức đánh giá và quy trình đánh giá hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non.
2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Ngạn
- Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý, cán bộ quản lý cho phù hợp với địa bàn để đánh giá đúng, thực chất đội ngũ Hiệu trưởng trường mầm non.
- Xây dựng kế hoạch và đưa nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng CBQL vào nền nếp, thường xuyên, cập nhật với đổi mới. Đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng, hình thức tập huấn góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng đánh giá cho CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT.
- Tăng cường tham mưu với các cấp các ngành hỗ trợ cơ sở vật chất, tài chính để nâng cao hiệu quả đánh giá hoạt động quản lý và điều kiện làm việc cho đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT, CBQL trường mầm non, CB làm công tác đánh giá của Phòng GD&ĐT.
2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non
Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng; tích cực tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý.
Không ngừng đổi mới hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004, Chỉ thị của Ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Bộ Nội vụ, Quyết định 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định chuẩn giáo viên mầm non.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng mầm non. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, ngày 25/10/2011 quy
định về chế độ việc làm đối với giáo viên Mầm non.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường mầm non (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Cẩm nang năng lực quản lý nhà trường (2007), Nxb CTQG, Hà Nội. 8. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số:
101/2002/NĐ-CP, ngày 10/12/2002 của chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
9. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII (1997), Nxb Chính tri QG, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,
Nxb GD, Hà Nội.
14. Hồ Chí Minh toàn tập, tập VI, Nxb chính trị quốc gia, H 2000.
15. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Giáo trình cao học chuyên ngành QLGD, trường ĐHSP Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1992), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Chính trị QG, Hà Nội. 17. Nguyễn Ngọc Quang (1977), Một số khái niệm cơ bản về QLGD, đề cương
bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ, trường CBQL-ĐT TW 1, Hà Nội.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
19. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản ly, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, Hà Nội.
20. Tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học (SREM), Quyển 3: Giám sát, đánh giá trong trường học.
21. Taylo F.W (1991), Những nguyên tắc khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
22. Thái Văn Thành (2007), Quản lý GD và quản lý nhà trường, Nxb Đại học Huế. 23. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 24. Đỗ Hoàng Trân (1995), Lý thuyết quản lý, Đại học KTQD, Hà Nội.