.4-Chính sách của chính phủ và qui định của pháp luật

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Ngành tài chính ngân hàng từ lâu đã được coi là huyết mạch, là hệ thần kinh trung ương của nền kinh tế nên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cĩ những tác động lớn đến hoạt động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, chính phủ của các quốc gia đều quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng qua luật pháp. Vì thế, những thay đổi trong chính sách pháp luật Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nĩi chung và danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng nĩi riêng – đĩ vừa mang lại cơ hội để hình thành những nhĩm sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, vừa tạo nên những thách thức mới cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

1.3.3. Tiềm năng phát triển DVNHBL ở Việt Nam hiện nay:

-Việt Nam với số dân trên 86 triệu người với mức thu nhập ngày càng cao theo đà phát triển của nền kinh tế đang hội nhập, là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho các ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của thị trường DVNHBL tại Việt Nam là sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, mơi trường luật pháp ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí đang được nâng dần lên một cách rõ rệt, cơ cấu dân số trẻ và đặc biệt là tình hình chính trị luơn được giữ ổn định, nhờ đĩ mơi trường hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi và hấp dẫn hơn, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam đã tăng lên từ 1 triệu người năm 2004 lên 6 triệu người năm 2006, năm 2007 là 9 triệu người và hiện nay con số này trên 17 triệu người.(1)

Mặt khác, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn đã tích cực nắm bắt cơ hội phát hành thẻ cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng của cơng nghệ thẻ, nhờ đĩ số lượng ATM và POS trong 3 năm qua phát triển với tốc độ cao: cuối năm 2007 mới chỉ cĩ 4.855 máy ATM và 18.471 máy POS, đến cuối năm

2010 đã lên tới 11.294 máy ATM và 49.639 máy POS (số ATM tăng hơn 2,3 lần và số POS tăng hơn 2,7 lần so với năm 2007). Thị trường thẻ Việt Nam đã trải nghiệm bước phát triển đột phá mạnh trong 3 năm qua: năm 2007 thị trường thẻ cĩ 9,1 triệu thẻ, đến cuối năm 2010 con số này lên tới 29,75 triệu thẻ (tăng hơn 3,3 lần). Tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh tốn đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ cịn khoảng 15%). Cĩ thể nĩi, đây là những con số khá khiêm tốn nhưng lại là con số cĩ ý nghĩa dành cho các ngân hàng bởi họ đang cĩ một thị trường đầy tiềm năng để khai thác.

Dự báo thị trường này cịn nhiều khả năng phát triển hơn nữa khi việc kết nối thành cơng mạng ATM của các ngân hàng thành viên 2 cơng ty chuyển mạch Smartlink và Banknetvn từ ngày 23/5/2008 và sự kết nối liên thơng hệ thống thanh tốn thẻ nội địa (thẻ ATM) qua mạng POS (bắt đầu vào ngày 28/9/2010 tại Hà Nội và ngày 09/12/2010 tại TP Hồ Chí Minh) cho tổng cộng 15 ngân hàng thương mại và 3 cơng ty Banknetvn, Smartlink và V.N.B.C đã khẳng định nỗ lực của tồn ngành Ngân hàng trong việc phát triển cả về chiều sâu cơ sở hạ tầng theo hướng gia tăng cung ứng tiện ích thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho các chủ thẻ (trong đĩ cĩ các khách hàng nhận lương qua tài khoản) đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và giảm tải cho hệ thống ATM của từng ngân hàng.

- Ngồi ra, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay các DNVVN chiếm khoảng 97% số lượng doanh nghiệp trong cả nước, cuối năm 2006 cả nước cĩ khoảng 160.000 DNVVN, đĩng gĩp 40% GDP, tạo nên 12 triệu việc làm cho xã hội, đến năm 2007 số DNVVN đã tăng nhanh và đạt khoảng 180.000-190.000 doanh nghiệp, cho đến nay là trên 400.000 doanh nghiệp mà theo kế hoạch của Chính phủ cần đạt số lượng 500.000 doanh nghiệp vào những năm tới.

- Một yếu tố đáng quan tâm nữa đĩ là tại Việt Nam hiện cĩ 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng di động đang hoạt động, phủ sĩng rộng khắp mọi miền đất nước. Theo thống kê của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, số lượng thuê bao di động của Việt Nam tính đến tháng 11/2010 đạt 80 triệu thuê bao, bình quân một người dân sở hữu

một thuê bao điện thoại di động. Việc sử dụng điện thoại di động khơng chỉ phổ biến trong lớp trẻ hay ở thành thị mà đã phổ biến với mọi đối tượng. Cĩ thể nĩi Việt Nam là thị trường cĩ tiềm năng rất lớn để khai thác các dịch vụ thanh tốn di động.

- Hơn thế nữa, hiện nay CNTT đang phát triển mạnh mẽ, được dự báo là ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam trong những năm tới. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT sẽ tạo ra xu hướng điện tử hố các giao dịch tài chính và hạch tốn thanh tốn ngân hàng, tăng tốc độ xử lý thơng tin, cho phép thực hiện giao dịch tài chính ngân hàng khơng bị hạn chế về khơng gian và thời gian. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến, đặc biệt là DVNHBL.

Với những yếu tố đầy thuận lợi như trên thì đây quả là thị trường đầy tiềm năng để phát triển DVNHBL đối với các NHTM ở Việt Nam.

1.4. KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM:

1.4.1. Kinh nghiệm của HSBC tại Ấn Độ:

Tập đồn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đơng và châu Phi, tại Việt Nam HSBC cĩ mặt từ năm 1870. HSBC định vị thương hiệu của mình thơng qua thơng điệp "Ngân hàng tồn cầu am hiểu địa phương".

* Thị trường: Với trụ sở chính tại Luân Đơn, HSBC cĩ trên 9.500 văn phịng tại

86 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cĩ thể nĩi, HSBC tại Ấn Độ đã gĩp phần tích cực vào sự phát triển của ngành ngân hàng Ấn Độ. Khả năng thích nghi, sự phục hồi nhanh chĩng và lời cam kết của tập đồn với các khách hàng đã đưa tập đồn tiến xa hơn đạt tới thành cơng ngay cả trong những thời kì rối ren của 155 năm lịch sử nĩ tồn tại ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, HSBC cĩ 47 chi nhánh tại 26 thành phố với hơn 33,000 nhân viên.

- “Dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến của HSBC cĩ giao diện thiết kế theo chuẩn tồn cầu của tập đồn, cho phép khách hàng truy cập thơng tin nhanh chĩng, thực hiện giao dịch ngân hàng với các tài khoản trong nước và quốc tế theo quy định của Nhà nước về giao dịch tiền tệ, một lợi thế mà chỉ một số ít dịch vụ ngân hàng trực tuyến khác tại Việt Nam cĩ thể cung cấp được”- bà Lyndsay Rajah- Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính Cá Nhân của Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết.

- HSBC giới thiệu, lần đầu tiên ở Ấn Độ, một phương thức bảo mật nghiệp vụ ngân hàng trên Internet cho các khách hàng thao tác các nghiệp vụ ngân hàng cá nhân trực tuyến. Phương thức này đã nâng việc bảo mật trực tuyến lên một cấp độ cao hơn; nĩ được chọn để ngăn chặn những gian lận thường được biết đến.

Sự tinh thơng tồn cầu kết hợp cùng sự liên kết chặt chẽ với từng địa phương của HSBC được biểu hiện ngay trong khẩu hiệu của ngân hàng - Ngân hàng tồn cầu am hiểu địa phƣơng. Đây chính là động lực thúc đẩy việc quảng bá HSBC trên tồn thế giới. Với nền tảng là sự hiểu biết sâu sắc các khách hàng và sử dụng hiệu quả các giá trị đĩ, các sản phẩm và dịch vụ của HSBC đều hướng tới những mối quan tâm, những mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng. Mức độ cao hơn mà ngân hàng muốn vươn tới là làm nổi bật những nỗ lực của ngân hàng giúp khách hàng của mình nhận ra ước mơ của họ.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)