Theo khái niệm của Balzer và cộng sự (1997), Dabke và cộng sự (2008), môi trường làm việc là nơi mà nhân viên có thể đưa ra những phán xét, chính kiến của mình, nơi mà họ được trang bị đầy đủ những công cụ, dụng cụ tiện nghi để làm việc, nơi mà họ được làm việc trong một môi trường trong lành và độc lập. Đây cũng chính là những điều kiện làm việc để giúp cho nhân viên thuận tiện trong thực thi công việc và từ đó họ sẽ làm việc sẽ hiệu quả hơn, có động lực hơn và sẽ gắn kết với tổ chức hơn.
Theo Robbins và cộng sự (2013) thì môi trường làm việc là nơi mà tại đó người lao động luôn muốn có một điều kiện làm việc an toàn, thoải mái để có được động lực làm tốt công việc của mình. Hầu hết mọi người đều muốn làm việc gần nhà, trong
những cơ sở hạ tầng sạch sẽ với những trang thiết bị phù hợp, có đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết.
Điều kiện làm việc tốt bao gồm môi trường an toàn, có đầy đủ công cụ để làm việc, giờ giấc làm việc hợp lý, nơi làm việc vui vẻ, vệ sinh lao động, không bị rủi ro, có đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết và được tổ chức tốt. Điều kiện làm việc tốt sẽ tác động tích cực đến sự hài lòng của người lao động (Kennett S.Kovach, 1987).
Như vậy, môi trường làm việc là sự kết hợp yếu tố con người và các phương tiện vật chất để giúp con người làm việc đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Môi trường làm việc được nhìn nhận theo hai khía cạnh: vật chất và phi vật chất. Về phương diện vật chất là những điều kiện thực tế mà chúng ta đang làm việc trong đó đóng một vai trò quan trọng như: ánh sáng, không khí, thiết bị được sử dụng tại công sở. Khung cảnh làm việc là một trong những yếu tố tự tạo nằm trong phương diện vật chất của môi trường. Về phương diện phi vật chất là: bầu không khí tâm lý, truyền thống tổ chức, văn hóa công sở. Các yếu tố trên kết hợp lại hình thành môi trường làm việc. Hoặc có thể phân loại môi trường làm việc bao gồm: môi trường vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, khí hậu…), môi trường pháp lý và môi trường tâm lý (các chuẩn mực, các quy tắc, bầu không khí trong tổ chức, văn hóa tổ chức…) Trong nghiên cứu này môi trường làm việc trong các công ty khởi nghiệp ngàng Công nghệ thông tin là sự kết hợp giữa các điều kiện vật chất và văn hóa mà qua đó thực hiện được nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của công ty bao gồm:
(1)Môi trường vật chất: bố trí văn phòng, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng,
khoa học, hợp lý, thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chung và của các thành viên trong cơ quan; điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm được yêu cầu của công việc: diện tích phòng làm việc, môi trường làm việc không bị ô nhiễm, trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, cây xanh, điều hòa nhiệt độ… Công nghệ thông tin được sử dụng trong công sở tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn, học hỏi của nhân viên
(2) Môi trường văn hóa – tâm lý: là hệ thống những giá trị hình thành trong
viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó trong thực tế. Môi trường văn hóa – tâm lý được hình thành trong các mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong công việc; các chuẩn mực xử sự, nghi thức tiếp xúc hành chính; phương pháp giải quyết các xung đột trong tổ chức; hệ thống các quy chế và sự thực hiện quy chế; bầu không khí tâm lý trong tổ chức, truyền thống của tổ chức…