Phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến Môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi tác động đến sự cam kết tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Trang 44 - 45)

Theo (Herzberg, 1959) yếu tố điều kiện làm việc thuộc nhóm thứ hai là môi trường làm việc. Yếu tố này sẽ ngăn ngừa sự bất mãn của người lao động và góp phần gián tiếp tăng sự hài lòng trong công việc của người lao động. Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hòan thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại, và các trang thiết bị phù hợp.

Mô hình Con đường - Mục tiêu (Path goal theory) là một lý thuyết dựa trên xác định phong cách của một nhà lãnh đạo hay hành vi thích hợp nhất với người lao động và môi trường làm việc để đạt được mục tiêu (House, Mitchell, 1974). Mục đích là để tăng động lực của nhân viên, trao quyền, và sự hài lòng để họ trở thành thành viên có năng lực của tổ chức. Con đường - Mục tiêu được dựa trên lý thuyết Vroom (1964) trong đó một cá nhân sẽ hành động một cách nhất định dựa trên kỳ vọng rằng hành động này sẽ dẫn đến một kết quả nào đó hay dựa trên sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. Lý thuyết Con đường - Mục tiêu lần đầu tiên được giới thiệu bởi Martin Evans (1970) và sau đó tiếp tục được phát triển bởi House (1971).

Lý thuyết Con đường - Mục tiêu tốt nhất có thể được coi như một quá trình mà trong đó các nhà lãnh đạo chọn hành vi cụ thể phù hợp nhất với nhu cầu của người lao động và môi trường làm việc để họ có thể hướng dẫn các nhân viên một cách tốt nhất thông qua “con đường” của mình nhằm đạt được “mục tiêu" trong công việc hàng ngày.

Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của House (1971)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kế thừa các học thuyết trên, tác giả cho rằng môi trường làm việc là một trong các nhân tố quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần lựa chọn, xây dựng và phát triển phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các giả thiết:

Giả thuyết H5: Phong cách lãnh đạo chuyển đổi tác động tích cực đến Môi trường làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi tác động đến sự cam kết tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)