Chấp nhận cho chi nhánh thực hiện những trường hợp ngoại lệ tạo sự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83 - 85)

tạo sự chủ động trong huy động và cho vay

Hội sở sẽ chấp thuận cho các chi nhánh có thẩm quyền quyết định lãi suất cho vay và huy động nhưng phải căn cứ vào mức lãi suất theo công bố của ngân hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước từng thời kỳ và phải nằm trong giới hạn lãi suất FTP Hội sở công bố theo từng chương trình để đảm bảo kinh doanh có lời. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc chủ động đưa ra mức lãi suất thương với khách hàng sẽ giúp các chi nhánh lôi kéo được khách hàng mới, khách hàng lớn hay những khách hàng khó tính. Tuy nhiên, các giao dịch thương lượng

như vậy không nên xảy ra thường xuyên, bởi nếu làm nhiều chi nhánh sẽ đạt được chỉ tiêu huy động vốn, cho vay nhưng e rằng sẽ không đạt được chỉ tiêu lợi nhuân. Để hạn chế được điều này, hội sở nên đưa ra các ràng buộc khi thực hiện như số tiền phải trị giá lớn bao nhiêu thì chi nhánh mới có quyền thương lượng. Làm như vậy vừa đẩy mạnh huy động và cho vay, vừa đảm bảo đạt lợi nhuận. Điều này cũng dễ hiểu vì khi thương lượng margin lãi chi nhánh hưởng ít nhưng thay vào đó số tiền giao dịch nhiều nên đảm bảo đạt mức lợi nhuận mong đợi.

Hội sở nên linh động trong một số trường hợp phải chấp nhận giá mua vốn cao hơn giá bán vốn

Trong một số trường hợp để có được những khách hàng lớn mà tương lai sẽ có nhu cầu giao dịch nhiều với ngân hàng, hay những khách hàng đã có nhiều giao dịch, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Eximbank thì Hội sở cũng nên linh động trong một số trường hợp phải chấp nhận giá mua vốn cao hơn giá bán. Chi nhánh vẫn được đảm bảo hưởng một mức Margin phù hợp. Tức là mức giá chuyển vốn của Hội sở sẽ phát sinh chênh lệch âm. Mặc dù lúc đó thì chỉ có chi nhánh có lời do hưởng chênh lệch lãi điều chuyển vốn, Hội sở bị lỗ do chênh lệch âm, nhưng nhìn tổng quát thì Hội sở đã thực hiện được mục tiêu quản lý của mình là gia tăng doanh số và gia tăng số lượng khách hàng cũng như số lượng dịch vụ sản phẩm cung cấp. Mức độ biến động của thị trường tài chính trong nước và thế giới rất phức tạp nên đôi khi Hội sở phải chấp nhận để thực hiện các mục tiêu huy động và cho vay cũng như mục tiêu quản lý của toàn hệ thống.

Hoặc trường hợp chấp nhận lỗ món huy động/ cho vay này để lội kéo hay giữ chân một món khác có lợi nhuận cao hơn. Ví dụ: Doanh nghiệp A đang vay vốn tại ngân hàng Eximbank với dự nợ 200 tỷ đồng, thời gian vay là 1 năm. Margin chi nhánh hưởng của món vay này là 1.5% . Do đặc điểm kinh doanh ngành, doanh nghiệp có một khoản tiền nhàn rỗi 50 tỷ đồng và muốn làm Hợp đồng tiền gửi tại Eximbank và yêu cầu mức lãi suất là 5.5% (trong khi lãi suất công bố kỳ hạn 1 tháng là 4.5%, lãi mua vốn điều chuyển của Hội sở là 5.2%). Như vậy, nếu chấp thuận mức lãi suất khách hàng yêu cầu, Eximbank sẽ bị lỗ. Nhưng nếu không chấp

thuận khách hàng sẽ không gửi tiền, món dư nợ cũ cũng có nguy cơ bị tất toán. Do đó, trong trường hợp này Hội sở nên duyệt cho chi nhánh để thực hiện theo yêu cầu khách hàng vì dù sao tổng lại thì chi nhánh vẫn có lời. Và chi nhánh phải gánh phần lỗ của món huy động này chứ không phải Hội sở. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Hội sở sẽ có hướng giải quyết linh động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)