Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế quản lý vốn, ngân hàng Eximbank nhận thấy cơ chế đang áp dụng mang lại hiệu quả chưa cao, còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý, kiểm soát rủi ro, hiệu quả kinh doanh mang lại không cao. Do đó, sau khi nghiên cứu kỹ, Ban điều hành ngân hàng Eximbank nhận thấy cơ chế quản lý vốn FTP vẫn mang lại hiệu quả cao hơn. Chính vì thế đầu năm 2015, Eximbank đã quyết định quay lại chọn cơ chế quản lý vốn tập trung FTP làm cơ chế quản lý vốn với một số cải tiến mới so với giai đoạn 2012-2013.
Nguyên tắc định giá chuyển vốn
- Mua bán vốn được thực hiện cho toàn bộ các khoản mục có số dư trên bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản mục sản phẩm và phi sản phẩm của các đơn vị kinh doanh.
- Phương pháp áp dụng
Đối với khoản mục sản phẩm: Áp dụng giá mua bán theo từng khoản mục và sử dụng phương pháp khớp kỳ hạn.
Đối với khoản mục phi sản phẩm (phụ lục 6) hoặc các sản phẩm không cần thiết áp dụng FTP ở cấp độ khoản mục: Áp dụng giá mua bán theo nhóm khoản mục có số dư trên bảng cân đối kê toán và sử dụng phương pháp tập hợp.
- Phương pháp định giá FTP được áp dụng thống nhất cho mọi khoản mục thuộc cùng một loại tiền tệ, có cùng đặc điểm rủi ro lãi suất và thanh khoản của toàn hệ thống Eximbank. Các sản phẩm, các khách hàng còn áp dụng nguyên tắc ngoại lệ được hạn chế dần và tiến tới xoá bỏ trong cơ chế FTP.
- Trung tâm vốn là đơn vị quản lý vốn và rủi ro lãi suất, thanh khoản tập trung cho toàn hệ thống
- Lãi suất FTP được áp dụng cho một khoản mục khi đang có số dư và cố định trong suốt kỳ hạn tái định giá của khoản mục.
- Đường lợi tức FTP xây dựng trên nguyên tắc phản ánh chi phí vốn cận biên của Eximbank cho một tài sản mới, một công nợ mới tại ngày bắt đầu hay tại ngày tái định giá.
- Cơ chế định giá chuyển vốn của Eximbank được chia thành 3 cấu phần chính
FTP với danh mục sổ FTP: trên cơ sở lãi suất thị trường 1 FTP với danh mục sổ ALM: trên cơ sở lãi suất thị trường 2 FTP với danh mục sổ Treasury: trên cơ sở lãi suất thị trường 2
Hình 2.3: Cơ chế định giá điều chuyển vốn FTP 2015 1.FTP với danh mục sổ ngân hàng Các khoản mục sản phẩm - Cho vay - Tiền gửi Các khoản mục phi sản phẩm - Tiền mặt
- Phải thu, phải trả - V.v
2. FTP với danh mục sổ ALM
- Tài sản thanh khoản - Thặng dư/ thâm hụt vốn trong ngân hàng sau khi đã trừ đi tài sản thanh khoản.
- Các khoản mục đặc biệt: Vốn chủ sử hữu, Đầu tư chiến lược
-v.v
3.FTP với danh mục sổ Treasury
- Giao dịch loại 1: điều tiết thanh khoản thực hiện theo yêu cầu cho sổ ALM: hưởng margin chênh lệch
- Giao dịch loại 2: nguồn vốn thặng dư theo yêu cầu kinh doanh của Treasury: áp dụng FTP lãi suất thị trường 2 - Bộ phận Kinh doanh vốn sẽ cân đối vốn cho Treasury và thực hiện mua bán vốn với các bộ phận khác .
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Tài liệu tập huấn nghiệp vụ)
Định giá chuyển vốn danh mục sổ FTP Chính sách FTP với các khoản mục sản phẩm
Tiền gửi, tiền vay thông thường
Các sản phẩm có kỳ hạn cố định: Áp dụng giá FTP theo kỳ hạn hợp đồng của khoản mục.
giá và kỳ hạn còn lại của hợp đồng. Lãi suất FTP sẽ được cập nhật định kỳ theo kỳ hạn tái định giá của sản phẩm.
Khoản mục Không xác định kỳ hạn
Các khoản mục không xác định kỳ hạn như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ mở thẻ tín dụng, tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng khác, dự nợ thẻ tín dụng quốc tế, dư nợ thấu chi, dư nợ chiết khấu chứng từ hàng xuất,… (gọi chung là khoản mục không có kỳ hạn xác định cụ thể). Việc áp dụng FTP sẽ dựa trên kỳ hạn ước tính bình quân của cả tập hợp.
Số dư khoản mục không kỳ hạn duy trì ổn định: là số dư thấp nhất của khoản mục trong kỳ khảo sát tối thiểu 2 năm.
Nợ quá hạn: cơ chế FTP đối với các khoản nợ vay quá hạn được chia thành 2 loại
Nợ quá hạn loại 1: Các khoản nợ quá hạn theo lịch thanh toán trong hợp đồng
nhưng chưa quá hạn cuối cùng của hợp đồng: Áp dụng FTP như khoản cho vay bình thường dựa trên kỳ hạn tái định giá và kỳ hạn còn lại của hợp đồng ban đầu.
Nợ quá hạn loại 2: Các khoản nợ quá thời hạn trả nợ cuối cùng: Áp dụng giá
FTP thả nổi kỳ hạn 1-3 tháng và được Tổng Giám đốc quy định từng thời kỳ. Không tính lãi FTP đối với các khoản vay đã hạch toán ngoại bảng.
Nợ gia hạn, nợ cơ cấu lại: Các khoản nợ vay được cơ cấu lại nợ hoặc gia hạn kỳ hạn trả nợ có kỳ hạn hợp đồng của khoản vay được kéo dài hơn so với kỳ hạn ban đầu, kỳ hạn định giá lại lãi suất có thể thay đổi hoặc giữ nguyên. Áp dụng FTP cho khoản mục này tương ứng với kỳ hạn mới của khoản mục sau:
Kỳ hạn tái định giá: bằng kỳ hạn mới quy định trong hợp đồng của khoản mục.
Kỳ hạn hợp đồng: cho mục đích tính phí thanh khoản, kỳ hạn hợp đồng có thể tính từ thời điểm gia hạn/cơ cấu lại đến thời điểm đáo hạn mới theo hợp đồng.
Tất toán trước hạn
Phạt tất toán trước hạn được áp dụng cho các khoản tiền gửi tất toán trước hạn và các khoản tiền vay trả nợ trước hạn.
Nguyên tắc áp dụng phạt tất toán trước hạn với các đơn vị kinh doanh tương ứng với chính sách khách hàng và giá FTP theo quy định từng thời kỳ.
Đối với các khoản mục phi sản phẩm
Các khoản mục phi sản phẩm trên bảng cân đối kế toán cũng sử dụng, cung cấp nguồn vốn của ngân hàng nên phải áp dụng cơ chế mua bán vốn FTP.
Áp dụng FTP cho các khoản mục phi sản phẩm căn cứ vào đặc tính tương đồng của nhóm khoản mục trên sổ cái.
Giá FTP áp dụng đối với khoản mục phi sản phẩm được xác định căn cứ vào ước tính kỳ hạn bình quân nằm trên sổ sách của từng khoản mục hoặc phù hợp với định hướng điều hành bảng cấn đối của Tổng giám đốc hoặc uỷ ban ALCO trong từng thời kỳ.
Kỳ tái định giá FTP đối với khoản mục phi sản phẩm là hàng ngày.
Phương thức thực hiện giao dịch
Đối với các khoản mục huy động và cho vay: Hằng ngày, căn cứ vào danh sách các giao dịch đã được hạch toán tại các đơn vị kinh doanh, hệ thống Korebank sẽ thực hiện tự động các giao dịch đối ứng (số lượng, kỳ hạn tái định giá, kỳ hạn hợp đồng, phương thức thu trả lãi, giá chuyển vốn tương ứng) với Hội sở.
Đối với các khoản mục phi sản phẩm: căn cứ trên số dư tài khoản cuối ngày, hệ thống sẽ tự động thực hiện các giao dịch mua, bán tương ứng giữa đơn vị kinh doanh và Hội sở cho toàn bộ số dư đó.
Cơ chế thu trả lãi: Hội sở thu trả lãi đối với các giao dịch mua bán vốn cho đơn vị kinh doanh tương ứng với giá mua bán vốn cho đơn vị kinh doanh tương ứng với giá mua bán vốn đã được áp dụng theo quy định và thu trả lãi hằng ngày.
Định giá chuyển vốn danh mục sổ ALM
Khoản mục hình thành từ nguồn vốn thặng dư, thâm hụt của sổ FTP
- Tài sản thanh khoản
Áp dụng giá FTP bằng với lãi suất bình quân của tài sản thanh khoản do ALM nắm giữ.
toàn hệ thống.
- Thặng dư, thâm hụt ròng chuyển từ sổ FTP sang sau khi đã loại trừ giá trị
tài sản thanh khoản.
Sử dụng cơ chế một giá cho phần thặng dư, thâm hụt sau khi đã loại trừ giá trị tài sản thanh khoản .
Sử dụng lãi suất thị trường 2 và do Tổng giám đốc quyết định trong từng thời kỳ.
Khoản mục hình thành từ nguồn vốn khác
- Trái phiếu VAMC
Đối với mệnh giá trái phiếu: Áp dụng giá FTP bán vốn như một khoản nợ quá hạn thời hạn trả nợ cuối cùng và phân bổ về cho chi nhánh liên quan.
Đối với số dư dự phòng trái phiếu: Áp dụng giá FTP mua vốn bằng với giá FTP bán vốn cho mệnh giá trái phiếu và phân bổ về cho chi nhánh liên quan.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần mang tính chiến lược, dài hạn
Không áp dụng FTP cho các khoản mục này.
Phòng Đầu tư Tài chính được hưởng margin tính trên giá trị ghi sổ và thời gian nắm giữ trong năm tài chính. Mức margin do Tổng giám đốc quyết định từng thời kỳ.
- Tài sản cố định: Không áp dụng FTP cho các khoản mục này.
- Vốn chủ sở hữu còn lại sau khi loại trừ các khoản mua sắm tài sản cố định,
các khoản góp vốn, mua cổ phần mang tính chiến lược, dài hạn: Lãi suất FTP dựa
trên lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn.
Định giá chuyển vốn danh mục sổ Treasury do Khối kinh doanh tiền tệ thực hiện
Khoản mục áp dụng
Các giao dịch khối Kinh doanh tiền tệ thực hiện cho sổ ALM: Bao gồm các giao dịch điều tiết thanh khoản, lãi suất hoặc tuân thủ các hạn mức rủi ro, các giao dịch tối ưu hoá nguồn vốn, đầu tư theo chỉ định,… Các phòng, trung tâm như phòng Kinh doanh Vốn, phòng Kinh doanh Tiền tệ, phòng Đầu tư Tài chính, trung tâm
Kinh doanh Vàng thực hiện các giao dịch cho sổ ALM trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu của phòng Quản lý Vốn hoặc theo chỉ đạo của Tổng giám đốc, uỷ ban ALCO. Khối Kinh doanh Tiền tệ được hưởng margin theo giá trị và thời gian thực hiện nghiệp vụ; mức margin do tổng giám đốc quy định từng thời kỳ.
Các giao dịch theo nhu cầu vốn của khối Kinh doanh tiền tệ: hình thành nên số dư các khoản mục của các bộ phận kinh doanh trong khối Kinh doanh Tiền tệ.
Cơ chế định giá FTP với các khoản mục sổ Treasury
Cơ chế vận hành FTP với sổ Treasury
Phòng Kinh doanh Vốn đóng vai trò đầu mối, đại diện cho khối Kinh doanh Tiền tệ để thực hiện giao dịch mua bán vốn với Phòng Quản lý Vốn của các bộ phận khác trong khối Kinh doanh Tiền tệ.
Các phòng, trung tâm gồm phòng kinh doanh tiền tệ, phòng Đầu tư Tài chính, Trung tâm Kinh doanh Vàng thực hiện các giao dịch cân đối vốn với phòng Kinh doanh Vốn, lãi suất FTP dựa trên lãi suất thị trường 2.
Các bộ phận thực hiện mua bán vốn vơi phòng quản lý vốn tuân theo các phương án do Ban Tổng Giám đốc quy định từng thời kỳ.
Cơ chế mua bán vốn giữa phòng quản lý Vốn với phòng kinh doanh Vốn thông qua giao dịch điều tiết vốn được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
Số dư: Áp dụng theo số dư trạng thái ròng hàng ngày của khối Kinh doanh Tiền tệ, hạn mức trạng thái theo quy định của Tổng giám đốc từng thời kỳ.
Kỳ hạn: qua đêm
Lãi suất áp dụng: thoả thuận trên cơ sở thị trường 2.
Một số điểm mới so vơi cơ chế FTP giai đoạn 2012-2013
Định giá chuyển vốn được quy định rõ ràng, cụ thể hơn cho từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Tách biệt chức năng kinh doanh Treasury và chức năng cân đối vốn và quản trị rủi ro. Bộ phận Quản trị nguồn đóng vai trò là trung tâm điều hòa vốn cho toàn ngân hàng (chức năng thuộc về Treasury trước đây). Việc tách biệt các chức năng giúp chuyên môn hóa cao hơn và nâng cao tính minh bạch.
bằng cho các khối kinh doanh khác nhau.
Các sản phẩm có kỳ hạn tái định giá: Áp dụng giá FTP theo kỳ hạn tái định giá và kỳ hạn còn lại của hợp đồng (trước đây là áp dụng giá FTP theo kỳ hạn tái định giá và kỳ hạn của hợp đồng ban đầu).
Áp dụng phần bù thanh khoản
Ngân hàng phải cam kết vốn dài hơn đối với khoản mục có kỳ hạn hợp đồng dài hơn. Điều này giúp phản ánh đặc điểm về kỳ hạn hợp đồng (rủi ro thanh khoản) trong giá của sản phẩm là cơ sở định hướng việc xác định giá cho vay của đơn vị kinh doanh.
Không áp dụng các giao dịch ngoại lệ cho khách hàng và sản phẩm đặc biệt
Áp dụng phí phạt trước hạn.
Chi phí vốn thiệt hại của ngân hàng phát sinh với một khoản mục bị tất toán trước hạn sẽ được phản ánh đúng trong giá FTP.
Định hướng hành vi của đơn vị kinh doanh trong việc định giá khoản mục. Phụ thuộc vào chính sách khách hàng của mình, đơn vị kinh doanh sẽ quyết định việc tính toán chi phí này cho khách hàng.
Như vậy là sau một năm thay đổi cơ chế quản lý vốn Eximbank đã quyết định quay lại ứng dụng cơ chế quản lý vốn FTP với một số đổi mới về cơ chế định giá vốn, quy định cụ thể về chức năng của từng bộ phận, định giá chuyển vốn chi tiết hơn đối với các khoản mục. Điều này càng khẳng định FTP thật sự cần thiết và
mang lại nhiều hiệu quả hơn so với cơ chế vốn phân tán Netting.