doanh, quan hệ khách hàng.
Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.
2.2.2.7. Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh chi nhánh
Chương trình được vận hành tự động nên toàn bộ khối lượng công việc tính toán lãi bình quân thủ công trước đây tại Chi nhánh được thay thế bằng chương trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính toán được hạn chế tối đa.
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế của cơ chế quản lý vốn tập trung hiện nay tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Bên cạnh những ưu điểm thì cơ chế FTP mà ngân hàng Eximbank đang ứng dụng vẫn còn một số hạn chế.
2.2.3.1. Hạn chế ở chi nhánh
Bị động cho các chi nhánh trong việc đưa ra mức lãi suất cạnh tranh
Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP hiện nay có xu hướng giảm dần và sẽ không áp dụng các giao dịch ngoại lệ cho khách hàng. Như vậy, các chi nhánh chỉ được huy động và cho vay khách hàng với mức lãi suất theo biểu công bố của Eximbank, không phân biệt đó là đối tượng khách hàng nào. Và Hội sở chính cũng chỉ tính giá mua/ bán vốn cho chi nhánh theo bảng giá FTP công bố trong toàn hệ thống.
Với việc áp dụng mức lãi suất như vậy, các chi nhánh sẽ bị động đưa mức lãi suất hấp dẫn với khách hàng để tăng doanh số huy động và cho vay. Không phải bất cứ khách hàng nào cũng cần thương lượng lãi suất khi phát sinh giao dịch. Tuy
nhiên hiện nay mức độ cạnh trong ngành ngân hàng rất cao, có một số đối tượng (đa phần là các khách hàng lớn) cần linh động đưa ra mức lãi suất ưu đãi thì mới có thể kéo về được. Đặc biệt, những chi nhánh ở địa bàn mà mức độ cạnh tranh của các NHTM cao, nếu không đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh thì chi nhánh rất khó có thể duy trì hay gia tăng khách hàng, cũng như doanh số huy động và cho vay. Có những chi nhánh ở địa bàn mà thị phần của ngân hàng thấp thì mức lãi suất có tính cạnh tranh chính là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần và tăng doanh số ngân hàng. Với mức lãi suất công bố áp dụng chung toàn hệ thống như hiện nay thì thuận lợi cho Hội sở trong việc quản lý và tính toán lãi suất điều chuyển vốn, nhưng đối với các chi nhánh thì không linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Mức độ hiểu biết về cơ chế quản lý vốn FTP của nhân viên ở chi nhánh chưa cao
Mặc dù trong quá trình triển khai và thực hiện áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, ngân hàng đã triển khai những lớp tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên tại Hội sở cũng như tất cả nhân viên tại các chi nhánh. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết và quan tâm về cơ chế quản lý vốn mới của nhân viên chưa cao. Thực tế tại chi nhánh các nghiệp vụ liên quan đến cơ chế điều chuyển vốn tập trung khá đơn giản và đã được sự hỗ trợ của phần mềm Korebank. Và đa số nhân viên chỉ thực hiện theo hướng dẫn và cách xử lý tình huống mẫu đã có chứ không hiểu rõ bản chất của cơ chế quản lý vốn mới nên chỉ cần có một sự khác biệt hoặc thay đổi nhỏ là có thể làm tăng thời gian xử lý công việc một cách không cần thiết. Với cách xử lý nghiệp vụ trên phần mềm chưa vững như chọn Code lãi suất cho từng chương trình và chu kỳ thay đổi lãi suất cũng kéo dài thời gian xử lý công việc thay vì tập trung cho những công việc khác quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho chi nhánh.
Bản thân các nhân viên cũng không tự tìm tòi, học hỏi để nắm rõ bản chất nghiệp vụ. Thậm chí có một số nhân viên còn ấp úng trả lời khi được hỏi về có chế quản lý vốn ngân hàng bạn đang áp dung là cơ chế gì? Hay cũng đơn giản chỉ biết đó là cơ chế FTP chứ chưa biết FTP vận hành như thế nào. Hầu hết nhân viên bán
hàng tại chi nhánh chỉ dựa vào bảng lãi suất công bố và thực hiện tư vấn giao dịch khách hàng, không biết được khi mình thực hiện huy động hay cho vay món tiền đó, lợi nhuận thu lại đóng góp cho ngân hàng bao nhiêu.
Nhân viên tại các chi nhánh có nhiệm vụ hạch toán mỗi nghiệp vụ huy động và cho vay của chi nhánh đối với khách hàng đồng thời với những bút toán đối ứng với Hội sở. Tuy nhiên, do nhiều nhân viên chưa nắm vững cách thực hiện nên trong quá trình xử lý trên phần mềm cũng có nhiều sai sót ví như liên quan đến chọn mã Code lãi suất của sản phẩm. Trong một số trường hợp, do không hiểu rõ bản chất nghiệp vụ, một số cán bộ nhân viên xử lý vấn đề xảy ra có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh. Ví dụ như trường hợp chi nhánh mở Back value tiền gửi có kỳ hạn (mở sổ tiết kiệm với ngày giá trị là ngày trước đó. Ví dụ: Ngày 10/4/2014 mở sổ tiết kiệm nhưng ngày giá trị của sổ bắt đầu từ ngày 5/4/2014). Vì một số nguyên nhân chủ quan, khách quan như trường hợp khách hàng quên ngày đến hạn sổ tiết kiệm, nhân viên ngân hàng cũng không theo dõi nhắc nhở khách hàng. Một số khách hàng khó không chịu tái tục kỳ hạn cũ, chương trình cũ mà yêu cầu mở lại kỳ hạn khác, hoặc tham gia chương trình khuyến mãi nhưng không chịu lãi không kỳ hạn bất cứ ngày nào… Trường hợp này, Hội sở không giải quyết trả lãi lùi ngày cho chi nhánh mà căn cứ vào thực tế phát sinh nghiệp vụ để hạch toán. Giá mua vốn đựơc tính từ ngày phát sinh giao dịch. Như vậy chi nhánh phải chịu lỗ một khoản để giữ chân khách hàng.
Lợi nhuận từ lãi của chi nhánh giảm trong trường hợp mức lệch huy động và cho vay không cao
Đối với những chi nhánh có mức huy động và cho vay chênh lệch ít thì mức margin lãi đối với trường hợp chi nhánh tự cân đối vốn cao hơn mức margin lãi mua bán vốn với Hội sở. Trường hợp này tuy gặp nhiều rủi ro hơn nhưng chi nhánh thu được mức lợi nhuận cao hơn. Lãi suất mua vốn và bán vốn của Hội sở đối với các chi nhánh luôn luôn có sự chênh lệch bán lớn hơn mua. Như vậy đối với những chi nhánh có số dư huy động và số dư cho vay không chênh lệch nhiều thì sẽ thu mức lợi nhuận thấp hơn so với cơ chế vốn Netting (tự cân đối vốn).
Ví dụ minh hoạ: Giả định chi nhánh A có số dư huy động và cho vay cân bằng nhau, không có chi phí Dự trữ bắt buộc, thanh khoản.
ĐVT: tỷ đồng Chi nhánh A Hội sở Huy động vốn 3,000 FTP MV BQ 6.3% Cho vay 3,000 LSHĐBQ 5.2% FTP BV BQ 7.2% LSCVBQ 8.5%
Lợi nhuận chi nhánh theo cơ chế Netting=3000*(8.5% - 5.2%)= 99 tỷ đồng.
Lợi nhuận chi nhánh theo cơ chế FTP=3000*(6.3%-5.2%) +3000*(8.5%-7.2%)= 72 tỷ đồng.
Như vậy nếu chi nhánh cân bằng được nguồn vốn và cho vay thì áp dụng cơ chế FTP sẽ bị giảm lợi nhuận so với cơ chế Netting.
2.2.3.2. Hạn chế của toàn hệ thống
Phần mềm Korebank chưa hoàn chỉnh các phân hệ
Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì phải có sự hỗ trợ của phần mềm Korebank. Tận dụng chương trình sử dụng trước đây (giai đoạn 2012-2013), khối Công nghệ thông tin đã cài đặt các phân hệ liên quan đến công tác điều chuyển vốn nội bộ để thuận tiện cho nhân viên chi nhánh trong quá trình hạch toán nghiệp vụ và báo cáo. Nhân viên chỉ cần hạch toán đúng tài khoản và chọn đúng Code lãi suất thì sẽ hoàn thành được bút toán và giao dịch điều chuyển vốn với Hội sở sẽ được thực hiện tự động dựa trên bút toán đó. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn chuyển đổi lại chương trình FTP có những phân hệ chưa hoàn chỉnh và chưa truy cập được để phục vụ cho nhu cầu theo dõi của chi nhánh. Ngoài ra, từng chương trình không có mã sản phẩm riêng nên chưa xem được lợi nhuận của chi nhánh từ điều chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm, từng khách hàng để chi nhánh biết được sản phẩm nào, đối tượng khách hàng nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh mình để có những biện pháp kịp thời hướng đến đối tượng khách hàng đó và đối với nhóm sản
phẩm có lợi nhuận cao thì mở rộng tiếp thị thêm sản phẩm đó cho khách hàng. Hội sở cũng cần căn cứ vào thống kê lợi nhuận của từng sản phẩm và khách hàng để quyết định có duy trì một chương trình sản phẩm hay không. Hay những trường hợp phát sinh liên quan đến trình giảm/ miễn phí dịch vụ hay mua quà chăm sóc khách hàng, thu nhập khách hàng mang lại cho Eximbank chính là cơ sở để tờ trình được cấp lãnh đạo phê duyệt. Vì vậy, nếu chương trình Korebank không hỗ trợ thì nhân viên lập tờ trình sẽ tốn khá nhiều thời gian để thực hiện.
Có những chương trình Hội sở đã ban hành, tuy nhiên vẫn chưa cập nhật thông tin về chương trình trên phần mềm hệ thống dẫn đến khi chi nhánh áp dụng chương trình thì không chọn được Code lãi suất trên Korebank để có thể giải ngân hoặc huy động vốn phục vụ nhu cầu của khách hàng, gây chậm trễ cho khách hàng và ngân hàng. Một số chương trình giải ngân trong hợp đồng tín dụng thì quy định chu kỳ thay đổi lãi suất 1 tháng/ lần hay 3 tháng/ lần nhưng khi giải ngân, hệ thống Korebank luôn mặc định lãi suất cố định trong 1 năm đầu. Như vậy đòi hỏi nhân viên quản lý khoản vay đó phải theo dõi thường xuyên và điều chỉnh thủ công mức lãi suất đúng cho khách hàng, gây lãng phí thời gian và dễ dẫn đến sai sót trong khi tác nghiệp.
Mặt khác, do chuyển đổi nhiều lần trong chính sách quản lý vốn nhưng chỉ dùng chung một phần mền Korebank. Mặc dù khối công nghệ thông tin cài đặt, chỉnh sửa lại cho phù hợp nhưng vẫn còn xảy ra sai sót về phần thu trả lãi giữa Hội sở và các chi nhánh.
Chương trình sản phẩm chưa phong phú đa dạng
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chương trình sản phẩm của các ngân hàng càng đa dạng, phong phú và chi tiết thì càng dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Với việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì chi nhánh không còn tự quyết định mức lãi suất với khách hàng và phải tính toán huy động và cho vay bao nhiêu thì sẽ cân đối được nguồn vốn tại chi nhánh. Chi nhánh bây giờ như đại lý của ngân hàng, huy động và cho vay càng nhiều thì càng mang lại nhiều lợi nhuận.
Nhưng nhìn chung các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay chưa phong phú về mức lãi suất và đối tượng khách hàng để chi nhánh có thể tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng và mở rộng thị phần. Các chương trình sản phẩm huy động và cho vay của Eximbank hiện nay chủ yếu là các sản phẩm truyền thống như huy động tiền gửi không kỳ hạn, huy động tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn thông thường; hay cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu… Một số chương trình khuyến mãi của Eximbank chủ yếu là quay số trúng thưởng và nhận quà tặng. Hầu hết các sản phẩm đều dành chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, tất cả các chi nhánh và có nhiều nét tương đồng với sản phẩm của các ngân hàng khác. Chương trình sản phẩm đưa ra chưa thấy có sự phân khúc theo đối tượng khách hàng, phân khúc theo thị trường. Ví dụ như đối với những khách hàng VIP chưa có những chương trình khuyến mãi riêng để thể hiện sự quan tâm cũng như sự khác biệt giữa khách hàng VIP và khách hàng vãng lai. Hay ở một số vùng miền có những đặc trưng riêng như phát triển trồng cây cà phê, hạt điều cũng không có những chương trình ưu đãi dành cho các đối tượng này… Điều này gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng để tăng doanh số huy động, cho vay. Vì vậy, các chi nhánh khó có thể phát huy hết thế mạnh vùng miền và khai thác tối đa từng đối tượng khách hàng.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam về lịch sử ra đời, hình thành và phát triển; tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2012-2014.
Trên cơ sở thực trạng ứng dụng các cơ chế quản lý vốn tại ngân hàng Eximbank từ năm 2012 đến nay, luận văn đã đánh giá được những hiệu quả mang lại của cơ chế quản lý vốn FTP tại ngân hàng Eximbank. Đồng thời cũng tìm ra những hạn chế còn tồn tại của cơ chế này. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn FTP tại Ngân hàng Eximbank trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
3.1.1. Chiến lược kinh doanh năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Chiến lược phát triển tổng thể của Eximbank đến năm 2020 là thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên các lĩnh vực chủ yếu của hoạt động ngân hàng (ngân hàng bán lẻ; ngân hàng đầu tư; ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu) và dịch vụ tài chính.
Chiến lược khác biệt hóa được thể hiện bằng sự khác biệt của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.
Mục tiêu phát triển của Eximbank là
Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 03 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Tiếp tục phát huy thế mạnh là một ngân hàng có nền tảng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắp cả nước, đồng thời đẩy mạnh phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là phục vụ cho khách hàng cá nhân.
Đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong hoạt động của ngân hàng.
3.1.2. Định huớng phát triển năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Eximbank đã xây dựng các chương trình phát triển năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực:
Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của NHNN tại từng thời kỳ. Cụ thể:
Nhanh chóng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với các thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam.
Chú trọng việc cho vay, tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Xây dựng hệ thống cảnh báo và quản lý rủi ro hữu hiệu theo chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu.
Nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chính trên lĩnh vực cho vay, bảo lãnh, hạn chế mức tối đa việc gây phiền hà cho khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế nhằm tăng thị phần của Eximbank, thay đổi cơ cấu huy động vốn, trong đó tăng tỷ trọng huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp, các nguồn vốn có kỳ hạn dài, vốn ủy thác trong và ngoài nước. Nhanh chóng phát triển kênh huy động từ